Biện pháp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư (Trang 43 - 47)

5. Tổng quan nghiên cứu

4.2.3 Biện pháp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

- Một là, tập trung xây dựng hoàn thiện hệ thống luật pháp và cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đã cam kết, góp phần tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế, cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả các loại thị trường (bất động sản, vốn, dịch vụ, lao động và khoa học-công nghệ). Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh.

- Hai là, cải cách cơ chế quản lý theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp phép, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Tăng cường cơ chế phối hợp quản lý đầu tư nước ngoài giữa Trung ương và địa phương và giữa các Bộ, ngành liên quan. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý đầu tư nước ngoài.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Chính phủ đã xác định cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính. Để thực hiện nhiệm vụ này, ngày 10/1/2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 (Đề án 30) nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch của thủ tục hành chính; tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; góp phần phòng, chống tham nhũng và lãng phí.

38 - Ba là, tập trung các nguồn lực để đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, cảng biển, dịch vụ viễn thông, cung cấp điện nước… nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư trong quá trình tiến hành các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam… Ban hành các chính sách thích hợp nhằm khuyến khích tư nhân, gồm cả doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tham gia tích cực vào đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng.

- Bốn là, coi trọng và tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp đầu tự nước ngoài nói riêng. Nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả; nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật về sở hữu trí tuệ; tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình hình mới.

- Năm là, tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư phát triển và quy hoạch phát triển ngành, địa phương; triển khai nhanh việc thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm; xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch các cấp, bao gồm cả trong nước lẫn đại hiện ở nước ngoài nhằm tạo sự đồng bộ và phối hợp nâng cao hiệu quả giữa các hoạt động này; kết hợp chặt chẽ các chuyến công tác của lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước với các hoạt động xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch.

39

KẾT LUẬN

Sự hình thành và phát triển của đầu tư là một tất yếu khách quan trong xu thế phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Việc phân tích những tác động tích cực của nó đã giúp chúng ta phần nào hiểu rõ hơn những lợi ích to lớn của nó mang lại cho nền kinh tế thế giới và đặc biệt là nền kinh tế Việt Nam.

Trên thực tế, đầu tư quốc tế đã đóng một nguồn vốn quan trọng của toàn xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; góp phần nâng cao công nghệ quản lý và chuyển giao công nghệ trên thế giới, mở rộng thị trường và tạo được nhiều việc làm ở các nước tiếp nhận đầu tư. Bên cạnh đó, việc tăng cường thu hút và phát huy tính tích cực của các nguồn đầu tư nước ngoài đã góp phần đem lại bộ mặt mới cho nền kinh tế Việt Nam xét trên mặt tổng thể.

Chúng ta cần nắm bắt, tận dụng những lợi ích trên một cách kịp thời, hiệu quả. Đó là cách tốt nhất để ta rút ngắn khoảng cách giữa ta và các nước đi trước khác.

40

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Bùi Thị Lý (2010), Giáo trình “Quan hệ Kinh tế Quốc tế”, ĐH Ngoại thương;

2. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, PGS.TS Từ Quang Phương (2010), Giáo trình

“Kinh tế Đầu tư”, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân;

3. TS. Võ Thanh Thu (2008), “Quan hệ Kinh tế Quốc tế”, NXB Thống kê; 4. Nguyễn Hùng Cường, “Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát

triển kinh tế Việt Nam”, Tiểu luận, ĐH Kinh tế-ĐH Quốc gia Hà Nội;

5. TS. Tô Ánh Dương, “Suy ngẫm về Chiến lược FDI tại Việt Nam”, Viện Kinh tế Việt Nam;

6. “Tính chất hai mặt của chính sách vay nợ và thu hút đầu tư nước ngoài” Bài nghiên cứu của tác giả Ts. Nguyễn Minh Phong, viện Nghiên cứu và Phát triển Hà Nội, năm 2011

7. "Đánh giá thực trạng huy động và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) ở Việt Nam giai đoạn 1993 - 2009" bài nghiên cứu do nhóm các tác giả thuộc ngành Khoa học kinh tế thực hiện, Nhà Kinh tế trẻ - năm 2010.

8. "Đánh giá thực trạng huy động và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) ở Việt Nam giai đoạn 1993 - 2009" bài nghiên cứu do nhóm các tác giả thuộc ngành Khoa học kinh tế thực hiện, Nhà Kinh tế trẻ - năm 2010

9. Kho tài liệu – Ebook, doc.edu.vn, Tiểu luận: “Tác động trực tiếp của đầu tư nước ngoài đối với phát triển kinh tế Việt Nam”.

10. Kho tài liệu – Ebook, doc.edu.vn, Khóa luận: “ ODA đối với quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam”

11. Kho tài liệu – Ebook, doc.edu.vn, Đề tài: “ Đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam”

41 12. Kho tài liệu, luanvan.net.vn, Tiểu luận: “ Tác động của đầu tư trực tiếp nước

ngoài đối với phát triển kinh tế Việt Nam” 13. Tạp chí Tài chính

14. Báo Nhân dân, Báo Vietnamplus

15. Website Tổng cục thuế: www.gdt.gov.vn

Một phần của tài liệu Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)