KIẾN THỨC CƠ BẢN: * Ý nghĩa văn bản:

Một phần của tài liệu ÔN TN 12 (2011) KTKN (Trang 25 - 30)

* Ý nghĩa văn bản:

Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca – nhà thơ, nhà cách tân vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỉ XX.

Câu 1: Nét cơ bản về tác giả và tác phẩm?

- Thanh Thảo được công chúng đặc biệt chú ý bởi những bài thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến.

- Thơ Thanh Thảo là sự lên tiếng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Tuy nhiên, ông muốn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở bề sâu nên luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi.

- Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca rút trong tập Khối vuông ru-bic (1985) là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo.

Câu 2: Ý nghĩa tựa đề và lời đề từ? a. Tựa đề “Đàn ghi ta của Lor-ca”

- Đàn ghi ta là niềm tự hào, là một phần hồn của đất nước Tây Ban Nha (nên còn được gọi là Tây Ban cầm).

- Đàn ghi ta gắn bó thân thiết với Lor-ca trên những nẻo đường ca hát và sáng tạo.

-> Đàn ghi ta là biểu tượng cho tình yêu của Lor-ca đối với đất nước Tây Ban Nha, cho con đường nghệ thuật của tác giả, cho khát vọng cao cả mà Lor-ca nguyện phấn đấu suốt đời.

b. Lời đề từ: Đây là di chúc của nhà thơ, khi tiên cảm về cái chết:

- Hãy chôn tôi với cây đàn - phần hồn của đất nước Tây Ban Nha -> tình yêu Tổ quốc nồng nàn.

- Hãy chôn tôi với cây đàn - biểu trưng cho sự nghiệp của Lor-ca -> ước nguyện suốt đời theo đuổi sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật, mong muốn xóa bỏ ảnh hưởng của bản thân để dọn đường cho thế hệ sau vươn tới.

Câu 3: Ý nghĩa tượng trưng qua hệ thống hình ảnh? - Đoạn l:

+ Hình ảnh Lor-ca được giới thiệu bằng những nét chấm phá, phần nào chịu ảnh hưởng của trường phái ấn tượng: nh÷ng tiếng đàn bọt nước - Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt - li-la li-la li-la - đi lang thang về ven biển đơn độc - với vầng trăng chếnh choáng - trên yên ngựa mỏi mòn.

+ Những hình ảnh tương phản vừa giúp ta hình dung về Lor-ca, vừa gợi ta liên tưởng đến khung cảnh của một đấu trường. Nhưng ở đấy không phải đấu trường với cuộc đấu giữa võ sĩ với bò tót mà là một đấu trường đặc biệt với cuộc đấu giữa khát vọng dân chủ của công dân Lor-ca với nền chính trị độc tài, của khát vọng cách tân nghệ thuật trong chàng nghệ sĩ Lor-ca với nền nghệ thuật già nua. Ở đó, nhìn theo góc độ nào cũng vẫn chỉ thấy con người tự do và nhà cách tân nghệ thuật thật mong manh và đơn độc.

- Đoạn 2:

+ Cái chết bất ngờ đến víi Lor-ca. Con người trong sạch và vô tội ấy dù luôn bị ám ảnh về cái chết của chính mình, vẫn không thể nghĩ là nó lại đến sớm thế và đến vào lúc chàng không ngờ nhất.

+ Cảnh Lor-ca bị hành hình với những diễn biến phũ phàng lúc đầu được diễn tả bằng hình ảnh thực: “áo choàng bê bết đỏ”, sau đó, sự kiện thảm khốc ấy tạo những cú

xốc dây chuyền được diễn tả theo lối tượng trưng, liên tục chuyển đổi cảm giác, qua hệ thống những âm thanh vỡ ra thành màu sắc, thành hình khối, thành dòng máu chảy: “tiếng ghi ta nâu”,

tiếng ghi ta lá xanh biết mấy, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng - máu chảy.

- Đoạn 3:

+ Niềm xót thương Ga-xi-a Lor-ca và nỗi xót tiếc những cách tân nghệ thuật của Lor-ca không ai tiếp tục:

“Không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng”

Di chúc “Khi tôi chết, hãy chôn tôi vời cây đàn” của Lor-ca được lấy làm đề từ của bài thơ như một thứ chìa khoá ngầm hướng người đọc hiểu thông điệp thực sự của bài thơ. Di chúc này, trong nhận thức của một người đọc bình thường, hiển nhiên bộc lộ tình yêu say đắm của Lor-ca với nghệ thuật? Không chỉ có vậy, nó còn là tình yêu tha thiết với xứ sở tây-ban-cầm? Nhưng Lor-ca không phải là một nghệ sĩ sinh ra để nói những điều đơn giản. Do đó, di chúc của Lor-ca còn những ý nghĩa sâu xa khác. Nhà thơ cách tân là Lor-cạ biết thi ca mình một ngày nào đó sẽ án ngữ, ngăn cản những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật nên đã dặn lại cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để đi tới. Nhưng vì quá ngưỡng mộ Lor-ca, người ta đã không biết vượt qua Lor-ca

+ Chẳng phải do ngẫu hứng khi Thanh Thảo viết: “không ai chôn cất tiếng đàn - tiếng đàn như cỏ mọc hoang...”-> Câu thơ mở ra nhiều hướng diễn dịch: là nỗi xót thương cái chết của một thiên tài; là nỗi xót tiếc hành trình cách tân dang dở không chỉ với bản thân Lor-ca mà còn với nền văn chương Tây Ban Nha. Bởi lẽ, nhà cách tân Lor-ca đã chết, nghệ thuật vắng thiếu kẻ dẫn đường. Nghệ thuật thành thứ cỏ mọc hoang? Nhưng ý thơ đâu chỉ dừng lại ở đó. Dường như còn có cả nỗi buån của người nghệ sĩ ham tìm tòi cách tân, rốt cuộc không ai thực sự hiểu di chúc của Lor-ca. Nỗi xót đau trước cái chết của Lor-ca và trước sự dang dở của một khát vọng cách tân đọng lại thành những hình ảnh đẹp và buồn được viết theo lối sắp đặt, dựa trên nguyên lí cốt lõi của cấu trúc gián đoạn: giọt nước mắt vầng trăng - long lanh trong đáy giếng,... do đó, tạo lập một hệ hình ảnh trùng phức giao thoa, ánh xạ vào nhau, gợi những suy tư đa chiều...

- Đoạn 4:

+ Cái chết thực sự của một nhà cách tân là khi những khát vọng của anh ta không có ai tiếp tục. Nhưng cái chết đau đớn hơn của một nhà cách tân còn là khi tên tuổi và sáng tạo của anh ta được đem lên bệ thờ và trở thành một bức tường kiên cố cản trở sự cách tân văn chương của những người đến sau.

+ Vậy, nhân danh lòng kính trọng Lor-ca, hãy để cho Lor-ca có được một sự giải thoát thực sự. Thôi đành chấp nhận định mệnh phũ phàng. Đường chỉ tay bé nhỏ, dòng sông rộng mênh mang, hay là phận người thì ngắn ngủi mà thế giới thì vô cùng. Lor-ca đi vào cõi khác với hình ảnh: “Lor-ca bơi sang ngang - trên chiếc ghi ta màu bạc”. + Các hành động ném lá bùa, ném trái tim vào xoáy nước, vào cõi lặng yên đều mang nghĩa tượng trưng cho sự giã từ và giải thoát, chia tay thực sự vời những ràng buộc và hệ luỵ trần gian...

Câu 1: Yếu tố âm nhạc trong bài thơ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 2: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Đàn ghi- ta của Lor- ca của Thanh Thảo: “Tây Ban Nha

Hát nghêu ngao ……….

tiếng ghi- ta ròng ròng máu chảy”

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

(Nguyễn Tuân)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:* Ý nghĩa văn bản: * Ý nghĩa văn bản:

- Giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc;

- Thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó thiết tha của Nguyễn Tuân đối với đất nước và con người Việt Nam.

Câu 1 :Vài nét cơ bản về tác giả và tác phẩm?

- Tùy bút “Sông Đà” được sáng tác năm 1960, gồm 15 tùy bút và một bài thơ phác thảo. Đây là kết quả chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân lên Tây Bắc vào năm 1958.

- Về thể loại tùy bút:

+ Một loại bút ký ghi chép người thật việc thật, không có cốt truyện, đặc biệt in đậm cảm xúc chủ quan của người viết, đậm chất trữ tình.

+ Thể loại giúp Nguyễn Tuân thăng hoa cảm xúc và tư tưởng của mình. - Nội dung:

+ Phong cảnh Tây Bắc vừa uy nghiêm hùng vĩ, vừa thơ mộng trữ tình.

+ Con người Tây Bắc dũng cảm, lao động cần cù => Chất vàng mười.

- Đoạn trích:

+ Xuất xứ: Trích từ tùy bút “Sông Đà” (1960)

+ Nội dung : Vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc qua hình ảnh của Sông Đà hung bạo- trữ tình.Vẻ đẹp của con người lao động Tây Bắc qua hình ảnh của những người lái đò trên sông.

+ Chủ đề: Tác phẩm thể hiện tình cảm yêu mến thiên nhiên, đất nước, con người và cuộc sống mớiở vùng cao Tây Bắc của nhà văn

- Phong cách của Nguyễn Tuân:

+ Cách nhìn và tả cảnh thiên nhiên thật đẹp

(thiên nhiên sông Đà vừa mang một vẻ đẹp dữ dội “như thiên anh hùng ca”, vừa mang vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng…)

+ Cách nhìn và tả con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.

-> Tình yêu thiên nhiên, con người; tâm hồn nhạy cảm, vốn ngôn ngữ cực kỳ phong phú của nhà văn.

- Nghệ thuật viết tùy bút của Nguyễn Tuân thật đặc sắc : + Lối ví von độc đáo, bất ngờ, chính xác.

+ Chi tiết chân thực và hóm hỉnh.

+Cách viết phóng túng, ngôn ngữ điêu luyện.

+ Sự hiểu biết khoa học cặn kẽ, sức tưởng tượng phong phú, cảm xúc sâu lắng. Đặc biệt là lòng yêu thương và tự hào về con người và đất nước.

- Đề từ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Chúng thủy giai đông tẩu Đà giang độc Bắc lưu”

(Mọi con sông đều chảy theo hướng Đông, chỉ có sông Đà theo hướng Bắc)

-> Cách giới thiệu tạo ấn tượng về Sông Đà; đã thâu tóm được cái thần, cái độc đáo của sông Đà và cái thần chữ của Nguyễn Tuân.

Câu 2: Một dòng sông hung bạo – hiểm ác và thơ mộng- trữ tình?

a. Dòng sông hung bạo – hiểm ác:

- Cảnh đá bờ sông dựng vách thành: vách đá chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu ; ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh...trên cái tầng thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.

-> Cảnh tượng hùng vĩ, huyền bí.-> Sử dụng: tổng hợp nhiều giác quan; so sánh, liên tưởng mới mẻ, độc đáo.

- Mặt ghềnh Hát Loóng: nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió ; đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà...

-> Cái dữ dằn của ghềnh sông với sự hợp sức của gió, của sóng, của đá, được diễn đạt: điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, tăng tiến và sự hỗ trợ bởi các thanh trắc.

=> Mối đe doạ thực sự với người lái đò.

- Những cái hút nước giống như cái giếng bê tông: nước ặc ặc ; từ đáy cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải. Những cái hút nước khủng khiếp -> qua: so sánh, nhân hoá, kết hợp tả kể, liên tưởng, tưởng tượng, thủ pháp điện ảnh- > gây cảm giác lạnh người, hãi hùng.

- Sự hung bạo của sông Đà còn thể hiện ở thác nước, nhà văn đã nhân hoá con sông thành một sinh thể dữ dằn, gào thét -> Sông Đà như một bầy thuỷ quái: hung hăng, nham hiểm, bạo ngược, xảo quyệt.

(“ Khi thì “oán trách van xin” , khi thì “ khiêu khích, giọng gằn và chế nhạo”, khi thì “rống lên”, “reo như đun sôi”…)

- Đá trên sông Đà bày thạch trận chặn đánh tiêu diệt con người -> qua trí tưởng tượng phong phú, tài quan sát, sử dụng ngôn từ điêu luyện, nhân hoá hợp lí -> Sông Đà

“thành ra diện mạo và tâm địa của một thứ kẻ thù số một” sẵn sàng dìm chết con thuyền.

=> Khung cảnh sông Đà giống như sa bàn khổng lồ, một trận đồ thiên la địa võng thách đố, khủng bố tinh thần ngêi chiến sỹ làm nghề sông nước.

b.Dòng sông thơ mộng- trữ tình:

- Về hình dáng : Từ trên cao nhìn xuống: “Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình…” -> qua liên tưởng, so sánh: Sông Đà hiện lên như người thiếu nữ Tây Bắc với vẻ đẹp trữ tình trẻ trung và duyên dáng.( so sánh giàu giá trị nhân văn)

- Nhìn ngắm sông Đà từ nhiều thời gian và không gian khác nhau: phát hiện những màu sắc tươi đẹp và đa dạng của dòng sông: Màu nước của dòng sông thay đổi theo mùa:“Mùa xuân, dòng xanh ngọc bích”, “Mùa thu lừ lừ chín đỏ”…

- Hai bên bờ sông :“ lặng tờ”, ‘hoang dại như một bờ tiền sử…”,“ Hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”…

-> Sông Đà thật mỹ lệ và như “một cố nhân…lắm bệnh nhiều chứng” một người tình

nhân chưa quen biết gợi cảm hứng nghệ thuật và cảm xúc: vừa Đường thi lại vừa hiện đại.

* Nghệ thuật:

- Sông Đà được nhìn từ nhiều góc độ: Văn hóa, địa lí, lịch sử, văn học trí tưởng tự- ởng phong phú, khả năng quan sát tinh tường bằng nhiều giác quan; vốn tri thức rộng, sâu của tác giả về nhiều ngành nghề: quân sự, văn học, thể thao…

- Biện pháp: liên tưởng so sánh có sức diễn tả chính xác và sắc sảo, liệt kê, động từ mạnh có giá trị tạo hình cao, sức gợi lớn để xây dựng, khiến Sông Đà như một sinh thể có hồn, có tính cách mụ gì ghẻ chuyên làm mình, làm mẩy với người lái đò.

-> Vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc.

Câu 3 : Phân tích vẻ đẹp hình tượng ông lái đò?

* Về lai lịch: Ông đò già 70 tuổi ; sinh ra và lớn lên ngay bên bờ sông Đà.

Phần lớn cuộc đời ông dành cho nghề lái đò dọc trên sông Đà – một nghề đầy gian khổ và hiểm nguy.

* Về hình dáng: Cái gian nan, khổ cực của nghề lái đò như “ chạm khắc”, làm nên một hình dáng rất đặc biệt của ông lái -> Chỉ một vài nét, Nguyễn Tuân đã tạc nên một bức chân dung của lái đò không chỉ hình dáng bề ngoài mà cả nội tâm, phong thái của một người lao động có tâm hồn . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nhà văn đã tưởng tượng ra một cuộc chiến đấu ác liệt giữa người lái đò sông Đà với “bầy thuỷ quái sông Đà qua từng trùng vi -> Vẻ đẹp của con người lao động Tây Bắc.

+ Thiên nhiên: Lớn lao, dữ dội hiểm độc với trường trường lớp lớp dàn trận bủa vây, có sự hợp sức của nhiều thế lực: sóng, nước, đá, gió...

+ Con người: Nhỏ bé trên một con thuyền đơn độc và vũ khí trên tay chỉ là những cán chèo.

- Trùng vi 1:

+ Sông Đà sóng nước: ùa vào bẻ gãy cán chèo hò la, đá trái, thúc gối vào bụng, hông thuyền, đội thuyền - Bám lấy thắt lưng đòi lật ngửa thuyền Đánh những đòn hiểm bóp lấy hạ bộ người lái đò, 5 cưả : 4 tử, 1 sinh

+ Người lái đò - Nén vết thương, hai chân kẹp vào cuống lái, mặt méo bệch -Vẫn nghe tiếng chỉ huy của người cầm láI -> Ông lái đò bình tĩnh, biết nén đau thương để chiến đấu với những âm mu,thủ đoạn của sóng nước Sông Đà

- Trùng vi 2:

+ Sông Đà dùng chiến thuật : Tăng thêm nhiều cửa tử ,cửa sinh bố trí lệch phía hữu ngạn Dòng thác hùm beo, hồng hộc, Bọn thuỷ quân níu lôi thuyền vào tập đoàn cửa tử. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích

+ Người lái đò: Ông đò nắm chắc binh pháp của thần đá, thần sông,thuộc quy luật phục kích ông ghì cương lái, phóng nhanh vào cửa sinh, lái 1 đường thẳng miết. Đứa thì ông tránh, đứa thì ông đè sấn chặt đôi mở đường tiến

-> Là người mưu trí, thông minh, hiểu biết, nhiều kinh nghiệm trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh.

- Trùng vi 3:

+ Sông Đà ít cửa hơn, bên trái, phải đều là luồng chết, cửa sinh nằm giữa (ngay

Một phần của tài liệu ÔN TN 12 (2011) KTKN (Trang 25 - 30)