Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn

Một phần của tài liệu Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư (Trang 29 - 33)

5. Tổng quan nghiên cứu

3.2 Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn

đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển toàn xã hội và tăng trưởng kinh tế đất nước

Trong thời kỳ 1991 -1995 tỷ trọng đầu tư nước ngoài trong đầu tư xã hội chiếm 30%, là mức cao nhất cho đến nay. Giai đoạn 1996 – 2000 chiếm 23,4%. Giai đoạn 2001

24 – 2005 và hai năm 2006 – 2007 chiếm khoảng 16,7%. Có thể lý giải điều này do sự lớn mạnh của khu vực đầu tư tư nhân trong nước kể từ Quốc hội ban hành Luật Doanh nghiệp (năm 1999 và năm 2005). Cụ thể là:

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã tăng lên đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO.

Biểu đồ 2.1: Vốn đăng ký FDI vào Việt Nam 2010-2013

Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) khi đổ vào Việt Nam sẽ trực tiếp làm tăng lượng vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường vốn trong nước như một phép cộng đương nhiên vào tổng số dòng vốn này. Hơn nữa, khi vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài gia tăng sẽ làm phát sinh hệ quả tích cực gia tăng dây chuyền đến dòng vốn đầu tư gián tiếp trong nước. Nói cách khác, các nhà đầu tư trong nước sẽ “nhìn gương” các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài và tăng động lực bỏ vốn đầu tư gián tiếp của mình, kết quả tổng đầu tư gián tiếp xã hội sẽ tăng lên.

Tổng giá trị tài sản của dòng vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến thời điểm 2011 là hơn 7 tỷ USD. Các tổ chức lớn cũng liên tục rót tiền vào Việt Nam, Một số thương vụ rót vốn điển hính : Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) đầu

25 tư 182 triệu USD để mua 10% vốn của Vietinbank, Diageo – Tập đoàn kinh doanh đồ ăn thức uống bỏ hàng chục triệu USD để mua cổ phần của Halico, Fortis (Ấn Độ) chi 64 triệu USD mua 65% cổ phần của tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ.

Đối với Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): kể từ khi gia nhập APEC (1998) đến nay, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các thành viên APEC có sự tăng trưởng vượt bậc. APEC hiện là khu vực có sô lượng ODA vào Việt Nam lớn nhất, đầu tư nước ngoài lớn nhất (62,7% tổng số vốn đầu tư nước ngoài). Tính từ năm 1998 đến tháng 7/2005 có 5354 dự án, với tổng số vốn 35,3 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu vào APEC của Việt Nam và kim ngạch nhập khẩu của APEC vào Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Về thu hút khách du lịch, trong tổng số 2,9 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam năm 2005 có 2,2 triệu lượt khách đến từ các nền kinh tế APEC, chiếm 75%.

3.3 Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 1996 – 2000 cao hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP từ 23,79% vào năm 1991 lên 40% năm 2004. Đến nay, đầu tư nước ngoài đã góp phần giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa rút ngắn.

26

Biểu đồ 3.1 Cơ cấu quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2013

Năm 2006, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 35% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Đặc biệt ở một số địa phương (Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc…) tỷ lệ này đạt đến 65-70%. Đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp như dầu khí, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, da giày, dệt may… Trong nông-lâm-ngư nghiệp, đầu tư nước ngoài đã tạo ra một số sản phẩm mới có hàm lượng kỹ thuật cao và các cây, con giống mới . Lĩnh vực cây ăn quả nổi bật có các giống cam mật không hạt, giống thanh long ruột đỏ Long Định, giống thanh long ruột tím hồng Long Định, giống bưởi đường lá cam ít hạt Long Định, giống cam sành không hạt Long Định, giống dứa cayen Long Định. Đến hết năm 2013, công nghiệp - xây dựng là khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong thu hút đầu tư nước ngoài, đã thu hút được 135,83 tỷ USD, chiếm 59,02% tống vốn đăng ký. Và tiếp đó, 7/2014, Nhật Bản cũng đang quan tâm đến các dự án nhiệt điện tại Việt Nam theo hình thức BOT. Đó là dự án: Điện đốt than BOT Nghi Sơn II tại tỉnh Thanh Hóa (quy mô 1.200MW, dự kiến vận hành vào năm 2018 – 20190); điện đốt than BOT Vũng Áng II tại Hà Tĩnh (công suất 1.200MW, dự kiến vận hành 2019 – 2020) và điện đốt than BOT Vân Phòng I tại tỉnh Khánh Hòa (công suất 1.320MW, thời gian vận hành dự kiến vào năm 2010). Như vậy, đối với Việt Nam FDI đầu tư vào công nghiệp đã góp phần hình thành một số ngành mũi nhọn, thúc đẩy mở rộng sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại.

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã kích thích lĩnh vực dịch vụ Việt Nam nâng cao chất lượng và phát triển nhanh hơn, nhất là trong các ngành viễn thông, du lịch, kinh doanh bất động sản, giao thông vận tải tài chính, ngân hàng… Ngành dịch vụ thu hút được 90,96 tỷ USD, chiếm 39,52% tổng vốn FDI đăng ký, trong đó đứng đầu là kinh doanh bất động sản chiếm 53,77%; tiếp đến là các ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống 11,86%; sản xuất phân phối điện, khí, nước 10,52%; thông tin và truyền thông 4,41%.

27 Ngành tài chính, ngân hàng bảo hiểm vẫn chiếm tỷ trọng thấp (1,46%) trong tổng vốn FDI đầu tư vào các ngành dịch vụ.

Một phần của tài liệu Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)