địa bàn huyện Hàm yên giai đoạn 2012 - 2014
4.3.9.1. Tổng hợp kết quả chuyển QSDĐ trên huyện Hàm Yên giai đoạn 2012 - 2014 theo số trường hợp
Qua quá trình thu thập tài liệu, số liệu và phân tích, đánh giá về công tác chuyển QSDĐ trên địa bàn huyện Hàm Yên có thể tổng hợp các trường hợp đăng ký và đã hoàn thành thủ tục được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả chuyển QSDĐ trên huyện Hàm Yên giai đoạn 2012 - 2014 theo số trường hợp
Các hình thức chuyển QSDĐ Năm Tổng 2012 2013 2014 Chuyển nhượng QSDĐ 431 506 573 1510
Cho thuê, cho thuê lại QSDĐ 10 19 27 56
Thừa kế QSDĐ 208 103 116 427
Thế chấp bằng giá trị QSDĐ 698 744 717 2159
Xóa thế chấp bằng giá trị QSDĐ 264 211 176 651
Từ bảng 4.10 có thể thấy rằng trong các hình thức chuyển QSDĐ diễn ra trên địa bàn huyện Hàm yên trong giai đoạn 2012 - 2014 có tất cả 6354 trường hợp chuyển quyền xảy ra, trong đó có hình thức thế chấp bằng giá trị QSDĐ diễn ra sôi động nhất với 2159 trường hợp (chiếm 33,98 %) , hình thức cho thuê, cho thuê lại QSDĐ diễn ra ít nhất với 56 trường hợp (chiếm 0,88%).
Hình 4.2 Tổng hợp kết quả chuyển QSDĐ trên địa bàn huyện Hàm Yên giai đoạn 2012 - 2014 theo số trường hợp
Từ hình 4.2 có thể thấy được tình hình chuyển QSDĐ diễn ra trên địa bàn huyện Hàm Yên theo số trường hợp qua các năm từ 2012 đến 2014, nhìn chung các trường hợp chuyển quyền không có nhiều biến động qua các năm, hình thức thế chấp bằng giá trị QSDĐ xảy ra nhiều trường hợp nhất so với các hình thức khác.
Thấp nhất so với các hình thức khác là hình thức cho thuê, cho thuê lại QSDĐ.
4.3.9.2. Tổng hợp kết quả chuyển QSDĐ trên huyện Hàm Yên giai đoạn 2012 - 2014 theo loại đất
Kết quả chuyển QSDĐ trên huyện Hàm Yên giai đoạn 2012 - 2014 theo loại đất được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả chuyển QSDĐ trên địa bàn huyện Hàm Yên giai đoạn 2012 - 2014 theo loại đất
Các hình thức chuyển quyền sử dụng đất Loại đất Tổng diện tích (ha) Nông nghiệp (ha) Phi nông nghiệp (ha) 1. Hình thức chuyển nhượng QSDĐ. 90,23 33,33 123,65 2. Hình thức cho thuê, cho thê lại QSDĐ 0 1,15 1,15 3. Hình thức thừa kế QSDĐ. 26,55 10,91 37,46 4. Hình thức thế chấp QSDĐ. 98,87 48,32 47,19 5. Hình thức xóa thế chấp QSDĐ. 17,96 20,24 38,20 6. Hình thức tặng cho QSDĐ. 69,30 44,42 113,72
Từ bảng 4.11 thể hiện qua đồ thị như sau:
Hình 4.3. Tổng hợp kết quả chuyển QSDĐ trên địa bàn huyện Hàm Yên trong giai đoạn 2012 - 2014 theo loại đất
Qua bảng 4.11 và hình 4.3 trên, có thể thấy rằng hoạt động chuyển quyền diễn ra trên địa bàn huyện Hàm Yên trong giai đoạn 2012 - 2014.
Đất nông nghiệp chuyển đổi với tổng diện tích là 302,91ha. Trong đó hình thức cho thuê và cho thuê lại QSDĐ là không có. Hình thức chuyển nhượng QSDĐ
là 90,23ha. Hình thức thừa kế QSDĐ là 26,55ha. Hình thức thế chấp bằng giá trị QSDĐ là 98,87ha. Hình thức thế chấp bằng giá trị QSDĐ là 17,96ha. Hình thức tặng cho QSDĐ cao nhất là 69,30ha.
Đất phi nông nghiệp chuyển đổi với tổng diện tích là 158,37ha. Trong đó hình thức cho thuê và cho thuê lại QSDĐ ít nhất 1,15ha. Hình thức chuyển nhượng QSDĐ là 33,33ha. Hình thức thừa kế QSDĐ là 10,91ha. Hình thức thế chấp bằng giá trị QSDĐ là 48,32ha. Hình thức xóa thế chấp bằng giá trị QSDĐ là 20,24ha. Hình thức tặng cho QSDĐ là 44,42ha.
4.4. Đánh giá sự hiểu biết của cán bộ quản lý và người dân huyện Hàm Yên về các hình thức chuyển QSDĐ.
4.4.1. Sự hiểu biết của cán bộ tại phòng TN&MT huyện Hàm Yên về các hình thức chuyển quyền sử dụng đất
Bảng 4.12: Sự hiểu biết của cán bộ tại phòng TN&MT huyện Hàm Yên về các hình thức chuyển quyền sử dụng đất
ĐVT: Tỷ lệ trả lời đúng (%)
Nội dung câu hỏi Cán bộ
1. Sự hiểu biết cơ bản về chuyển quyền sử dụng đất 100 2. Hình thức chuyển đổi quyền sử dụng đất 100 3. Hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất 100 4. Hình thức cho thuê và cho thuê lại quyền sử dụng đất 95 5. Hình thức thừa kế quyền sử dụng đất 100 6. Hình thức tặng cho quyền sử dụng đất 100 7. Hình thức thế chấp quyền sử dụng đất 100 8. Hình thức bảo lãnh quyền sử dụng đất 90 9. Hình thức góp vốn quyền sử dụng đất 100 Trung bình 98,33 (Nguồn số liệu: Số liệu điều tra)
Qua bảng 4.12 ta có thể thấy sự hiểu biết của nhóm cán bộ tại phòng TN&MT huyện Hàm Yên rất cao. Sự hiểu biết đúng của nhóm cán bộ về các quy định chung của chuyển quyền sử dụng đất và các hình thức chuyển quyền sử dụng
đất cao đạt 98,33% trong số những người được phỏng vấn.
Tuy nhiên vẫn còn một số quy định mà cán bộ chưa nắm vững, trong thời gian tới cần phải có biện pháp nâng cao hơn nữa sự hiểu biết của họ về những quy định pháp Luật Đất đai nói chung và về chuyển quyền sử dụng đất nói riêng để thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương.
4.4.2. Đánh giá sự hiểu biết của người dân tại huyện Hàm Yên về các hình thức chuyển quyền sử dụng đất chuyển quyền sử dụng đất
Bảng 4.13: Sự hiểu biết của người dân tại
huyện Hàm Yên về các hình thức chuyển quyền sử dụng đất
ĐVT: Tỷ lệ trả lời đúng (%)
Nội dung câu hỏi Người dân
1.Sự hiểu biết cơ bản về chuyển quyền sử dụng đất 77,5 2. hình thức chuyển đổi quyền sử dụng đất 72,5 3. Hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất 65,83 4. Hình thức cho thuê và cho thuê lại quyền sử dụng đất 87,5 5. Hình thức thừa kế quyền sử dụng đất 81,67 6. Hình thức tặng cho quyền sử dụng đất 97,5 7. Hình thức thế chấp quyền sử dụng đất 63,33 8.Hình thức bảo lãnh quyền sử dụng đất 56,67 9. Hình thức góp vốn quyền sử dụng đất 59,17 Trung bình 73,52 (Nguồn số liệu: Số liệu điều tra)
Qua bảng 4.13 trên ta có nhận xét như sau: Sự hiểu biết của người dân sinh sống tại huyện Hàm Yên về các quy định chung của chuyển quyền sử dụng đất đạt mức khá cao.
Về các hình thức chuyển quyền sử dụng đất, người dân có sự hiểu biết ở mỗi hình thức chuyển quyền là khác nhau. Hình thức cho thuê và cho thuê lại QSDĐ có tỷ lệ trả lời đúng là 87,5%, tặng cho QSDĐ là 97,5%, đây là hai hình thức có tỷ lệ trả lời đúng cao nhất. Hình thức bảo lãnh và hình thức góp vốn có tỷ lệ trả lời đúng thấp nhất lần lượt là 56,67% và 59,17%, còn các hình thức khác tỷ lệ trả lời đúng chỉ nằm ở mức trung bình. Từ đó ta có thể thấy được sự quan tâm chú ý của người
dân về các quy định của pháp luật về công tác quản lý đất đai còn chưa đồng đều. Tuy nhiên những con số trên chưa thể khẳng định được người dân ai cũng có thể nắm rõ hết các quy định, trách nhiệm và quyền lợi của các bên, cũng như trình tự thủ tục thực hiện các hình thức chuyển QSDĐ. Đa số những ai đã tham gia vào hoạt động chuyển quyền trên thì mới nắm rõ các quy định của pháp luật về đất đai. Trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần có các biện pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai sâu rộng hơn tới người dân, mở các lớp tập huấn tại các xã, phường để từ đó nâng cao hơn sự hiểu biết của người dân về pháp Luật Đất đai nói chung và về chuyển QSDĐ nói riêng đồng thời nâng cao công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã, phường.
4.5. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác chuyển QSDĐ trên địa bàn huyện Hàm Yên chuyển QSDĐ trên địa bàn huyện Hàm Yên
4.5.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của cơ quan cấp trên, UBND huyện Hàm Yên đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động các chủ trương, chính sách, các quy định về việc chuyển QSDĐ cho người dân, các cấp, các nghành nhất là cơ quan quản lý đất đai ở địa phương .
- Do đã thực hiện cơ chế “ một cửa” nên thủ tục chuyển QSDĐ được tinh giảm, gọn nhẹ, dễ thực hiện, đặc biệt là các loại giấy tờ liên quan đến chuyển QSDĐ đã được sử dụng đất theo mẫu thống nhất nên đã tạo nhiều thuận lợi cho người sử dụng đất đi đăng kí chuyển QSDĐ và các cán bộ thực hiện công tác này.
- Nhận thức của cán bộ và nhân dân về pháp luật đất đai nói chung, về chính sách chuyển QSDĐ nói riêng ngày càng được nâng cao.
- Việc xác định của địa phương về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai và sự phù hợp với quy hoạch đất đã được tiến hành đầy đủ và kịp thời.
- Ký nhận hồ sơ đảm bảo thời gian quy định trong quy trình chuyển QSDĐ.
4.5.2. Khó khăn
- Công tác quản lý hồ sơ chưa được chặt chẽ, chưa có phòng lưu trữ hồ sơ riêng và chưa đúng quy cách vì vậy hồ sơ nhanh bị xuống cấp, hư hỏng do đó chưa đáp
ứng được những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý đất đai cũng như chuyển QSDĐ.
- Một số hồ sơ đất có nguồn gốc do mua nhà thanh lý đã được cơ quan chức năng cấp trên thụ lý nhưng do điều kiện kinh tế của các hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên chưa có khả năng nộp tiền sử dụng đất
- Một số hộ gia đình sử dụng đất đang có tranh chấp, chưa thống nhất được ranh giới thửa đất, dẫn đến việc không đủ điều kiện chuyển quyền sử dụng đất.
- Cán bộ còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Một số người dân chưa có ý thức trong việc sử dụng đất.
- Người dân còn kém hiểu biết về các hình thức chuyển quyền.
4.5.3. Giải pháp khắc phục
- Để đáp ứng được mục tiêu phát triển của đất nước nói chung và ngành quản lý đất đai nói riêng huyện Hàm Yên cần quan tâm hơn nữa để hạn chế những vi phạm trong pháp luật đất đai.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác đăng ký đất đai, phân loại các loại hồ sơ đủ điều kiện để kiểm tra và trình cấp giấy chứng nhận cho các hộ dân.
- Cần thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ địa chính cấp cơ sở, tăng cường trang thiết bị cho công tác quản lý đất đai nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng đất như công nghệ thông tin, số hóa bản đồ…
- Trong quá trình thực hiện cần kiến nghị UBNND tỉnh Tuyên Quang và Sở Tài nguyên và Môi trường quan tâm chỉ đạo kịp thời, cung cấp tài liệu để giúp công tác quản lý đất đai tại địa phương được tốt hơn.
- Huyện cần phổ biến sâu rộng hơn chính sách pháp luật về đất đai để người dân hiểu biết, cương quyết trong việc xử lý những vi phạm pháp luật về đất đai.
- Nhanh chóng giải quyết những trường hợp tranh chấp, lấn chiếm đất đai, hướng dẫn cho các trường hợp sử dụng sai mục đích hiểu và thực hiện đúng chính sách pháp luật về đất đai.
- Hội đồng nhân dân cần có kế hoạch giám sát thường xuyên đối với công tác chuyển quyền sử dụng đất.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua quá trình thu thập và điều tra phân tích số liệu về chuyển QSDĐ tại huyện Hàm Yên, đề tài này đã thu được kết quả tóm tắt như sau:
* Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội:
Tổng diện tích tự nhiên của huyện theo số liệu điều chỉnh kết quả thống kê đất đai năm 2013 là 90.054,60 ha, bao gồm 18 đơn vị hành chính.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 – 2014 đạt 16,02%/năm, năm 2013 là 20,75%/năm.
* Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai:
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 90.054,60 ha. Trong đó:
Tổng diện tích đất nông nghiệp 82.955,01 ha, chiếm 92,24% diện tích tự nhiên của huyện và 15,59% diện tích nhóm đất nông nghiệp trong toàn tỉnh.
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp của huyện Hàm Yên là 4.764,14 ha, chiếm 5,29% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện và 11,07% diện tích nhóm đất phi nông nghiệp trong toàn tỉnh.
Diện tích đất chưa sử dụng của huyện là 2.335,45 ha, chiếm 2,59% diện tích đất tự nhiên của huyện và 19,85% diện tích đất chưa sử dụng trong toàn tỉnh.
* Kết quả về chuyển quyền sử dụng đất của huyện Hàm Yên:
Trong 8 hình thức chuyển QSDĐ đã được quy định tại Luật Đất đai 2003 thì qua điều tra ta thấy trong giai đoạn này chỉ diễn ra 5 trường hợp chuyển QSDĐ. Trong đó:
- Hình thức chuyển nhượng QSDĐ có 1510 trường hợp đăng ký với tổng diện tích là 123,65ha.
- Hình thức cho thuê, cho thuê lại có 56 trường hợp với diện tích 1,15ha. - Hình thức thừa kế QSDĐ có 477 trường hợp đăng ký với tổng diện tích 37,46ha.
- Hình thức xóa thế chấp có 651 hồ sơ đăng ký với tổng diện tích là 38,20ha. - Hình thức tặng cho QSDĐ có 1551 trường hợp với diện tích là 113,72ha. * Đánh giá công tác chuyển QSDĐ của huyện Hàm Yên qua sự hiểu biết của CBQL và người dân:
Qua điều tra phỏng vấn CBQL với 10 phiếu điều tra và người dân với 30 phiếu điều tra đã chuẩn bị sẵn ta thấy sự hiểu biết đúng của CBQL và người dân về chuyển QSDĐ là khá cao, cụ thể như sau:
Nhóm cán bộ có sự hiểu biết đúng về các quy định chung của chuyển QSDĐ đạt tỷ lệ rất cao trung bình là 98,33%.
Nhóm người dân gồm người dân tự do và người dân hoạt động sản xuất nông nghiệp có sự hiểu biết về chuyển quyền sử dụng đất cũng khá cao, người dân hiểu đúng về chuyển QSDĐ trung bình là 73,52%, tuy nhiên vẫn còn 26,48% tỷ lệ người dân hiểu biết lệch lạc hay chưa nắm rõ về các quy định của chuyển QSDĐ.
5.2. Đề nghị
Trên cơ sở số liệu đã điều tra, thu thập và phân tích. Để thúc đẩy sự phát triển các hoạt động chuyển QSDĐ tại địa phương trong thời gian tới, cần:
1. Cơ quan quản lý phải là người am hiểu sâu rộng về pháp luật nói chung và sự hiểu biết về các hình thức chuyển QSDĐ nói riêng nhằm nâng cao trình độ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.
2. Cơ quan quản lý cũng cần có sự linh động các thủ tục hành chính, trình tự thực hiện nhằm tạo điều kiện cho người dân thực hiện nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
3. Mở rộng các chương trình phổ biến pháp luật đất đai đến người dân trong địa phương nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật khi tham gia các hình thức chuyển QSDĐ.
4. Tăng cường công tác quản lý đất đai, các văn bản liên quan đến lĩnh vực đất đai phải được phổ biến rộng rãi trong cơ quan quản lý nhà nước, và người dân địa phương.
5. Cần đảm bảo lợi ích của người dân khi tham gia các hoạt động chuyển QSDĐ, khuyến khích người dân đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện chuyển QSDĐ theo đúng quy định của pháp luật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tư Pháp-Bộ Tài nguyên môi trường (2006), Thông tư liên tịch 03/2006/TTLT- BTP-BTNMT của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT - BTP - BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn việc đăng ký