Tác phẩm chính,: Gào thét, Bàng Hoàng, Chuyện cũ viết lại, AQ chính truyện

Một phần của tài liệu ÔN TN 12 (2011) KTKN (Trang 49 - 51)

Câu 4 :Ý nghĩa văn bản:

- Một trong những điều quý giá nhất của con người là được sống là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình có và theo đuổi;

- Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống trong sự hài hòa tự nhiên giữa thể xác và tâm hồn.

THUỐC

(Lỗ Tấn)

Câu 1: Nét chính về tác giả và tác phẩm?

- Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, là nhà văn cách mạng nổi tiếng của nền văn học hiện đại Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX; xuất thân trong một gia đình quan lại sa sút ở tỉnh Chiết Giang TQ.

- Năm 13 tuổi, chứng kiến người cha lâm bệnh không có thuốc chữa mà chết, ông ôm ấp nguyện vọng học nghề y. Lớn lên ông học nghề hàng hải, khai mỏ rồi được học bổng sang Nhật học ngành Y. Trong một lần xem phim, chứng kiến những người Trung Quốc hăm hở đi xem người Nhật hành hình một đồng bào của mình. Ông giật mình nhận ra rằng: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. Từ đó ông chuyển sang làm văn nghệ.

- Lỗ Tấn chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần cho quốc dân với chủ đề “phê phán quốc dân tính”, nhằm làm thay đổi căn bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Hoa .

- Tác phẩm chính,: Gào thét, Bàng Hoàng, Chuyện cũ viết lại, AQ chínhtruyện... truyện...

Câu 2: Nội dung:

- Tình trạng mê muội của người dân Trung Quốc qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người:

+ Phân tích hành động, thái độ, tâm lí của vợ chồng lão Hoa khi đi mua thuốc

(chiếc bánh bao tẩm máu người), khi cho thằng Thuyên uống thuốc (ăn chiếc bánh bao) với niềm tin con mình sẽ khỏi bệnh.

+ Phân tích thái độ, lời nói của số đông người trong quán trà (người râu hoa râm, câu Năm Gù, người mặt thịt ngang phè, bác Cả Khang,…) bàn luận về thuốc, cam đoan về khả năng chữa trị bệnh lao của chiếc bánh bao tẩm máu người; kháo nhau về chuyện giao nộp người cách mạnh để lĩnh thưởng, về cái chết của người cách mạng…

- Mong mỏi về sự thức tỉnh của quần chúng qua hình tượng vòng hoa trên mô Hạ Du:

+ Phân tích hình ảnh bà mẹ Hạ Du ra nghĩa địa: “tóc cũng bạc già nửa, áo quần rách rưới, tay xách chiếc giỏ sơn xanh cũ nát”; suy nghĩ và băn khoăn của bà khi đứng trước mộ con: “Hoa không có gốc, không phải dưới đất mọc lên ! Ai đã đến đây ? Trẻ con không thể đến chơi. Bà con họ hàng nhất định là không ai đến rồi !... Thế này là thế nào?”.

+ Chú ý lời bà mẹ khóc con: “Du ơi ! Trời có mắt, thật tội nghiệp, chúng nó giết con thì rồi chúng nó sẽ bị báo ứng thôi !” và hình ảnh “con quạ xòe đôi cánh nhún mình, rồi như một mũi tên, vút bay thẳng về phía chân trời xa”.

Câu 3: Ý nghĩa văn bản:

- Người Trung Quốc cần có một thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội về tinh thần.

- Nhân dân không nên “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt” và người cách mạng thì không nên “bôn ba trong chốn quạnh hiu”, mà phải bám sát quần chúng để động viên, giác ngộ họ.

Câu 4: Chủ đề:

- Thuốc tập trung vào hai chủ đề: Sự u mê của quần chúng và bi kịch của người cách mạng tiên phong.

- Sự gắn bó hai chủ đề làm nổi bật tư tưởng tác phẩm: Làm thế nào để tìm ra thứ thuốc chữa bệnh đớn hèn , ngu muội của dân tộc.

- Tác phẩm đặt ra câu hỏi, chưa có câu trả lời nhưng thực ra câu trả lời nằm trong hình tượng. Lời giải đáp cho câu trả lời day dứt mà tác giả đặt ra, ấy là phải làm một cuộc cách mạng thực sự - một cuộc cách mạng của quần chúng và vì quần chúng.

Câu 5: Tóm tắt:

Một đêm thu gần về sáng, theo lời bác Cả Khang, lão Hoa trở dậy đi đến pháp trường để mua “thuốc” chữa bệnh cho thằng Thuyên – con trai lão, đang bị mắc bệnh lao. Bị chém hôm đó ở pháp trường là Hạ Du, một người làm cách mạng, do bị cụ Ba tố giác cháu với chính quyền để kiếm hai mươi lạng bạc mà bị bắt và hành hình. Nghe mọi người kể lại trong quán trà của gia đình lão Hoa, vào trong ngục, Hạ Du vẫn không sợ chết, còn dám cả gan rủ cả lão Nghĩa mắt cá chép “làm giặc”. Mặc dù được chữa bằng bánh bao tẩm máu người nhưng cuối cùng thằng Thuyên vẫn không khỏi.

Một buổi sớm mùa xuân, trong tiết thanh minh, tại nghĩa trang, mẹ của Thuyên và mẹ của Hạ Du đều đến thăm mộ con. Hai người rất ngạc nhiên, băn khoăn tự hỏi “Thế này là thế nào?” khi nhìn thấy một vòng hoa đặt trên mộ người cách mạng. Bà mẹ của Thuyên đã bước qua con đường mòn cố hữu ngăn cách giữa nghĩa địa của người chết nghèo và nghĩa địa của người chết chém hoặc chết tù để sang an ủi mẹ Hạ Du.

- Người Trung Quốc cần có một thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội về tinh thần.

- Nhân dân không nên “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt” và người cách mạng thì không nên “bôn ba trong chốn quạnh hiu”, mà phải bám sát quần chúng để động viên, giác ngộ họ.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SỐ PHẬN CON NGƯỜI

(Trích – M.Sô-lô-khốp)

Câu 1: Nét chính về cuộc đời và sự nghiệp?

* Cuộc đời:

- A.Sô-lô-khốp (1905-1984), nhà văn Nga vĩ đại. Sinh ra trong một gia đình nông dân ở tỉnh Rô-xtốp vùng thảo nguyên sông Đông.

- Khi nội chiến bùng nổ ông đã tham gia nhiều hoạt động chính quyền Xô viết: thư ký ủy ban, nhân viên trưng thu lương thực, tham gia tiễu phỉ…Cuối 1922 ông lên thủ đô, chấp nhận làm mọi nghề sinh sống để thực hiện “giấc mơ viết văn”.

- 1925 ông trở về sông Đông bắt đầu viết “Sông Đông êm đềm”, cuốn tiểu thuyết lớn nhất của đời mình.

- Năm 1926, ông cho in 2 tập truyện ngắn Truyện sông Đông, Thảo Nguyên Xanh.

- Trong thời kỳ chiến tranh vệ quốc (1941-1945) với tư cách là phóng viên chiến tranh, ông xông pha nhiều chiến trường, viết nhiều bài chính luận, bài kí, truyện ngắn nổi tiếng.

- Sau chiến tranh, ông vẫn chủ yếu tập trung vào sáng tác văn học. Năm 1965 ông được tặng Giải thưởng Nôben về văn học.

* Tác phẩm chính: Tập Truyện Sông đông, Sông đông êm đềm, đất vỡ hoang…

Câu 2: Nội dung:

Một phần của tài liệu ÔN TN 12 (2011) KTKN (Trang 49 - 51)