Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng sinh trưởng của các bê sinh ra từ đàn bò hmông hạt nhân nuôi tại huyện pắc nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 33 - 37)

2.3.1.1. Vị trí địa lý

Địa giới hành chính huyện Pắc Nặm: phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng; Tây giáp tỉnh Tuyên Quang; Nam giáp huyện Ba Bể; Bắc giáp tỉnh Cao Bằng. Cụ thể các xã như sau:

* Xã An Thắng

- Diện tích tự nhiên: 3.320,4ha

- Phía Bắc giáp xã Mai Long, tỉnh Cao Bằng

- Phía Đông giáp xã Phan Thanh của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - Phía Tây giáp xã Xuân La, huyện Pắc Nặm

* Xã Bằng Thành

- Diện tích tự nhiên là 8.609,77ha

- Phía Bắc giáp xã Sơn Lộ và xã Đình Phùng, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng - Phía Nam giáp xã Bộc Bố và xã Xuân La, huyện Pắc Nặm

- Phía Đông giáp xã Ca Thành và xã Mai Long, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

- Phía Tây giáp xã Nhạn Môn, xã Bộc Bố, huyện Pắc Nặm

* Xã Bộc Bố

- Diện tích tự nhiên là 5.336,53ha

- Phía Bắc giáp xã Nhạn Môn, xã Bằng Thành, huyện Pắc Nặm - Phía Nam giáp xã Cổ Linh, huyện Pắc Nặm

- Phía Đông giáp xã Bằng Thành và Xuân La, huyện Pắc Nặm - Phía Tây giáp xã Nhạn Môn và xã Giáo Hiệu, huyện Pắc Nặm

* Xã Cao Tân

- Diện tích tự nhiên là 4.116,43ha

- Phía Bắc giáp xã Cổ Linh, huyện Pắc Nặm - Phía Nam giáp xã Cao Thượng, huyện Ba bể - Phía Đông giáp xã Nghiên Loan, huyện Pắc Nặm

- Phía Tây giáp xã Đà Vị và xã Hồng Thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

* Xã Cổ Linh

- Diện tích tự nhiên là 3.968,32ha

- Phía Bắc giáp xã Bộc Bố, xã Công Bằng, huyện Pắc Nặm - Phía Nam giáp xã Cao Tân, huyện Pắc Nặm

- Phía Tây giáp xã Hồng Thái huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

* Xã Công Bằng

- Diện tích tự nhiên là 5.335,21ha

- Phía Bắc giáp xã Nhạn Môn huyện Pắc Nặm và xã Yên Thổ, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng

- Phía Nam giáp xã Cổ Linh và hai xã Hồng Thái, Yên Hòa, huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang

- Phía Đông giáp xã Giáo Hiệu, huyện Pắc Nặm

- Phía Tây giáp xã Thượng Giáp, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

* Xã Xuân La

- Diện tích tự nhiên là 3.967,56ha (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phía Bắc giáp xã Bộc Bố và xã Bằng Thành, huyện Pắc Nặm, xã Mai Long huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

- Phía Nam giáp xã Nghiên Loan, huyện Pắc Nặm - Phía Đông giáp xã An Thắng, huyện Pắc Nặm

- Phía Tây giáp xã Bộc Bố và xã Cổ Linh huyện Pắc Nặm

* Xã Nhạn Môn

- Diện tích tự nhiên là 4.434,51ha

- Phía Bắc giáp xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng - Phía Nam giáp xã Bộc Bố, xã Giáo Hiệu, huyện Pắc Nặm - Phía Đông giáp xã Bằng Thành, xã Bộc Bố, huyện Pắc Nặm

- Phía Tây giáp xã Giáo Hiệu, Công Bằng (huyện Pắc Nặm), xã Yên Thổ, huyện Bảo Lâm và xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

* Xã Giáo Hiệu

- Diện tích tự nhiên là 2.705,18ha

- Phía Bắc giáp xã Nhạn Môn, huyện Pắc Nặm

- Phía Đông giáp xã Bộc Bố và xã Nhạn Môn, huyện Pắc Nặm - Phía Tây giáp xã Công Bằng, huyện Pắc Nặm

* Xã Nghiên Loan

- Diện tích tự nhiên là 5.745,09ha

- Phía Bắc giáp xã Xuân La, xã An Thắng, huyện Pắc Nặm - Phía Nam giáp xã Thượng Giáo và xã Cao Trĩ, huyện Ba Bể - Phía Đông giáp xã Bành Trạch huyện Ba Bể

- Phía Tây giáp xã Cao Thượng, huyện Ba bể và các xã: Cao Tân, Cổ Linh, huyện Pắc Nặm.

2.3.1.2. Địa hình, khí tượng thủy văn

Với đặc thù là huyện miền núi, Pắc Nặm có địa hình phức tạp, độ dốc lớn (trung bình từ 400 - 1.200m so với mặt nước biến), chia cắt mạnh.

Huyện Pắc Nặm có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa trong năm: Mùa khô thường xảy ra từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Do ảnh hưởng khí hậu miền núi cao về mùa khô thường xảy ra rét đậm, rét hại kéo dài. Mùa mưa từ tháng 5 - tháng 9 trong năm; làm ảnh hưởng bởi địa hình phức tạp, độ dốc lớn thường xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.

Nhiệt độ trung bình năm từ 22 0 C to 28 0 C. Độ ẩm trung bình từ 84-85%. Lượng mưa trung bình năm 1.346mm là huyện thuộc vùng mưa ít của tỉnh. Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 4,5,6,7 với tổng lượng mưa của 4 tháng chiếm tới 90% tổng lượng mưa cả năm. Do sự phân bố lượng mưa không đều và chênh lệch lớn có thể gây ra khó khăn (sạt lở đất, lũ quét, hạn hán ...) trong việc phát triển nông - lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

2.3.1.3. Sông ngòi

Huyện Pắc Nặm có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, có 3 con sông lớn: sông Năng, sông Công Bằng, sông Nghiên Loan. Hệ thống suối bao gồm trên 40 con suối lớn nhỏ: suối Nam Khiếu (Nhạn Môn), suối Khuổi Tuốn (Nghiên

Loan), suối Nà Lại, Khuổi Mạn (Bằng Thành), suối Khuổi Khiêu (Bộc Bố), suối Khuổi Trảng (Giáo Hiệu)...

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng sinh trưởng của các bê sinh ra từ đàn bò hmông hạt nhân nuôi tại huyện pắc nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 33 - 37)