Nghị lực vượt qua số phận:

Một phần của tài liệu ÔN TN 12 (2011) KTKN (Trang 51 - 53)

+ Xô-cô-lốp chấp nhận cuộc sống sau chiến tranh, tự nhận mình là bố Va-ni-a, sung sướng trong tình cảm cha con, chăm lo cho Va-ni-a từng cái ăn, cái mặc, giấc ngủ.

+ Va-ni-a vô tư và hồn nhiên đón nhận cuộc sống mới trong sự chăm sóc và tình yêu thương của người mà chú bé luôn nghĩ là cha đẻ.

->Tác phẩm đề cao chủ nghĩa nhân đạo cao cả, nghị lực phi thường của người lính và nhân dân Xô viết thời hậu chiến: lòng nhân hậu, vị tha, sự gắn kết giữa những cảnh đời bất hạnh, niềm hi vọng vào tương lai.

Câu 3: Chủ đề:

-Tập trung khám phá số phận con người sau chiến tranh;

- Bộc lộ mối đồng cảm của tác giả trước vô vàn khó khăn, mất mát, đau thương do chiến tranh gây ra mà con người phải vượt qua;

- Thể hiện lòng khâm phục và niềm tin ở tính cách Nga kiên cường, cũng như lòng tin ở cuộc sống bao dung.

Câu 4: Tóm tắt đoạn trích:

Tác phẩm kể về cuộc đời của người lính Hồng quân tên là Xô-cô-lôp. Trước chiến tranh anh có một gia đình hạnh phúc, một vợ và ba con. Chiến tranh bùng nổ, Xô-cô-lôp ra mặt trận, rồi bị thương. Sau đó anh bị bọn pháp xít bắt làm tù binh và bị tra tấn dã man. Cuối cùng anh trốn thoát trở về đơn vị.

Anh được tin vợ anh và hai con gái bị máy bay phát xít Đức giết hại. Anh chỉ còn một niềm hy vọng duy nhất là đứa con trai hiện đang là đại uý pháo binh. Khi chiến tranh gần kết thúc, Xô-cô-lốp cùng Hồng quân tiến vào Beclin, anh hy vọng sẽ gặp con trai. Nhưng nghiệt ngã thay, con trai anh đã hy sinh đúng vào ngày chiến thắng.

Chiến tranh kết thúc, anh giải ngũ đến quê hương của một người bạn sinh sống và làm nghề lái xe tải. Tại đây anh gặp bé Va-ni-a, một chú bé cả cha lẫn mẹ đều chết trong chiến tranh. Anh nhận bé làm con nuôi, trái tim anh đã ấm lại phần nào. Trong đời thường anh gặp phải rủi ro và bị tước bằng lái xe. Nỗi đau mất mát trong chiến tranh vẫn luôn ám ảnh anh. Hai cha con anh, phải thay đổi chỗ ở, đến Ka-sa-rư để tìm cuộc sống mới. Anh luôn giấu mọi nỗi đau để đem lại niềm vui cho Vania.

Câu 5: Ý nghĩa văn bản:

Con người bằng ý chí và nghị lực, lòng nhân ái và niềm tin vào tương lai, cần và có thể vượt qua những mất mát do chiến tranh và bi kịch của số phận.

ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ

(Trích - Hê-ming-uê)

Câu 1: Nét chính về tác giả và tác phẩm tiêu biểu:

- Ơ-nít Hê-minh-uê (1899-1961) sinh tại bang I-li-noi trong một gia đình tri thức. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông đi làm phóng viên. Mười chín tuổi , tham gia

đội lái xe cứu thương của Hội Chữ thập đỏ trong Chiến tranh thế giới thứ I ở chiến trường I-ta-li-a, sau đó bị thương và trở về Hoa Kỳ.

- Ông thất vọng về xã hội đương thời, tự nhận mình thuộc “thế hệ mất mát”, không hòa nhập với cuộc sống đương thời ông đi tìm bình yên trong men rượu và tình yêu. Ông sang Pháp vừa làm báo vừa sáng tác, năm 1926, ông cho ra đời tiểu thuyết

Mặt trời vẫn mọc và trở nên nổi tiếng trên văn đàn.

- Tác phẩm tiêu biểu Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940), Ông già và biển cả... Ông là người khai sinh lối viết kiệm lời, kiệm cảm xúc... người đề ra nguyên lí “tảng băng trôi”. Mục đích của nhà văn là "Viết một áng văn xuôi đơn giả và trung thực về con người". 1954 nhận Giaỉ thưởng Nô-bel văn học.

Câu 2: Nội dung:

- Đề cao sức mạnh của con người – ông lão đánh cá – trong cuộc đấu với con cá kiếm. Cả hai đều dũng cảm, mưu trí, cao thượng nhưng chiến thắng cuối cùng đã thuộc về con người.

- Thể hiện niềm tinh vào nghị lực của con người và niềm tự hào về con người.

Câu 3: Tóm tắt:

Ông già Xanchiagô đánh cá ở vùng nhiệt lưu, nhưng đã lâu không kiếm được con cá nào. Đêm ngủ ông mơ về thời trai trẻ với tiếng sóng gào, hương vị biển, những con tàu, những đàn sư tử. Thả mồi ông đối thoại với chim trời, cá biển .

Thế rồi, một con cá lớn tính khí kì quặc mắc mồi . Đây là một con cá Kiếm to lớn, mà ông hằng mong ước. Sau cuộc vật lộn cực kỳ căng thẳng và nguy hiểm,

Xanchiagô giết được con cá.

Nhưng lúc ông già quay vào bờ, từng đàn cá mập hung dữ đuổi theo rỉa thịt con cá Kiếm . Ông phải đơn độc chiến đấu đến kiệt sức với lũ cá mập. Tuy vậy, ông vẫn nghĩ “không ai cô đơn nơi biển cả” . Khi ông già mệt rả rời quay vào bờ thì con cá Kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương .

Câu 4: Chủ đề:

Thông qua hình ảnh ông lão Xan-ti-a-gô quật cường, người chiến thắn con cá kiếm bằng kĩ năng nghề nghiệp điêu luyện, Huê-minh-huê gởi gắm một thông điệp: trong bất cứ hoàn cảnh nào “con người có thể bị hủy diệt chứ không dễ bị đánh bại”

Câu 5: Em hiểu như thế nào về nguyên lí “Tảng băng trôi”?

Hê-minh-uê lấy hình ảnh tảng băng trôi phần nổi ít, phần chìm nhiều đặt ra yêu cầu đối với tác phẩm văn chương phải tạo ra “ ý tại ngôn ngoại” . Nhà văn không trực tiếp công khai phát ngôn cho ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc tự rút ra phần ẩn ý. một trong những biện pháp chủ yếu thể hiện nguyên lí “Tảng băng trôi” là độc thoại nội tâm kết hợp dùng ẩn dụ, biểu tượng.

Một phần của tài liệu ÔN TN 12 (2011) KTKN (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w