2.4.1. Tình hình phát triển chăn nuôi bò ở nước ngoài
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới - FAO năm 2009 tổng đàn bò trên thế giới khoảng 1.164,8 triệu con. Các quốc gia có số lượng đàn bò lớn nhiều nhất là Brazin 204,5 triệu con, nhì Ấn Độ 172,4 triệu, thứ ba Hoa kỳ 94,5 triệu, thứ tư là Trung Quốc 92,1 triệu, thứ năm Ethiopia và thứ sáu Argentina có trên 50 triệu con. Cũng theo thống kê của năm 2009 sản lượng thịt bò trên toàn thế giới là 61,8 triệu tấn/năm. Các cường quốc về sản lượng thịt bò: Thứ nhất Hoa Kỳ sản xuất 11,9 triệu tấn/năm, nhì Trung Quốc 6,1 triệu tấn/năm, ba Argentina 2,8 triệu tấn/năm, bốn Australia 2,8 triệu tấn/năm và năm Liên Bang Nga 1, 7 triệu tấn/năm.
Ngoài lượng thịt bò sản xuất trong nước, các nước có nền kinh tế phát triển vẫn phải nhập thêm một lượng lớn thịt bò chất lượng cao mỗi năm. Trong nhóm nước đang phát triển của châu Á, nước nhập khẩu nhiều nhất là Hàn Quốc 240 ngàn tấn/năm, Trung Quốc 164 ngàn tấn/năm, Malaysia 114 ngàn tấn/năm và Philippines 100 ngàn tấn/năm. Năm 2001,Việt Nam nhập khoảng 200 tấn thịt bò, từ đó đến nay con số này tiếp tục tăng.
2.4.2. Tình hình phát triển chăn nuôi bò ở Việt Nam
Trong một số năm gần đây đàn bò ở các vùng sinh thái đều tăng trưởng tốt, trừ vùng Đông Bắc tăng dưới 1%, tất cả các vùng khác tăng trên 6%. Số lượng của đàn bò miền Bắc tăng bình quân trên 7% năm, trong khi đó đàn bò miền Nam tăng bình quân trên 11% năm. Trong thời gian qua vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long là hai vùng có tốc độ phát triển đàn bò nhanh nhất với tỷ lệ tương ứng là 19,22% và 25,05%/năm.
Sản lượng thịt bò Việt Nam hiện nay khoảng 107,7 ngàn tấn/năm, bò đưa vào giết thịt gồm đủ lọai từ bò đực tơ, bò đực già đã thiến hoặc chưa thiến loại thải, bò cái tơ và bò cái sinh sản già loại thải. Bao gồm đủ các giống từ bò Vàng, bò lai Sind, bò lai thịt và bò lai sữa.
Hàng năm chúng ta phải nhập một lượng lớn thịt bò chất lượng cao phục vụ cho các khách sạn nhà hàng cao cấp hay người nước ngoài đang công tác tại Việt Nam. Mỗi năm nước ta giết thịt trên 600.000 con bò. Tổng khối lượng thịt bò hơi mỗi năm cũng chỉ đạt trên dưới 150.000 tấn, năm 2005 đạt 142.000 tấn, như vậy bình quân đầu người trong một năm thịt bò cũng mới đạt khoảng 1,7 – 1,9kg thịt hơi. Nếu tỷ lệ thịt tinh đạt 40% so với thịt hơi thì trung bình mỗi người dân nước ta được hơn 1kg thịt tinh mỗi năm, nghĩa là còn rất thấp so với các nước trong khu vực.
Ở một số tỉnh trung du miền núi phía bắc của nước ta tuy qui mô chăn nuôi trâu, bò không lớn bằng một số tỉnh ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng, Nam bộ và khu vực Tây Nguyên, nhưng ở khu vực này tại một số tỉnh như: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn người dân sống ở các triền núi cao chủ yếu là đồng bào người Mông lại đang phát triển chăn nuôi bò H’Mông. Bởi vì trên thị trường hiện nay thịt bò H’Mông đang được người tiêu dùng rất ưu chuộng với đặc tính là sản phẩm thịt thơm ngon, bò được nuôi dưỡng trong điều kiện chăn thả tự nhiên cho nên sản phẩm thịt có thể coi là an toàn về tồn dư chất kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi...
Trong các năm qua, chăn nuôi của nước ta đã phát triển nhanh về số lượng và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về thịt, trứng, sữa. Chăn nuôi bò hiện nay có nhiều cơ hội tốt để phát triển và tăng trưởng về số lượng đàn bò và cải tiến về chất lượng giống, Nhà nước cũng có nhiều các dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu, bò cho các địa phương tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế từ chăn nuôi.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đàn bò H'Mông hạt nhân đã được chọn lọc - BBê sinh ra từ đàn bò hạt nhân đã chọn lọc
3.2. Địa điểm nghiên cứu
Huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng của đàn bò H'Mông hạt nhân
- Khối lượng - Kích thước
3.3.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng của các bê sinh ra từđàn bò hạt nhân
- Khối lượng - Kích thước
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Quản lý đàn bò hạt nhân
- Bò đực giống và bò cái được đánh số, có sổ theo dõi từng nhóm, từng lô. - Khi bò cái động dục được phối giống và giữ tại nhà đến khi hết động dục. - Bò hạt nhân được nuôi dưỡng theo điều kiện của dân, chủ yếu là nuôi nhốt, thức ăn được cung cấp tại chuồng.
- Bò, bê của đàn đại trà và đàn hạt nhân được tiêm phòng định kỳ, tẩy giun theo quy trình của cơ quan thú y.
- Bê sinh ra được nuôi theo mẹ, bú tự do đến khi tự cai sữa.
3.4.2. Theo dõi khả năng sinh trưởng phát triển của đàn bê sinh ra
- Xác định khối lượng bê ở các mốc tuổi tuổi bằng cách cân trực tiếp (bằng cân bàn, cân điện tử) và gián tiếp qua đo kích thước một số chiều đo cơ thể.
- Đo kích thước một số chiều đo cơ thể.
* Sinh trưởng tích lũy: là khối lượng, kích thước, thể tích của bò tích lũy được trong một thời gian.
* Sinh trưởng tuyệt đối: biểu hiện sự tăng khối lượng, kích thước cơ thể trong một đơn vị thời gian và được tính theo công thức:
W2 -W1
R = t2 - t1
Trong đó:
R: sinh trưởng tuyệt đối (gr/con/ngày) W1, W2: khối lượng ban đầu và kết thúc t1 , t 2: thời gian ban đầu và thời gian kết thúc
* Sinh trưởng tương đối: tính bằng phần trăm biểu thị sự tăng khối lượng cơ thể so với khối lượng ban đầu, theo công thức:
W2 - W1
R(%) = x 100 (W2 + W1)/2
Trong đó:
R : là sinh trưởng tương đối (%) W1 : là khối lượng cân kỳ đầu W2 : là khối lượng cân cuối kỳ
- Xác định khối lượng bê bằng cách cân trực tiếp.
- Khối lượng của bò được tính dựa trên số liệu và kích thước các chiều đo theo công thức do Viện Chăn nuôi xây dựng năm 1980:
P(kg) = 89,8 x VN2 x DTC Trong đó:
P: Khối lượng của bò (kg) VN: Kích thước vòng ngực (m) DTC: Kích thước dài thân chéo (m)
Phương pháp xác định kích thước các chiều đo:
- Dài thân chéo: khoảng cách từ chỗ lồi phía trước của xương bả vai đến phía sau của xương u ngồi (dùng thước dây, thước gậy).
- Vòng ngực: chu vi quanh ngực tiếp giáp với phía sau xương bả vai, sát nách chân trước (dùng thước dây).
- Cao vây: khoảng cách từ mặt đất đến u vai (dùng thước gậy).
- Vòng ống: đo chu vi 1/3 phía trên của xương bàn chân trước bên trái chỗ nhỏ nhất (cm), (dùng thước dây).
3.4.3. Đánh giá sự tương quan giữa khối lượng bò bố và bò mẹ với khối lượng bê sinh ra lượng bê sinh ra
Sử dụng phương trình hồi quy để biểu thị tương quan giữa khối lượng bò bố, bò mẹ với khối lượng sơ sinh của bê và giữa khối lượng sơ sinh với khối lượng của bê các giai đoạn sinh trưởng.
3.5. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học, sử dụng phân tích phương sai (ANOVA) với hàm tuyến tính tổng quát General Linear Model (GLM) trên Minitab Version 14.0, sử dụng Tukey để so sánh sai khác giữa các giá trị.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng của đàn bò H'Mông hạt nhân nuôi tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn nuôi tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
4.1.1. Khối lượng đàn bò H’Mông hạt nhân
Bảng 4.1. Khối lượng bò H'Mông hạt nhân
Tuổi (năm) Bò đực Bò cái n (con) x X m± (kg/con) n (con) x X m± (kg/con) 3 3 283,26 ± 25,89 4 2 397,83 ± 0,00 6 261,86 ± 7,70 5 5 398,38 ± 30,82 7 275,41 ± 16,07 6 20 289,03 ± 18,90
Qua bảng 4.1 cho thấy khối lượng trung bình của đàn bò đực H’Mông được chọn làm bò đực hạt nhân có khối lượng tại 4 và 5 năm tuổi lần lượt là 397,83 và 398,38 kg, khối lượng trung bình của đàn bò cái H’Mông được chọn làm bò cái hạt nhân có khối lượng tại 3, 4, 5 và 6 năm tuổi lần lượt là 283,26, 261,86, 275,41 và 289,03 kg. Các số liệu trên là số liệu đi đánh giá tại cùng một thời điểm để lựa chọn đàn bò làm đàn hạt nhân, vì vậy mới có số liệu các con bò cái năm thứ 4 và thứ 5 nhỏ hơn năm thứ 3.Theo Đào Lan Nhi (2012) [7], thì bò H'Mông có khối lương sơ sinh con đực 17-18 kg và con cái 14-16 kg. Lúc 2 năm tuổi con đực đạt khối lượng 233-275 kg và con cái đạt 216-225 kg. Đến khi bò trưởng thành (5 năm tuổi) con đực đạt 382-388 kg và con cái đạt 250-270 kg. Từ kết quả bảng 4.1 cho thấy khối lượng của đàn bò H’Mông được chọn lọc làm đàn hạt nhân khối lượng trung bình tốt hơn kết quả nghiên cứu trên.
4.1.2. Kích thước một số chiều đo cơ thể đàn bò H’Mông hạt nhân
Bảng 4.2. Kích thước các chiều đo của bò đực H'Mông hạt nhân Tuổi bò (năm) n (con) Kích thước (X m± x) (cm) CV VN DTC 4 2 132,50 ± 0,71 174,00 ± 0,00 146,00 ± 0,00 5 5 132,80 ± 1,30 173,40 ± 4,93 147,00 ± 2,91
Bảng 4.3. Kích thước các chiều đo của bò cái H'Mông hạt nhân
Qua 2 bảng 4.2 và 4.3 cho thấy kích thước 3 chiều đo chính là: Cao vây, vòng ngực, dài thân chéo của đàn bò cái và đực hạt nhân, trong đó vòng ngực luôn luôn lớn hơn các chiều đo cao vây và dài thân chéo ở các năm tuổi. Kích thước của các chiều đo khác nhau giữa con đực và con cái đúng theo quy luật sai khác về tính biệt. Các con bò H’Mông được chọn làm bò hạt nhân đều có kích thước chiều đo cao vây, vòng ngực và dài thân chéo tốt giúp đánh giá được tổng quan về đàn bò H’Mông tại địa phương.
Tuổi bò (năm) n (con) Kích thước (X m± x) (cm) CV VN DTC 3 3 109,67 ± 2,52 156,67 ± 4,73 128,00 ± 4,00 4 6 108,50 ± 1,38 153,17 ± 2,23 124,00 ± 0,89 5 7 109,43 ± 3,10 155,86 ± 2,73 125,86 ± 3,29 6 20 112,95 ± 2,87 157,70 ± 3,25 129,00 ± 4,59
4.2. Khối lượng, kích thước cơ thể đàn bê sinh ra từ đàn cái hạt nhân ở lứa đẻ thứ 3 lứa đẻ thứ 3
4.2.1. Khối lượng cơ thể bê sinh ra từđàn cái hạt nhân ở lứa đẻ thứ 3
Khối lượng là một đặc trưng của quá trình sinh trưởng, khối lượng của bê H’Mông được theo dõi từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng sau:
Bảng 4.4. Khối lượng cơ thể bê sinh ra từ đàn cái hạt nhân ở lứa đẻ thứ 3
(kg) Tháng tuổi Tính biệt Hạt nhân n (con) X m± x Sơ sinh Đực 18 16,04 ± 1,34 Cái 16 15,54 ± 0,83 3 Đực 18 45,25 ± 5,06 Cái 16 43,61 ± 4,26 6 Đực 17 85,56 ± 4.08 Cái 15 85,03 ± 4,92 9 Đực 11 116,41 ± 4,41 Cái 10 116,25 ± 4,34 12 Đực 9 138,33 ± 4,49 Cái 6 133,92 ± 7,05
Khối lượng sơ sinh là một tính trạng chịu ảnh hưởng di truyền của phẩm giống, các giống khác nhau có khối lượng sơ sinh khác nhau. Hệ số di truyền của tính trạng khá cao h2 = 0,34 - 0,41 (Nguyễn Văn Thiện, 1995) [10]. Kết quả của bảng 4.6 cho thấy: lúc sơ sinh, khối lượng bê đực là 16,04 kg, bê cái là 15,54 kg, đến tháng 12 khối lượng bê đực là 138,33 kg, bê cái là 133,92 kg. Qua đây cho thấy khả năng sinh trưởng của bê đực lớn hơn bê cái ở cùng giai đoạn tuổi, thể hiện sự sai khác về tính biệt ở gia súc. Kết quả trên cho thấy khối lượng của bê đực và bê cái từ sơ sinh đến 9 tháng tuổi gần ngang nhau là do chưa thành thục
về tính nên chưa có sự phát triển mạnh ở bê đực, bắt đầu từ tháng 10 trở đi bê đực phát triển mạnh về khối lượng cũng như kích thước cơ thể. Số liệu trên được tính theo công thức: P(kg) = 89,8 x VN2 x DTC.
Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc nuôi dưỡng bò cái mang thai là một vấn đề quan trọng liên quan tới khối lượng sơ sinh của bê lai. Khối lượng sơ sinh là một tính trạng có hệ số di truyền cao song nó cũng là một tính trạng chịu sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh như chế độ chăm sóc nuôi dưỡng bò mẹ mang thai. Vì vậy cùng một giống đực nhưng trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng bò cái mang thai kém sẽ cho khối lượng sơ sinh thấp, nên có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng hợp lí cho bò cái mang thai góp phần nâng cao khả năng sinh trưởng của bê con sau sinh góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ tốt nguồn gen quý.
4.2.1.1. So sánh khối lượng cơ thể bê sinh ra từ đàn cái sinh sản và bê sinh ra từ đàn cái hạt nhân
Bảng 4.5. So sánh khối lượng cơ thể bê sinh ra từ đàn cái sinh sản và bê sinh ra từ đàn cái hạt nhân ở lứa đẻ thứ 3
(kg) Tháng tuổi Tính biệt Khối lượng HN/SS (%) n (con) Sinh sản n (con) Hạt nhân Sơ sinh Đực 25 14,91 18 16,04 107,59 Cái 25 14,88 16 15,54 104,40 3 tháng Đực 24 40,17 18 45,25 112,65 Cái 24 40,21 16 43,61 108,45 6 tháng Đực 24 81,06 17 85,56 105,55 Cái 23 79,80 15 85,03 106,55 9 tháng Đực 22 109,59 11 116,41 106,22 Cái 20 107,85 10 116,25 107,78 12 tháng Đực 14 131,82 9 138,33 104,94 Cái 13 127,88 6 133,92 104,72 X
Qua bảng trên cho thấy sự khác nhau về khối lượng của đàn bê hạt nhân và đàn bê thương phẩm, tuy cùng tháng tuổi nhưng khối lượng của đàn bê hạt nhân lớn hơn đàn bê thương phẩm. Từ đó cho thấy nguồn gen của đàn bò hạt nhân tốt hơn đàn bò thương phẩm, cùng chế độ chăm sóc nuôi dưỡng nhưng đàn bê sinh ra từ đàn bò hạt nhân đều tốt hơn đàn bê sinh ra từ đàn thương phẩm từ khi sinh ra đến 12 tháng tuổi. Vậy chúng ta cần chú ý đến nguồn gen từ đàn bò hạt nhân, giữ gìn và phát triển nguồn gen quý này nhằm cải tạo năng suất và khả năng sinh trưởng của đàn bò tại địa phương.
4.2.1.2. Tốc độ sinh trưởng của bê sinh ra từ đàn cái hạt nhân ở lứa đẻ thứ 3
Bảng 4.6. Tăng khối lượng trung bình của bê sinh ra từ đàn cái hạt nhân ở lứa đẻ thứ 3 qua các giai đoạn
(gr/con/ngày) Giai đoạn (Tháng tuổi) Tính biệt Hạt nhân n (con) X m± x SS - 3 Đực 18 324,55 ± 5,06 Cái 16 311,87 ± 4,26 3 - 6 Đực 17 477,88 ± 4.08 Cái 15 460,30 ± 4,92 6 - 9 Đực 11 342,79 ± 4,41 Cái 10 346,86 ± 4,34 9 – 12 Đực 9 243,56 ± 4,49 Cái 6 196,33 ± 7,05
Qua bảng trên cho thấy khả năng tăng khối lượng trung bình của đàn bê hạt nhân khá cao, nhưng vẫn có sự khác nhau giữa cá thể bê đực và bê cái. Tăng khối lượng của bê đực đều lớn hơn bê cái ở cùng lứa tuổi tương ứng, cho thấy rõ sự sai khác trong tính biệt trong sinh trưởng của đàn bê, tăng khối lượng của đàn bê từ lúc sơ sinh đến 6 tháng tuổi là tăng mạnh nhất. Bò đã phát triển theo quy luật sinh trưởng gia súc nói chung và đại gia súc nói riêng, đó là quy luật phát
triển không đồng đều giữa các giai đoạn, bò phát triển mạnh nhất ở thời kỳ mới sinh, sau đó giảm dần qua các mốc tuổi, càng nhiều tuổi thì kích thước