Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ

Một phần của tài liệu Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư (Trang 36)

5. Tổng quan nghiên cứu

3.7Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ

động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới của Việt Nam

Đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng và tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hoá và đa dạng hoá, thúc đẩy Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy mạnh tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư. Đến nay, Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO. Đồng thời, đã ký kết 51 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, trong đó có Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA), Hiệp định tự do hoá, khuyến khích và bảo hộ đầu tư với

31 Nhật Bản. Thông qua tiếng nói và sự ủng hộ của các nhà đầu tư nước ngoài, hình ảnh và vị thế của Việt Nam không ngừng được cải thiện.

32

CHƯƠNG 4: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ THU HÚT VÀ PHÁT HUY TÍNH TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI

NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ

4.1 Đối với nước tiếp nhận đầu tư 4.1.1 Về phía nhà nước

Mở rộng hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài:

- Công ty cổ phần trong nước có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là loại hình công ty phổ biến trên thế giới. So với công ty trách nhiệm hữu hạn, loại hình này có nhiều lợi thế về huy động vốn và giảm rủi ro. Do đó, các nước nên áp dụng loại hình này để thu hút đầu tư nước ngoài.

- Cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhà nước nên có những quy định cụ thể về loại hình này nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mua cổ phần, nộp tỉ lệ góp vốn.

- Nhà đầu tư tự do lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với các yêu cầu của mình.

Thực hiện các công tác kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

-Các cơ quan thực hiện quản lý đầu tư phải hướng dẫn giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn.

-Giải quyết nhanh chống khi doang nghiệp có sai phạm.

Liên tục đổi mới chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài:

- Đối với các nước đang phát triển, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho mục tiêu trở thành một nước công nghiệp trong tương lai là một nguồn lực hết sức quan trọng. Quá trình về hoàn thiện chính sách đất đai, chính sách thị trường và tiêu thụ

33 sản phẩm phải đặt trong mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài một cách hiệu quả và các chính sách này phải được đặt trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau một cách thống nhất.

Chính sách thuế và ưu đãi tài chính

- Chính sách thuế và những ưu đãi tài chính gắn với hoạt động đầu tư nước ngoài là một yếu tố chủ yếu cấu thành tính hấp dẫn của môi trường đầu tư quốc tế. Do vậy, những việc cần thực hiện:

- Thực hiện tốt luật thuế VAT và thuế thu nhập công ty.

- Tăng cường các biện pháp ưu đãi tài chính cho các nhà đầu tư thông qua hệ thống giá cả áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp trong nước thống nhất như giá điện nước, giá cước vận tải,…

- Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của các biện pháp ưu đãi tài chính như giải quyết nhanh vấn đề thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài, việc chuyển lợi nhuận về nước thuận tiện, vấn đề góp vốn được dễ dàng đặc biệt là không nên hạn chế hoặc đưa ra các quy định bắt được các nhà đầu tư nước ngoài phải góp vốn bằng tiền mặt khi họ cũng đang gặp khó khăn cho tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ.

Hổ trợ cho các dự án đã được cấp giấy phép đầu tư:

- Hổ trợ bằng ngoại tệ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang gặp khó khăn.

- Chủ động thu hút nhiều hơn nguồn vốn nước ngoài không nhất định phải ấn định tỉ lệ nguồn vốn, tranh thủ mọi nguồn vốn cho phát triển.

- Cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cổ phần hóa để tăng vốn phát triển sản xuất kinh doanh.

- Ban hành chính sách thu phí thống nhất.

4.1.2 Về phía doanh nghiệp

34 - Để thu hút thành công các nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp, trước hết doanh nghiệp phải chứng minh với nhà đầu tư những ưu thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mức lợi nhuận và doanh thu tăng mạnh qua các năm của mình. Những yếu tố này sẽ làm cho nhà đầu tư tin tưởng vào việc đầu tư của mình.

- Hầu hết các nhà đầu tư đều muốn đưa tiền vào các công ty có ưu thế cạnh tranh cao, sản phẩm mang những nét riêng, độc đáo. Vì vậy, để thu hút được nhà đầu tư doanh nghiệp cần chứng minh ưu điểm của sản phẩm bằng cách so sánh sản phẩm của mình với đối thủ cạnh tranh hoặc các sản phẩm thay thế. Doanh thu tăng trưởng mạnh qua các năm sẽ làm nhà đầu tư tin tưởng vào tình hình kinh doanh của công ty, điều đó đồng nghĩa với việc đồng vốn họ đưa ra thu được hiệu quả.

Doanh nghiệp nên lập kế hoạch khả thi về tương lai sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Một kế hoạch phát triển sản phẩm và kinh doanh trong từng giai đoạn chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp, có tính toán. Phân tích khả năng phát triển sản phẩm, dự báo về sản phẩm mới, tìm kiếm những yếu tố tiềm tàng trong sản phẩm, phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh … chính là việc doanh nghiệp nên làm để làm các nhà đầu tư yên tâm vào việc đầu tư của mình.

- Nhà đầu tư quan tâm đến những sản phẩm có thể lôi kéo khách hàng thường xuyên và lâu dài trong tương lai. Điều doanh nghiệp nên làm là chứng tỏ cho các nhà đầu tư thấy rằng doanh nghiệp có thể tăng qui mô thị trường, mở rộng thị phần và tăng trưởng nhanh, liên tục thay đổi mẫu mã sản phẩm để thu hút khách hàng.

- Chú trọng phát triển sản phẩm mới.

- Yếu tố tiềm tàng trong sản phẩm sẽ làm cho sản phẩm của doanh nghiệp trở nên hấp dẫn, khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp nên chứng minh với các nhà đầu tư công ty có những bí quyết công nghệ nổi bật do đó công ty có những sản phẩm khác biệt. Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác định rõ ràng vị thế của mình, từ đó có những biện pháp chiến thắng đối thủ, chiếm ưu thế thị trường.

35

Doanh nghiệp cần một bộ máy hoạt động chuyên nghiệp

- Mức độ chuyên nghiệp trong hoạt động quản lý , sản xuất kinh doanh luôn là tiêu chí hàng đầu của các nàh đầu tư xem xét về doanh nghiệp. Sự chuyên nghiệp đó được thề hiện qua việc quản trị của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp, sự quản lý tài chính minh bạch, báo cáo thông tin chính xác, dự toán rõ ràng, đầy đủ. Tóm lại, những việc doanh nghiệp nên làm về bộ máy hoạt động để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài là:

- Có đội ngũ quản trị chuyên nghiệp - Báo cáo tài chính minh bạch - Dự toán rõ ràng, đầy đủ. - Quá trình đàm phán

- Đàm phán là hoạt động cuối cùng, sau khi nhà đầu tư đã khảo sát về doanh nghiệp và quyết định việc đầu tư vào các doanh nghiệp như thế nào? Để thực hiện tốt quá trình đàm phán, doanh nghiệp nên chú ý các hoạt động sau:

- Xác định mục đích trước khi đàm phán: Giúp doanh nghiệp không mắc sai lầm hay bỏ sót những chi tiết quan trọng trong quá trình đàm phán. Để làm tốt điều này, doanh nghiệp cần phải biết các đối tác nước ngoài sẽ cam kết nắm cổ phần trong bao lâu, sẽ mang đến lợi ích gì và sẽ can thiệp tới mức nào trong công ty? Làm rõ những vấn đề xung quanh hợp đồng: Doanh nghiệp cần tránh những xung đột có thể xảy ra hoặc những can thiệp quá mức đã quy định trong hợp đồng.

36

4.2 Đối với Việt Nam

4.2.1 Hệ thống pháp luật và chính sách đầu tư quốc tế của Việt Nam

Năm 1977, Chính phủ Việt Nam đã ban hành “Điều lệ về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”. Do những khó khăn về môi trường kinh tế và chính trị ở nước ta lúc đó nên việc triển khai điều lệ này trên thực tế không có kết quả.

Năm 1987, “Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” đã được Quốc hội thông qua, sau đó được sửa đổi lần thứ nhất vào năm 1990, sửa đổi lần thứ hai vào năm 1992, sửa đổi lần thứ ba vào năm 1993. Năm 1996, Quốc hội thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được hoàn chỉnh qua các lần sửa đổi, và sau đó Chính phủ cùng các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật cụ thể hóa đạo luật quan trọng này. Tháng 6/2000 tiếp tục sửa đổi văn bản Luật đã ban hành năm 1996.

Năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật đầu tư. Luật này thay thế Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài năm 2000 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998. Luật đầu tư thực hiện thống nhất cho các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 1/7/2006.

4.2.2 Định hướng phát triển đầu tư quốc tế của Việt Nam

Định hướng phát triển đầu tư quốc tế của Việt Nam là: tăng nhanh vốn đầu tư phát triển kinh tế, xã hội; xây dựng cơ cấu kinh tế có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh. Hoàn chỉnh một bước cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện đầu tư thích đáng cho các vùng kinh tế trọng điểm; hỗ trợ đầu tư nhiều hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn.

Trong đó, định hướng sử dụng nguồn vốn ODA: tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng tài trợ nhằm hỗ trợ cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu

37 xóa đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực và tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh, bền vững. Bên cạnh đó, mục đích của việc thu hút và sử dụng hiệu quả FDI trong thời gian tới là phải thu hút đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển, các tập đoàn kinh tế lớn, các công ty đa quốc gia lớn mạnh trên thế giới.

4.2.3 Biện pháp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

- Một là, tập trung xây dựng hoàn thiện hệ thống luật pháp và cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đã cam kết, góp phần tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế, cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả các loại thị trường (bất động sản, vốn, dịch vụ, lao động và khoa học-công nghệ). Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh.

- Hai là, cải cách cơ chế quản lý theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp phép, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Tăng cường cơ chế phối hợp quản lý đầu tư nước ngoài giữa Trung ương và địa phương và giữa các Bộ, ngành liên quan. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Chính phủ đã xác định cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính. Để thực hiện nhiệm vụ này, ngày 10/1/2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 (Đề án 30) nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch của thủ tục hành chính; tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; góp phần phòng, chống tham nhũng và lãng phí.

38 - Ba là, tập trung các nguồn lực để đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, cảng biển, dịch vụ viễn thông, cung cấp điện nước… nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư trong quá trình tiến hành các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam… Ban hành các chính sách thích hợp nhằm khuyến khích tư nhân, gồm cả doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tham gia tích cực vào đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng.

- Bốn là, coi trọng và tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp đầu tự nước ngoài nói riêng. Nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả; nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật về sở hữu trí tuệ; tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình hình mới.

- Năm là, tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư phát triển và quy hoạch phát triển ngành, địa phương; triển khai nhanh việc thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm; xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch các cấp, bao gồm cả trong nước lẫn đại hiện ở nước ngoài nhằm tạo sự đồng bộ và phối hợp nâng cao hiệu quả giữa các hoạt động này; kết hợp chặt chẽ các chuyến công tác của lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước với các hoạt động xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch.

39

KẾT LUẬN

Sự hình thành và phát triển của đầu tư là một tất yếu khách quan trong xu thế phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Việc phân tích những tác động tích cực của nó đã giúp chúng ta phần nào hiểu rõ hơn những lợi ích to lớn của nó mang lại cho nền kinh tế thế giới và đặc biệt là nền kinh tế Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên thực tế, đầu tư quốc tế đã đóng một nguồn vốn quan trọng của toàn xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; góp phần nâng cao công nghệ quản lý và chuyển giao công nghệ trên thế giới, mở rộng thị trường và tạo được nhiều việc làm ở các nước tiếp nhận đầu tư. Bên cạnh đó, việc tăng cường thu hút và phát huy tính tích cực của các nguồn đầu tư nước ngoài đã góp phần đem lại bộ mặt mới cho nền kinh tế Việt Nam xét trên mặt tổng thể.

Chúng ta cần nắm bắt, tận dụng những lợi ích trên một cách kịp thời, hiệu quả. Đó là cách tốt nhất để ta rút ngắn khoảng cách giữa ta và các nước đi trước khác.

40

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Bùi Thị Lý (2010), Giáo trình “Quan hệ Kinh tế Quốc tế”, ĐH Ngoại thương;

2. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, PGS.TS Từ Quang Phương (2010), Giáo trình

Một phần của tài liệu Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư (Trang 36)