+ Là người gan góc, dũng cảm, mưu trí; + Có tính kỉ luật cao, trung thành với CM;
+ Có một trái tim yêu thương và sôi sục căm thù: Sống rất nghĩa tình và luôn mang trong tim ba mối thù: thù của bản thân, thù của gia đình, thù của buôn làng.
+ Cuộc đời bi tráng và con đường đến với CM của Tnú điển hình cho con đường đến với CM của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí của thời đại: phải dùng bạo lực CM để tiêu diệt bạo lực phản CM; đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng.
-> Hình tượng rừng xà nu và Tnú có mối quan hệ khăng khít, bổ sung cho nhau. Rừng xà nu chỉ giữ được màu xanh bất diệt khi có những con người biết hi sinh như Tnú; sự hi sinh của những con người như T nú góp phần là cho những cánh rừng mãi mãi xanh tươi.
Câu 3: Chủ đề:
Rừng xà nu là câu truyện về quá trình trưởng thành trong nhận thức Cách mạng của một con người, cũng như của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Chân lí tất yếu mà họ nhận ra đó là: chỉ có dùng bạo lực cách mạng mới có thể đè bẹp được bạo lực phản cách mạng.
II. LUYỆN TẬP:
Câu 1: Phẩm chất anh hùng của các nhân vật?
- Cụ Mết: Là cội nguồn, là lịch sử, “là Tây Nguyên của thời Đất nước đứng lên
còn trường tồn cho đến hôm nay”. Cụ như một nhân vật huyền thoại từ hình dáng cho đến tính cách: quắc thước như xưa, râu dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng xếch ng- ược, ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn. Một con người trầm tĩnh, sáng suốt, bền bỉ và vững chãi.
Ngôn ngữ: cách nói của cụ cũng khác lạ (không bao giờ khen tốt, lúc vừa ý nhất cũng chỉ nói được). Tấm lòng của cụ với buôn làng, với Tnú, với cách mạng là tấm lòng thuỷ chung, cu mang đùm bọc, tình nghĩa. Cụ Mết là khuôn mẫu của ngời già Tây Nguyên,
yêu buôn làng, yêu nước, yêu cách mạng, tuổi cao chí càng cao. Hình ảnh cụ còn sống mãi với câu nói bất hủ: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.
- Tnú: Cuộc đời Tnú đã phải trải qua bao thử thách khốc liệt từ thuở ấu thơ. Anhđã được hoàn cảnh hun đúc thành một con người có nhiều phẩm chất đáng quý. Tnú có đã được hoàn cảnh hun đúc thành một con người có nhiều phẩm chất đáng quý. Tnú có chữ, có văn hoá, lại sớm được giác ngộ cách mạng, một con người gan góc, trung thực.Dũng cảm, kiên cường, trung thành với cách mạng. Ngoài tình thương vợ con, Tnú còn là người nặng tình với buôn làng. Tnú cũng chịu bao đau thương dưới bàn tay tội ác của kẻ thù.Cuộc đời Tnú là một minh chứng hùng hồn rằng: “phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng”.
- Dít: Có vẻ đẹp trẻ trung, trong sáng. Gan góc, dũng cảm. Một cán bộ Đảng trẻ,có năng lực, nghiêm túc, tình cảm trong sáng, cao đẹp. Phác hoạ thành công một tập thể có năng lực, nghiêm túc, tình cảm trong sáng, cao đẹp. Phác hoạ thành công một tập thể nhân vật anh hùng, Nguyễn Trung Thành đã làm nên thành công của Rừng xà nu. Họ là hiện thân của những phẩm chất anh hùng, đẹp đẽ của các thế hệ nhân dân, tượng trng cho các thế hệ tiếp nối nhau của dân làng Xô Man. Thông qua hệ thống nhân vật đó, tác giả đã thể hiện sinh động và nghệ thuật quy luật: có áp bức có đấu tranh, một chân lí của cách mạng miền Nam: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.
Câu 2: Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình tượng cây xà nu?
a. Cây xà nu được miêu tả cụ thể, gắn bó với con người Tây Nguyên:
- Cây xà nu hiện lên trong tác phẩm trước hết như một loài cây đặc thù, tiêu biểu của miền đất Tây Nguyên. Mở đầu và kết thúc tác phẩm cũng bằng hình ảnh của cây xà nu -> Cây xà nu, rừng xà nu như chính dân làng Xôman, như người dân Tây Nguyên nơi núi rừng trùng điệp.
- Cây xà nu gắn bó thân thiết với cuộc sống người dân Tây Nguyên trong sinh hoạt hàng ngày, trong kí ức của người Xô man, trong đấu tranh chống giặc; là lá chắn bảo vệ làng Xô man trước đạn pháo giặc. .
b. Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận con người Tây Nguyên trongkháng chiến chống Mĩ: kháng chiến chống Mĩ:
- Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù gợi nghĩ đến những mất mát đau thương mà đồng bào Xô man đã phải trải qua trong thời kì cách mạng miền Nam bị khủng bố khốc liệt...
- Trong bom đạn chiến tranh, thương tích đầy mình cây xà nu vẫn hiên ngang vươn lên mạnh mẽ như người dân Tây Nguyên kiên cường bất khuất, không khuất phục trước kẻ thù.
- Cây xà nu rắn rỏi, ham ánh nắng mặt trời tựa như người Xô man chân thật, mộc mạc, phóng khoáng yêu cuộc sống tự do.
- Rừng xà nu bạt ngàn, rừng xà nu trùng trùng lớp lớp các thế hệ nối tiếp cũng chính là thể hiện sự gắn bó, sức mạnh đoàn kết và sự nối tiếp bất tận của các thế hệ, gợi liên tưởng đến sức sống vô tận, bền bỉ, bất diệt của con người Xô man (Chú ý kết cấu vòng tròn : Mở đầu, kết thúc là hình ảnh của rừng xà nu, cùng với sự trở về của Tnú sau ba năm xa cách)
- Rừng xà nu tạo thành một bức tường vững chắc hiên ngang truớc bom đạn cũng là biểu trưng cho sức mạnh đoàn kết của người dân Tây Nguyên khiến kẻ thù phải kiếp sợ.
Câu 3: Biểu hiện của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn?
- Đề tài: Viết về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ; số phận và con đường giải phóng của dân làng Xôman) không chỉ là vấn đề sinh tử của một ngôi làng ở Tây Nguyên mà còn là của cả dân tộc Việt Nam.
- Hệ thống nhân vật mà điển hình là Cụ Mết, Tnú, Dít: đều là những cá nhân anh hùng kết tinh cao độ vẻ đẹp và phẩm chất của cả cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, thậm chí của con người Việt Nam trong chiến đấu (yêu nước, căm thủ giặc sâu sắc, gan dạ, dũng cảm, kiên cường, trung thành với cách mạng…
- Không gian nghệ thuật: rộng lớn.
- Cách kể chuyện: Chuyện được kể bên bếp lửa qua lời kể của một già làng, đông đảo dân làng từ già đến trẻ đều đang quây quần bên bếp lửa để lắng nghe, không khí rất trang nghiêm
- Xây dựng thành công những hình tượng nghệ thuật độc đáo – hình tượng cây xà nu, rừng xà nu không chỉ thể hiện tư tưởng chủ đề, đem lại chất sử thi mà còn tạo nên giá trị lãng mạn bay bổng cho thiên truyện.
- Giọng điệu: ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng; ngôn ngữ trang trọng, hào hùng.
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
(Trích - Nguyễn Thi)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
Câu 1: Tác gải và xuất xứ:
- Tác giả: Nguyễn Thi (1928-1958) là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng Miền Nam thời kì chống Nỹ cứu nước. Ông gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam bộ. Nguyễn Thi cũng là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo.
- Xuất xứ: Những đứa con trong gia đình là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi được sáng tác trong những ngày chiến đấu ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Câu 2: Nội dung: a. Nhân vật chính:
- Việt: Là một thanh niên mới lớn, rất hồn nhiên (không sợ chết nhưng lại rấtsợ ma, hay tranh giành với chị, đi chiến đấu vẫn mang súng cao su trong người…); có sợ ma, hay tranh giành với chị, đi chiến đấu vẫn mang súng cao su trong người…); có một tình yêu thương gia đình sâu đậm, một tính cách anh hùng, tinh thần chiến đấu gan dạ, kiên cường. Trong anh có dòng máu của những con người gan góc, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc (còn nhỏ mà dám tấn công kẻ giết cha, xin đi tòng quân và chiến đấu rất dũng cảm…)
- Chiến: Là một cô gái mới lớn, tính khí vẫn còn nét trẻ con nhưng cũng là mộtngười chị biết nhường em, biết lo toan, tháo vát; vừa có những điểm giống mẹ, vừa có người chị biết nhường em, biết lo toan, tháo vát; vừa có những điểm giống mẹ, vừa có những nét riêng. Chiến căm thù giặc sâu sắc, gan góc, dũng cảm, lập được nhiều chiến công.
b. Chiến và Việt là hai khúc sông trong dòng sông truyền thống của gia đình. Hai chị em là sự tiếp nối thế hệ của chú Năm và má, song lại mang dấu ấn riêng của thế hệ trẻ Miền Nam thời kì chống Mỹ cứu nước.
Qua hồi ức của Việt về những thành viên trong gia đình, tác giả ca ngợi tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng của một gia đình và nhân dân miền Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
II. LUYỆN TẬP:
Câu 1: Hệ thống nhân và nét riêng của từng người?
a. Nhân vật chú Năm: Trong dòng sông truyền thống gia đình này, chú Năm là khúcthượng nguồn, là nơi kết tinh đầy đủ hơn cả truyền thống của gia đình. thượng nguồn, là nơi kết tinh đầy đủ hơn cả truyền thống của gia đình.
- Chú hay kể sự tích gia đình. Chú là tác giả cuốn sổ gia đình ghi chép tội ác của giặc và chiến công của các thành viên trong gia đình.
- Chú Năm là người lao động chất phác nhung giàu tình cảm. Tâm hồn chú Năm bay bổng, đạt dào cảm xúc khi cất lên tiếng hò. Những lúc đó, chú Năm như đặt cả trái tim mình vào trong câu hò, tiếng hát.
b. Nhân vật má Việt: má Việt cũng là một hiện thân của truyền thống -> hình tượngngười phụ nữ mang đậm những nét tính cách của nhân vật Nguyễn Thi. người phụ nữ mang đậm những nét tính cách của nhân vật Nguyễn Thi.
- Rất gan góc, căm thù giặc sâu sắc.
- Rất mực thương chồng, thương con, đảm đang, tháo vát. Cuộc đời lam lũ, vất vả chồng chất đau thương tang tóc, nhưng cắn răng nén chặt nỗi đau thương của mình để nuôi con, đánh giặc.
=>Nguyễn Thi đã khéo chọn những chi tiết điển hình để khắc hoạ hình tượng người phụ nữ này: một tay bồng con, một tay cắp rổ đi theo thằng giặc đòi đầu chồng; hiên ngang đối đáp vời kẻ thù mà “hai bàn tay to bản” vẫn “phủ lên đầu đàn con đang nép dưới chân”; mỗi lần bọn lính bắn doạ “mắt má lại sắc ánh lên nhìn lại bọn lính, đôi mắt của người đã từng vượt sông, vượt biển”... Đó là hình ảnh của sự gan góc, chở che mang ý nghĩa biểu tượng về người phụ nữ VN lam lũ vất vả, chồng chất đau thương nhưng lại rất đỗi kiên cường, cao cả.
3. Nhân vật Chiến:
- Chiến có những nét giống mẹ: gan góc, đảm đang, tháo vát. Nguyễn Thi có ý thức tô đậm nét kế thừa người mẹ nhân vật Chiến.
- Chiến là một tính cách đa dạng: vừa là một cô gái mới lớn, tính khÝ còn rất trẻ con, vừa là người chị biết nhường em, biết lo toan, đảm đang, tháo vát.
- So với người mẹ, Chiến khác ở cái vẻ trẻ trung thích làm duyên làm dáng. Vận hội mới của cách mạng đã tạo điều kiện cho Chiến được trực tiếp cầm súng đánh giặc để trả thù nhà, thực hiện lêi thề như dao chém đá của mình: “Đã lµm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất” .
4. Nhân vật Việt:
- Là cậu con trai mới lớn, vừa là một chiến sĩ gan góc, dũng cảm, kiên cường.
- Việt có cái nét riêng dễ mến của một cậu con trai lộc ngộc vô tư, tính tình còn rất trẻ con, rất ngây thơ, hiếu động.
+Hay tranh giành phần hơn với chị. Việt rất thích đi câu cá¸, bắn chim, và đến khi đi bộ đội vẫn còn đem theo cả cái súng cao su ở trong túi.
+ Mọi công việc trong nhà, Việt đều phó thác cho chị. Đêm trước ngày lên đường, Chiến lo toan thu xếp chu đáo việc nhà, còn Việt thì vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, vừa nghe vừa “chụp một con đom đóm úp trong lòng tay” rồi ngủ quên lúc nào không biết.
+ Cách thương chị của Việt cũng rất trẻ con, “giấu chị như giấu của riêng” vì sợ mất chị trước những lới tán tỉnh đùa tếu của anh em.
+ Việt bị thương nằm lại ở chiến trường, đến khi gặp được đồng đội thì cũng giống hệt như thằng Út em ở nhà “khóc đó rồi cười đó”,...
- Việt đường hoàng, chững chạc trong tư thế của người chiến sĩ trẻ dũng cảm, kiên cường:
+ Còn bé mà Việt đã dám xông thẳng vào thằng giặc đã giết hại cha mình. + Việt nằng nặc đòi đi tòng quân để trả thù cho ba má.
+ Khi xông trận, Việt đã chiến đấu rất dũng cảm, đã dùng thủ pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của địch.
+ Khi bị trọng thương, một mình nằm giữa chiến trường, hai mắt không còn nhìn thấy gì, toàn thân đau điếng và rỏ máu, người thì khô khốc đi vì đói khát, Việt vẫn ë trong tư thế chờ tiêu diệt giặc: “Tao sẽ chờ mày! Trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này còn có mình tao. Mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày. Nghe súng nổ, các anh tao sẽ chạy tới đâm mày! Mày chỉ giỏi giết gia đình tao, còn đối với tao thì mày là thằng chạy”.
=> Có thể nói, hành động giết giặc để tr¶ thù nhà, đền nợ nước đã trở thành một trong những thước đo quan trọng nhất về phẩm cách con người của nhân vật Nguyễn Thi.
Câu 2: Tóm tắt tác phẩm?
Truyện kể về gia đình anh giải phóng quân tên Việt. Việt được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, ba mẹ đều bị giết dưới bàn tay của kẻ thù. Chính mối thì sâu sắc với Mĩ - ngụy đã thôi thúc những người con trong gia đình ấy khát khao chiến đấu để trả thù nhà, nợ nước. Trong một trận đánh, Việt bị thương, bị lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Cũng giống như những lần tỉnh dậy trước, hồi ức quá khứ, hiện tại luôn đan xen nhau. Lần tỉnh thứ 4 của Việt, kí ức về má hiện về, mấy hạt mưa làm Việt choàng tình hẳn. Việt sợ bóng tối, sợ ma hơn là sợ giặc. Dù bị thương nhưng phân biệt rất rõ đâu là tiếng súng nổ của ta, đâu là tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Việt nhớ lại cảnh hai chị em tranh nhau đi tòng quân. Việt đòi đi nhưng chi Chiến không nghe, sau đó phải nhờ chú Năm phân giải. Chú Năm nhất trí cho cả hai đi. Trước khi lên đường, chị Chiến lo thu xếp công việc gia đình. Gửi em Út sang chú Năm, nhà cửa gửi cho các anh trong chi bộ làm nơi dạy học, ruộng trả lại cho xã, gởi bàn thờ má sang chỗ chú Năm. Đoạn trích kết thúc bằng hình ảnh hai chị em Việt - Chiến khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
(Nguyễn Minh Châu)