Tiếp nhận công nghệ mới, kỹ năng – kinh nghiệm quản lý của các nước

Một phần của tài liệu Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư (Trang 26 - 28)

5. Tổng quan nghiên cứu

2.2.5Tiếp nhận công nghệ mới, kỹ năng – kinh nghiệm quản lý của các nước

nghiệp ngoài quốc doanh đạt 15.858 tỉ đồng tăng 7,63%.

2.2.5 Tiếp nhận công nghệ mới, kỹ năng – kinh nghiệm quản lý của các nước ngoài ngoài

Đầu tư nước ngoài là con đường nhanh chóng nhất, hữu hiệu nhất giúp các nước đang phát triển tiếp thu công nghệ tiên tiến và thực hiện công nghiệp hóa đất nước. Khi tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài các nước nhận đầu tư cũng sẽ tiếp cận được các dây chuyền công nghệ, thiết bị cùng với sự hướng dẫn vận hành của chủ đầu tư, và qua đó quá trình công nghiệp hóa ở các nước phát triển chỉ mất vài chục năm thày vì hàng trăm năm như các nước phát triển đã trải qua trước đây.

Chẳng hạn như đầu những năm 60 Hàn Quốc còn kém về lắp ráp xe hơi, nhưng nhờ chuyển nhận công nghệ Mỹ, Nhật, và các nước khác mà năm 1993 họ đã trở thành những nước sản xuất ô tô lớn thứ 7 thế giới.

Theo Bộ thương mại Campuchia, sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, trong năm 2007 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Campuchia đạt trên 3,1 tỷ USD ( tăng 11% so với năm 2006). Và do tận dụng được nhiều lợi thế từ nhập khẩu mà Campuchia đã tiếp cận được các thiết bị máy móc, hàng hóa phục vụ ngành dệt may (với giá trị lên tới trên 1,45 tỷ USD), giúp cho giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Campuchia, với các thị trường chủ chốt là Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đạt trên 2,9 tỷ USD vào năm 2007.

Nhờ cung cấp hệ thông dây chuyền sản xuất ván dăm tại Camphuchia, công ty HBATECO ( Đài Loan) đã giúp cho Wood Khmere - công ty chuyên khai thác gỗ nguyên liệu tại tỉnh Kampong Cham, Thái Lan - không những tiết kiệm được chi phí, thời gian mà còn tận dụng phế liệu gỗ như cành nhánh cây lá từ hoạt động khai thác gỗ của

21 mình, xuất ván dăm nhằm đáp ứng cho thị trường ván nhân tạo trong nước và hướng tới xuất khẩu.

2.2.6 Thúc đẩy hội nhập, phát triển và mở rộng các hình thức kinh tế đối ngoại khác, đặc biệt là thương mại quốc tế

Đầu tư nước ngoài với công nghệ hiện đại, kéo hteo sản phảm có chất lượng cao từ đố đẩy mạnh xuất khẩu, tân dụng được kinh nghiệm tiêu thụ, hệ thống phân phối và uy tín của nước ngoài, cải biến cơ cấu xuất khẩu, tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến, chế tạo, giảm tỷ trọng sản phẩm thô, sơ chế. Ngoài ra, định hướng chiến lược khuyến khích xuất khẩu của nước nhận đầu tư cũng như đóng vai trò quan trọng. Cùng với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu cũng được đẩy mạnh: nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu, công nghệ cho quá trình sản xuất.

Ngoài ra, đầu tư quốc tế còn giúp phát triển các hình thức kinh tế đối ngoại khác như: xuất khẩu sức lao động ( tại chỗ), chuyển giao công nghệ, quan hệ quốc tế về tiền tệ. Ví dụ: Công ty Cenergy Power, một trong những công ty năng lượng hàng đầu tại Mỹ, đã đưa ra kế hoạch sẽ chuyển giao công nghệ năng lượng mặt trời vào Việt Nam, nâng cao năng lực và nguồn nhân lực của Việt Nam và đưa Việt Nam trở thành nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN về nguồn lực và các dự án năng lượng mặt trời. Hay Năm 2012, Satake - công ty chuyên sản xuất máy chế biến thực phẩm của Nhật Bản đã thực hiện đơn hàng xây dựng nhà máy xay xát gạo quy mô lớn từ một công ty xuất khẩu gạo của Campuchia. Đồng thời mới đây ngoài việc thông báo sẽ hỗ trợ, chuyển giao công nghệ xay xát và chế biến gạo cho Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS), Việt Nam trên 4 phân đoạn như sấy khô, đánh bóng, phân tích và quản lý chất lượng gạo, tập đoàn Satake còn tăng cường năng lực sản xuất cho nhà máy chế biến gạo ở Thái Lan. Vì châu Á được coi là trung tâm xuất khẩu gạo chủ yếu trên thế giới.

22

Một phần của tài liệu Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư (Trang 26 - 28)