Giá trị của tác phẩm:

Một phần của tài liệu ÔN TN 12 (2011) KTKN (Trang 34 - 36)

+ Giá trị hiện thực: miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân nghèo, phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi.

+ Giá trị nhân đạo: thể hiện tình yêu thương, sự đổng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước Cách mang; tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai thống trị; trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng cách mạng của nhân dân Tây Bắc;…

Câu 4: Nhận xét cách giới thiệu nhân vật:

Ai ở xa về. Ngay những dòng đầu tiên người đọc phải chú ý tới hình ảnh người con gái ngồi quay sợi gai trên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa và lúc nào cũng buồn rười rượi cách vào truyện gây ấn tượng nhờ tác giả tạo ra những đối nghịch:

- Một cô gái lẻ loi âm thầm gần như lẫn vào các vật vô tri: Cái quay sợi, tảng đá, tàu ngựa trong khung cảnh đông đúc, tấp lập của gia đình Thống Lý Pá Tra.

- Cô gái ấy là con dâu của một gia đình quyền thế giàu có nhưng sao lúc nào cũng

"cúi mặt" và nhẫn nhục "mặt buồn rười rượi".

->Đây là thủ pháp tạo tình huống "có vấn đề" trong lối kể chuyện truyền thống, giúp tác giả mở lối dẫn người đọc cùng tham gia hành trình tìm hiểu những bí ẩn của số phận nhân vật.

II. LUYỆN TẬP:

Câu 1: Tâm lí của Mị từ khi về làm dâu nhà Pá Tra đến đêm tình mùa xuân?

- Một cô gái Hmông đẹp người đẹp nết, cần cù, đảm đang, hiếu thảo, ham sống, giàu lòng yêu đời và tài hoa… phải đổi cả cuộc đời và tuổi trẻ của mình vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ để lại.

- Mị bị A Sử cướp về làm vợ, phải sống chuỗi ngày đau thương, tủi nhục, tăm tối. danh nghĩa là dâu nhưng thực tế Mị chỉ là một thứ nô lệ không công cho nhà PáTra.

- Mị không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị đầy đọa về tinh thần. Cô phải làm việc suốt từ sáng sớm đến đêm khuya: Mị tưởng mình là con trâu con ngựa. Cô gần như tê liệt hết sức sống, mất khái niệm thời gian: lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa... ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi…ở cái buồng Mị nằm kín mít, có một chiếc cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Cuộc đời Mị thu lại trong cái khung cửa sổ ấy mà chết dần, chết mòn theo năm tháng. Tâm hồn lạnh lẽo, trống vắng. Không dĩ vãng, không cả tương lai, không muốn đổi thay số phận, cứ ngồi trong cái lỗ vuông ấy bao giờ chết thì thôi.

- Lúc đầu Mị định tự tử, nhưng lòng hiếu thảo với cha không cho phép. Cô sống mà như chết. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này Mị sẽ ăn cho chết ngay. Phản ứng chứng tỏ Mị đã ý thức được hoàn cảnh đau khổ, tủi nhục triền miên của đời mình.

- Từ phản ứng đêm nào cũng khóc, đến đêm nay - một đêm tình mùa xuân văng vẳng tiếng sáo gọi bạn, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng

Lòng Mị thiết tha bồi hồi…Mị uống rượu, cứ uống ừng ực từng bát một…. Mị muốn đi chơi…Mị quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa…Hành động của con người ý thức được cuộc sống hiện tại, bất chấp bạo tàn. Mị hành động theo sự thôi thúc của trái tim ngày Tết.

- Hơi rượu đã tiếpthêm nghị lực cho Mị. Mị đã vượt ra khỏi tâm trạng dửng dưng bấy lâu nay. Trong tâm hồn tưởng như tê liệt vì khổ đau ấy vẫn âm ỉ ngọn lửa của lòng ham sống, khát khao hạnh phúc tự do. Chỉ cần có làn gió nhẹ thổi qua là có thể cháy bùng lên mạnh mẽ.

- Giữa lúc lòng ham sống của Mị trỗi dậy gần như đến điểm đỉnh thì cũng chính là lúc A Sử xuất hiện. Hắn trói đứng Mị vào cột nhà, bằng một chiếc thắt lưng, một thúng sợi đay và quấn cả tóc Mị vào cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa. Khao khát vẫn cháy bùng. Mị không biết mình bị trói…Mị vùng bước đi. Lòng Mị vẫn bồi hồi theo tiếng sáo gọi bạn.

Câu 2: Diễn biến tâm trạng, hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân:

- Những yếu tố tác động đến sự hồi sinh của Mị:

+ "Những chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá, xòe như con bướm sặc sỡ, hoa thuốc phiện vừa nở trắng lại đổi ra màu đỏ hau, đỏ thậm rồi sang màu tím man mác". "Đám trẻ đợi tết chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà" cũng có những tác động nhất định đến tâm lí của Mị:

+ Lần 1: "Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha, bồi hồi. Mị ngồi nhẩm thầm bài

hát của người đang thổi” -> Rượu là chất xúc tác trực tiếp để tâm hồn yêu đời, khát sống của Mị trỗi dậy. "Mị đã lấy hũ rượu uống ừng ực từng bát một". Mị vừa như uống cho hả giận vừa như uống hận, nuốt hận. Hơi men đã dìu tâm hồn Mị theo tiếng sáo - Dấu hiệu đầu tiên của việc sống lại đó là Mị nhớ lại quá khứ "Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi… Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị hết núi này sang núi khác" -> nhớ về hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc đời tuổi trẻ của mình và niềm ham sống trở lại "Mị thấy phơi phới trở lại, lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước". "Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ lắm. Mị muốn đi chơi…”

-> những câu văn ngắn đã diễn tả niềm khao khát mãnh liệt của Mị. Phản ứng đầu tiên của Mị là: "nếu có nắm lá ngón rong tay Mị sẽ ăn cho chết" -> với ý nghĩ lạ lùng nhưng chân thực, Mị đã ý thức được tình cảnh đau xót của mình. Những giọt nước mắt tưởng đã cạn kiệt vì đau khổ đã lại có thể lăn dài.

+ Lần 2: “tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường” Từ những sôi sục trong tâm tư đã dẫn Mị tới hành động "lấy ống mỡ sắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu”. Mị muốn thắp lên ánh sáng cho căn phòng bấy lâu chỉ là bóng tối. Mị muốn thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình.

Hành động này đẩy tới hành động tiếp: Mị "quấn tóc lại, với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách". -> Hiện tại Mị quên hẳn sự có mặt của A Sử, quên hẳn mình đang bị trói, tiếng sáo vẫn dìu tâm hồn Mị

+ Lần 3: "Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi->Mi vùng dậy bước đi.-> vẫn nguyên vẹn niềm ham sống, khao khát tình yêu mà bấy lâu nay tưởng như héo úa, lụi tàn.

+ Tiếng sáo là biểu tượng của khát vọng tình yêu tự do, đã theo sát diễn biến tâm trạng Mị, là ngọn gió thổi bùng lên đốn lửa tưởng đã nguội tắt.

=> Tô Hoài đã đặt sự hồi sinh của Mị vào tình huống bi kịch: khát vọng mãnh liệt - hiện thực phũ phàng khiến cho sức sống ở Mị càng thêm phần dữ dội. Qua đây, nhà văn muốn phát biểu một tư tưởng: sức sống của con người cho dù bị giẫm đạp, bị trói chặt vẫn không thể chết mà luôn luôn âm ỉ, chỉ gặp dịp là bùng lên.

Câu 3: Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị khi A Phủ bị trói đứng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VỢ NHẶT

(Kim Lân)

Một phần của tài liệu ÔN TN 12 (2011) KTKN (Trang 34 - 36)