AN TOÀN LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Thiết kế phân xưởng nấu và kết tinh đường với năng suất 1200 tấn mía trên ngày (Trang 102 - 106)

1. An toàn lao động

An toàn lao động là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu trong tất cả các ngành công nghiệp, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe tính mạng và tài sản của con người, ảnh hưởng đến tiến trình sản xuất.

1.1.Những nguyên nhân gây mất an toàn lao động

- Do tình hình máy móc, thiết bị, chất lượng các đường ống dẫn… trong quá trình chế tạo có khuyết tật, không đảm bảo về chất lượng với yêu cầu kỹ thuật, do quá trình thiết kế, lắp đặt không hợp lý dẫn đến sự cố bất ngờ trong sản xuất làm ảnh hưởng sản xuất, thiệt hại đến vận hành, tài sản nhà máy.

- Do thiếu hoặc không có hoặc hỏng các bộ phận rào, che chắn, bảo hiểm. Vì vậy trong nhà máy, mọi thiết bị đều có khả năng gây tai nạn lao động. Vì vậy phải cách ly vùng nguy hiểm với người lao động.

- Do điều kiện làm việc không được cải thiện, vị trí làm việc không hợp lí, thiếu những điều kiện ổn định trong quá trình làm việc.

91

- Do trình độ kỹ thuật của người lao động. Ý thức về tổ chức chấp hành kỹ thuật lao động. Gây sai sót trong vận hành.

- Thiếu thốn phương tiện và dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết.

- Do sự liên hệ thiếu chặt chẽ giữa các đơn vị, các bộ phận liên quan trong nhà máy.

1.2.Những biện pháp đảm bảo an toàn lao động

Việc đảm bảo an toàn sẽ làm giảm thiệt hại về người và của nhà máy. Để đảm bảo an toàn trong phân xưởng, ngoài việc xây dựng các công trình trong phân xưởng phải theo đúng chỉ tiêu an toàn thì trong quá trình vận hành, sử dụng thiết bị phải thực hiện đúng các nội quy quy định tại nhà máy:

- Trong nhà máy phải có các quy trình vận hành cho từng phân xưởng.

- Bố trí lắp đặt thiết bị phù hợp với sản xuất.

- Các thiết bị nồi hơi, bình chứa khí nén phải lắp đặt các phương tiện an toàn, đồng hồ đo áp lực.

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn lao động, toàn bộ công nhân viên phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định sau:

- Tất cả những công nhân điều khiển máy móc thiết bị phải qua các lớp đào tạo và có chứng nhận tay nghề. Trước khi làm việc chính thức phải có một thời gian làm quen với máy, nắm vững về an toàn máy và cách vận hành.

- Những công nhân về điện phải thường xuyên theo dõi kiểm tra để phát hiện kịp thời những sự cố xảy ra. Khi thấy mất an toàn thì phải tiến hành dừng máy ngay và báo cho bộ phận có liên quan để xử lý.

- Tất cả các thiết bị máy móc khi thiếu các thiết bị bảo vệ cần thiết thì không được đưa vào vận hành.

- Trong quá trình máy đang hoạt dộng, nếu cần sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết thì phải dừng máy hoàn toàn, treo bảng “cấm đóng điện” mới tiến hành sửa chữa.

- Phải trang bị các thiết bị phòng cháy, chữa cháy. tổ chức huấn luyện công nhân về an toàn chữa cháy và phương pháp phòng hộ khi có đám cháy xảy ra.

92

- Tất cả các thiết bị chịu áp lực, trước khi sử dụng phải kiểm tra kỹ và đăng kí với cơ quan phụ trách địa phương, khi được phép mới sử dụng.

- Những công nhân làm việc tại nhà máy được kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh nghề nghiệp và có chế độ bồi dưỡng cho công nhân.

2. Qúa trình vận hành an toàn trong phân xưởng

2.1. Qúa trình vận hành an toàn nấu đường

- Trước khi hút nguyên liệu vào nấu, bên trong nồi hấp phải được vệ sinh sạch sẽ.

- Khóa van đóng của nồi nấu và mở van hút chân không khống chế 150 mmHg, chờ đến khi nào siro hoặc mật ngập mặt sàn nồi nấu mới tăng độ chân không lên tối đa.

- Khi độ chân không ổn định mới được mở hơi để nấu.

- Trong khi nấu phải chú ý kiểm tra nhiệt độ hơi đốt không quá 1200C.

- Khi nồi nấu bị giảm hoặc mất độ chân không phải nhanh chóng khóa van cấp hơi lại, chờ độ chân không được khôi phục như cũ mới được cấp hơi trở lại.

- Trước khi xả đường phải khóa van cấp hơi chính vào trước 5 phút mới được xả chân không trong nồi, khi độ chân không không còn mới được mở van xả đường.

- Không được xả hai nồi nấu đường trong cùng một lúc gây mất cân bằng cấp hơi trong dây chuyền và không đảm bảo an toàn.

- Không xông nồi, dùng hơi nước để cạo đường trên mặt sàn vì trong các ống thu nhiệt tan hết, sau đó dùng nước nóng để rửa.

- Sau khi rửa nồi bằng nước nóng, khóa van đáy của nồi nấu và mở van cấp nguyên liệu và tiếp tục nấu. Lúc này bên trong buồng bốc hơi của nồi nấu còn nóng lên, khống chế chế độ chân không thật thấp khoảng 150 mmHg, chờ cho nguyên liệu ngập mặt sàn nồi mới được tăng cao độ chân không.

- Phải thường xuyên theo dõi diễn biến của nồi nấu đường, khi phát hiện thấy hiện tượng khác thường, phải báo cho điều độ sản xuất để giải quyết.

2.2. An toàn lao động trong phòng hóa nghiệm

Vấn đề an toàn trong phòng thí nghiệm phải đặc biệt coi trọng. Các điểm chính để tránh tai nạn lao động:

93

- Cẩn thận khi tiến hành thí nghiệm, không được sử dụng những máy móc dụng cụ mà chưa biết cách sử dụng. Phải biết rõ các tính chất của hóa chất để tránh tai nạn đáng tiếc.

- Tất cả các chai lọ đựng hóa chất phải có nhãn, khi dùng hóa chất phải đọc kỹ nhẫn hiệu, dùng xong phải để lại chỗ cũ. Hóa chất lấy ra chưa dùng phải ghi lại để tránh nhầm lẫn.

- Khi hút hóa chất bằng pipet phải lắp thêm đoạn ống cao su, chú ý không hút không để hóa chất vào miệng.

- Khi sử dụng acid, bazơ phải tuân theo quy tắc sử dụng những hóa chất này.

- Khi trong phòng thí nghiệm gặp tai nạn cần cấp cứu ngay.

2.3. Qúa trình vận hành an toàn máy ly tâm

Trước khi ly tâm cần làm tốt các công tác chuẩn bị sau đây:

- Kiểm tra các thiết bị của máy, bộ phận chuyển động có bình thường không, dầu bôi trơn có đầy đủ không, đường ống hơi, ống rửa có bị tắc không. Kiểm tra xem máy ly tâm có vật chướng ngại gì không, lưới sàng có bị rách không. Dùng tay xoay trước vài vòng mâm quay, sau đó chạy không tải đồng thời mở nước nóng và hơi phun rửa sạch lưới sàn của mâm quay rồi hãm xem có bình thường không.

- Không được vận hành 2 máy ly tâm cùng 1 lúc, không được dỡ đường cùng lúc 2 máy, tránh quá tải điện cũng như quá tải sàn gằng tải đường.

- Khi máy ly tâm vận hành cấm đưa đầu hay bất cứ vật gì vào mâm quay, để tránh sự cố và tai nạn cho người.

- Không dùng xẻng gỗ hay bất cứ vật cứng nào khác để hãm máy, nếu giữa chừng cần giảm tốc, dừng máy thì phải ngắt điện và dùng phanh để hãm máy.

- Cấm để dụng cụ, vải lau, đồ nghề trên máy đang quay, phòng rơi vào trong mâm gây nên sự cố.

- Cấm không được sửa chữa lớn nhỏ khi máy đang vận hành.

- Khi kiểm tra sửa chữa, vệ sinh thiết bị phải treo biển an toàn ở công tắc, cầu dao và van hơi rồi mới làm việc.

94

PHẦN IX: KIỂM TRA SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu Thiết kế phân xưởng nấu và kết tinh đường với năng suất 1200 tấn mía trên ngày (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)