THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN
2.1.5.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán và chức năng, nhiệm vụ của kế toán
Hạch toán kế toán là công cụ quan trọng phục vụ cho công tác quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty cũng như của nền kinh tế quốc dân. Do đó tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý có vai trò rất quan trọng đối với công ty. Nhận thức được điều này công ty đã rất chú trọng đến công tác kế toán. Căn cứ
Kế toán trưởng Giám đốc
vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh và đảm bảo bộ máy gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả công ty đã tổ chức bộ máy kế toán chỉ có kế toán trưởng.
Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc trong công tác kế toán của công ty.
-Tham mưu cho Giám đốc trong mọi hoạt động kinh tế của công ty, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi lãng phí trong kinh doanh.
-Là người trực tiếp làm các công việc hạch toán kế toán ở công ty. Bao gồm: hạch toán hoạt động mua hàng, bán hàng; thu, chi tiền tệ; hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải tính vào chi phí và các khoản phải trả công nhân viên. Cuối mỗi tháng, mỗi quý, mỗi năm kế toán trưởng tổng hợp số liệu kế toán để lập báo cáo tài chính.
-Là người kiểm tra tình hình tài chính hiện có tại công ty về: vốn, tài sản cố định, việc huy động và sử dụng vốn, tài sản cố định.
-Kế toán trưởng có trách nhiệm tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả, khai thác các khả năng tiềm tàng của tài sản, cung cấp các thông tin về tài chính theo từng thời điểm một cách chính xác, kịp thời và toàn diện để Giám đốc có thể đề ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.
2.1.5.2.Chế độ kế toán, các phương pháp kế toán công ty áp dụng
Hiện nay công ty cổ phần sản xuất-thương mại và dịch vụ tổng hợp Long Khánh đang áp dụng chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo mô hình kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Kỳ kế toán: doanh nghiệp áp dụng kỳ kế toán theo quý. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Cuối mỗi niên độ kế toán, giám đốc và kế toán trưởng tổ chức kiểm tra công tác kế toán, kiểm tra việc ghi chép sổ kế toán, tổ chức chỉ đạo công tác kế toán trong công ty và tiến hành đối chiếu số liệu giữa các chứng từ kế toán đồng thời tổ chức lập và phân tích báo cáo tài chính.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nhằm theo dõi tình hình biến động của hàng hóa, số lượng hiện có cuối kỳ.
Phương pháp tính thuế GTGT: Doanh nghiệp đang áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Đơn vị tiền tệ sử dụng tại công ty là đồng Việt Nam.
Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung để ghi chép tất cả các hoạt động kinh tế tài chính theo thứ tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản, sau đó sử dụng số liệu ở Nhật ký chung để ghi vào sổ cái các tài khoản riêng. Nhật ký chung là hình thức kế toán đơn giản số lượng sổ sách gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái và các Sổ, thẻ kế toán chi tiết cần thiết. Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào Sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi vào Sổ Cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Chứng từ kế toán
Sổ Nhật ký đặc biệt SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi tiết
SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung:
Ghi chú:
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo cái tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký
Trường hợp đơn vị mởi các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
(2)Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.