Tình hình thực hiện thanh toán quốc tế bằng các phương thức

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch GP.Bank (Trang 27)

2.1.2.1. Phương thức chuyển tiền

a, Quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền tại Ngân hàng GP.Bank

Với hoạt động chuyển tiền đi: quy trình hoạt động chuyển tiền đi tại GP.Bank được tiến hành thống nhất như sau:

Sơ đồ 2.1: Quy trình chuyển tiền quốc tế tại GP.Bank

(Nguồn: Quyết định về việc ban hành Quy trình chuyển – nhận tiền quốc tế tại Ngân hàng GP.Bank )

Cụ thế như sau:

• Tại Đơn vị: Sau khi khách hàng được hướng dẫn lập và tiếp nhận hồ sơ gốc, bộ phận lưu trữ hồ sơ khách hàng sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của mẫu câu, chữ ký; GDC/CHKH/CVHT kiểm tra bộ hồ sơ Chuyển tiền, Lệnh chuyển

tiền. Sau đó ngân hàng sẽ kiểm soát, phê duyệt hồ sơ chuyển tiền và thực hiện thông báo cho khách hàng và lưu chuyển hồ sơ tới phòng Thanh toán quốc tế.

• Tại phòng TTQT: CVTTQT tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sau đó soạn điện chuyển tiền, hạch toán và thu phí TTQT . KSV kiểm tra tính hợp lệ của Lệnh chuyển tiền; Trưởng/phó phòng TTQT hoặc người được ủy quyền thực hiện phát điện (mở cổng SWIFT)

• Lưu hồ sơ chuyển tiền đi tại phòng TTQT và tại đơn vị.

• Xử lý các sai sót xảy ra khi GP.Bank lập điện hoặc do khách hàng hoặc do hệ thống SWIFT gây ra.

• Kiểm tra và theo dõi chứng từ gốc.

Về hoạt động chuyển tiền về: Hoạt động nhận tiền quốc tế tại GP.Bank được thực hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2: Quy trình nhận tiền quốc tế tại GP.Bank

(Nguồn: Quyết định về việc ban hành Quy trình chuyển – nhận tiền quốc tế tại Ngân hàng GP.Bank )

• Kiểm tra và hạch toán nhận tiền đến tại phòng TTQT: CVTTQT kiểm tra lệnh báo có nhận qua SWIFT hoặc chứng từ nhận từ Ngân hàng giữ tài khoản Nostro sau đó tiến hành hạch toán và kiểm soát tiền đến.

• Xử lý sai sót trong nhận tiền đến tại phòng TTQT

• Lưu chứng từ kế toán tiền đến tại phòng TTQT và đơn vị

b, Kết quả TTQT bằng phương thức chuyển tiền tại Sở giao dịch GP.Bank

Hiện nay, mọi tổ chức, cá nhân cư trú và không cư trú đều phải tuân theo các quy định về chế độ quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bởi vậy, việc chuyển tiền của cá nhân ra nước ngoài còn có nhiều hạn chế, chủ yếu là chuyển tiền cá nhân cho đối tượng là người không cư trú tại Việt Nam. Tỷ trọng chuyển tiền tại Sở giao dịch GP.Bank chiếm khoảng 9% - 10% trong doanh thu của hoạt động thanh toán quốc tế.

Bảng 2.2 cung cấp số liệu về doanh số chuyển tiền đi và nhận tiền về tại Sở giao dịch GP.Bank. Theo kết quả kinh doanh thì hoạt động chuyển tiền ngày càng phát triển trong các năm từ năm 2011 đến năm 2013.

Bảng 2.2: Doanh số chuyển tiền đi và nhận tiền về tại Sở giao dịch GP.Bank thời gian gần đây (Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh số chuyển tiền đi 6024,20 9566,18 10007,00

Doanh số nhận tiền về 7606,72 10201,85 14524,79

Biểu đồ 2.2: Doanh số hoạt động chyển tiền tại Sở giao dịch GP.Bank

(Đơn vị: Triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại Sở giao dịch GP.Bank qua các năm) Về hoạt động chuyển tiền đi: Hoạt động chuyển tiền đi chủ yếu là chuyển tiền giữa các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu, tỷ trọng chuyển tiền cá nhân là rất ít trong doanh số chuyển tiền. Năm 2011 doanh số chuyển tiền đi là 6024,2 triệu đồng thì đến năm 2012 đã tăng lên 9566,18 triệu đồng, tăng 57,79% so với năm 2011. Năm 2013, doanh số chuyển tiền đi tại Sở giao dịch GP.Bank đạt hơn 10.000 triệu đồng, tăng 4,6% so với năm 2012 và 66,11% so với năm 2011.

Về hoạt động nhận tiền về: hoạt động này bao gồm các hoạt động kiều hối, thực hiện lệch thanh toán tiền bằng cách chuyển tiền trước hoặc sau khi giao hàng. Đây là các sản phẩm dịch vụ sẵn có, tùy thuộc nhiều vào lượng khách hàng mở tài khoản và uy tín thanh toán tại GP.Bank. Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy rằng doanh số nhận tiền về không ngừng tăng qua các năm 2011 – 2013.Năm 2011, doanh số chuyển tiền đi đạt 7606,72 triệu đồng, chiếm 31,74% trong tổng doanh thu từ hoạt động TTQT của Sở gioa dịch GP.Bank. Năm 2012, doanh số nhận tiền về đạt 10201,85 triệu đồng, tăng 34,11% so vói năm 2011. Năm 2013, doanh sô nhận tiền về tiếp tục tăng, đạt 14524,79 triệu đồng , chiếm 29, 17% doanh thu của hoạt động TTQT.

Sở dĩ doanh số chuyển tiền tăng dần trong giai đoạn 2011- 2013 là do thời điểm năm 2011, Sở giao dịch mới được thành lập 2 năm, các hợp đồng chuyển tiền còn hạn chế về cả số lượng và quy mô. Đên năm 2012 và 2013, tình hình kinh doanh của Sở giao dịch GP.Bank dần đi vào ổn định và tạo được uy tín với khách hàng, bởi vậy hoạt động chuyển tiền ngàng càng phát triển và chất lượng dịch vụ được nâng cao.

2.1.2.2. Phương thức nhờ thu

a, Quy trình thanh toán bằng phương thức nhờ thu nhập khẩu tại GP.Bank

Sơ đồ 2.3: Quy trình thực hiện nhờ thu nhập khẩu tại GP.Bank

(Nguồn: Quyết định về việc ban hành Quy trình TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ và nhờ thu tại Ngân hàng GP.Bank )

Cụ thể như sau:

• Tiếp nhận bộ chứng từ: CVTTQT tiếp nhận BCT nhờ thu nhập khẩu từ Ngân hàng nước ngoài gửi về, tiến hành kiểm tra số lượng, nội dung BCT, nhập dữ liệu BCT vào hệ thống T24. KSV kiểm soát các nội dung kiểm tra bộ chứng từ nhờ thu, chuyển cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu đồng ý thì phê duyệt chấp thuận nhờ thu, không đồng ý thì chuyển lại hồ sơ cho CVTTQT để hoàn thiện.

• Thông báo cho khách hàng: CVTTQT chuyển Thông báo nhờ thu có đầy đủ chữ ký của cấp có thẩm quyền tới CVKH/CVHT để thông báo cho khách hàng. Sau khi nhận được thông báo đồng ý thanh toán từ khách hàng, CVTTQT gửi BCT gốc cho Đơn vị trực tiếp xử lý, ký hậu vận đơn/phát hành ủy quyền nhận hàng (nếu có) và giao bộ chứng từ gốc cho khách hàng.

Phiếu đề nghị thanh toán, căn cứ chỉ dẫn của Ngân hàng đòi tiền trên chỉ thị nhờ thu, soạn điện và thông báo thanh toán. Sau đó, CVTTQT hạch toán thanh toán và thu các phí liên quan đến BCT Nhờ thu theo Biểu phí hiện hành của GP.Bank. KSV kiểsm soát và phê duyệt nội dung thanh toán, sau đó trưởng phòng TTQT/ người được ủy quyền tiến hành phát điện.

• Trường hợp KH từ chối thanh toán: CVTTQT căn cứ vào ý kiến của khách hàng và đề nghị gửi điện từ chối thanh toán nhờ thu của đơn vị lập điện trả lời ngay cho Ngân hàng gửi nhờ thu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và giữ BCT chờ chỉ thị của Ngân hàng gửi Nhờ thu.

• Lưu hồ sơ tại phòng TTQT và tại Đơn vị.

b, Kết quả của hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu nhập khẩu tại Sở giao dịch GP.Bank

Doanh số nhờ thu nhập khẩu chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế qua các năm. Tuy nhiên, do phương thức nhờ thu có ưu điểm nhanh, an toàn và chi phí hợp lý nên các khách hàng lựa chọn phương thức nhờ thu để thanh toán tại Sở giao dịch Gp.Bank ngày một nhiều trong thời gian gần đây. Chính bởi vậy, doanh số nhờ thu nhập khẩu cũng tăng dần trong giai đoạn 2011 – 2013. Năm 2012, doanh số nhờ thu nhập khẩu trong kỳ đạt 39.580 triệu đồng , tăng 4160 triệu đồng (tương ứng tăng 11,7%) so với năm 2011. Đến năm 2013, doanh số nhờ thu nhập khẩu đạt 43,60 triệu đồng, tăng 10,15% so với năm 2012.

Bảng 2.3: Doanh số nhờ thu nhập khẩu tại Sở giao dịch GP.Bank giai đoạn 2011 - 2013

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu chung từ hoạt động TTQT 13.965,12 41.813,96 49.785,05 Trong đó:

- Doanh số nhờ thu nhập khẩu trong kỳ 35,420 39,580 43,600

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại Sở giao dịch GP.Bank qua các năm)

Bảng 2.3: Doanh số nhờ thu nhập khẩu tại Sở giao dịch GP.Bank giai đoạn 2011 – 2013 (Đơn vị: triệu đồng)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại Sở giao dịch GP.Bank qua các năm)

Phương thức nhờ thu nhập khẩu chủ yếu áp dụng cho các khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp, công ty. Có thể thấy rằng doanh số nhờ thu nhập khẩu ít hơn so với chuyển tiền. Tuy nhiên đây vẫn là một nguồn thu đầy hứa hẹn tại Sở giao dịch GP.Bank.

2.1.2.3. Phương thức tín dụng chứng từ

a, Quy trình thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu tại GP.Bank

- Phát hành L/C nhập khẩu tại Đơn vị/ Phòng TTQT: CVTTQT tiếp nđhận hồ sơ từ các đơn vị và kiểm tra hồ sơ để đảm bảo có đầy đủ chữ ký của các cấp có thẩm

quyển, đảm bảo mã khóa thanh toán đúng với yêu cầu. Sau đó tiến hành soạn điện phát hành, thu phí và trích quỹ L/C. KSV kiểm soát lịa nội dung điện mở L/C và việc hạch toán, kiểm tra lị hồ sơ L/C ..., chuyển lại cho CVTTQT trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cấp có thẩm quyền tiến hành phê duyệt lần cuối và tiến hành phát điện (mở cổng SWIFT). CVTTQT thông báo cho đơn vị về việc thực hiện phát hành L/C.

Sơ đồ 2.4: Quy trình phát hành L/C nhập khẩu tại GP.Bank

(Nguồn: Quyết định về việc ban hành Quy trình TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ và nhờ thu tại Ngân hàng GP.Bank )

- Sửa đồi/hủy L/C nhập khẩu tại đơn vị/ phòng TTQT: CVTTQT tiếp nhận hồ sơ từ các đơn vị và kiểm tra , sau đó soạn điện sửa đổi L/C và thu phí/ trích ký quỹ (nếu có). KSV kiểm soát nội dung điện sửa đổi L/C, kiểm tra việc hoạch toán và trình cấp có thẩm quyền để phê duyệt. Cấp có thẩm quyền phê duyệt và tiến hành phát điện, thông báo.

- Xử lý BCT L/C nhập khẩu tại phòng TTQT: CVTTQT tiếp nhận, kiểm tra BCT, ra thông báo. KSV tiến hành kiểm soát và chuyển cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau đó, CVTTQT gửi thông báo tình trạng chứng từ cho CVKH/CVHT cho đơn vị ký thông báo cho khách hàng, đảm bảo việc thanh toán được thực hiện đúng hạn theo tập quán thanh toán quốc tế.

Sơ đồ 2.5: Quy trình sửa đổi/hủy L/C nhập khẩu tại GP.Bank

(Nguồn: Quyết định về việc ban hành Quy trình chuyển – nhận tiền quốc tế tại Ngân hàng GP.Bank )

- Thực hiện thanh toán L/C :

• Tiếp nhận đề nghị thanh toán, hạch toán, thu phí và soạn điện: CVTTQT kiểm ra đảm bảo mã testkey chính xác, kiểm tra lại các TK cỉa khách hàng trên yêu cầu , kiểm tra chỉ dẫn đòi tiên, hạch toán trên tài khoản Nostro

thích hợp.

• Kiểm soát và phê duyệt giao dịch thanh toán L/C: KSV kiểm tra và cấp có thẩm quyền phê duyệt nội dung thanh toán L/C do CVTTQT đã thực hiện.

• Phát điện: sau khi phe duyệt xong điện trên T24, Trưởng/ phó phòng TTQT hoặc người được ủy quyền phối hợp với trung tâm điện toán để chuyển điện sang hệ thống SWIFT.

- Tiến hành hủy L/C còn hiệu lực nếu nhận được yêu cầu hủy L/C của ngân hàng nước ngoài hoặc người mở yêu cầu hủy L/C. Hủy L/C đã hết hạn hiệu lực và đóng hồ sơ L/C.

- Lưu hồ sơ tại đơn vị/ Phòng TTQT.

Sơ đồ 2.6: Quy trình xử lý chứng từ/ thanh toán L/c nhập khẩu tại GP.Bank

(Nguồn: Quyết định về việc ban hành Quy trình chuyển – nhận tiền quốc tế tại Ngân hàng GP.Bank )

b, Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu tại Sở giao dịch GP.Bank

Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức quan trọng nhất và được sử dụng nhiều nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế tại GP.Bank. Ưu điểm của phương thức này là đảm bảo an toàn với người nhập khẩu và xuất khẩu đồng thời đem lại cho ngân hàng nguồn thu từ việc mở sửa đổi, điều chỉnh L/C, phí thông báo, xác nhận L/C... Bởi vậy phương thức này chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch GP.Bank.

Bảng 2.4: Giá trị TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu tại Sở giao dịch GP.Bank thời gian gần đây

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số hợp đồng thực hiện 1045 1256 1290

Giá trị L/C nhập khẩu trong kỳ

(triệu đồng) 10298,78 22006,35 25209,66 Tỷ trọng trong doanh thu từ TTQT (%) 42,974 52,629 50,637

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại Sở giao dịch GP.Bank qua các năm)

Bảng 2.4: Giá trị L/C nhập khẩu trong kỳ giai đoạn 2011 – 2013 (Đơn vị: triệu đồng)

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại Sở giao dịch GP.Bank qua các năm)

Từ bảng số liệu ta có thể thấy thanh toán quốc tế bằng phương thức L/C nhập khẩu tăng dần qua các năm 2011 – 2013 về cả số hợp đồng thực hiện và giá trị. Năm 2012, số món thực hiện thanh toán bằng L/C nhập khẩu đạt 1256 hợp

đồng, tăng 20,19 % (tương ứng với 211 món thực hiện), giá trị L/C nhập khẩu đạt 22006,35 triệu đồng, tăng gần gấp đôi so vói năm 2011 . Đến năm 2013, số món thực hiện đạt 1290 món, đạt giá trị 25209,66 triệu đồng, tăng 14,55% so với năm 2012. Có thể nhận thấy rằng tuy số món thực hiện và giá trị L/C xuất khẩu tăng dần qua các năm nhưng giá trị L/C thực hiện không quá lớn. Nguyên nhân là do khách hàng thực hiện TTQT tại Sở giao dịch GP.Bank chủ yếu vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, giá trị các hợp đồng thực hiện không lớn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này chỉ đang thực hiện thanh toán bằng phương thức L/C truyền thống ( tức là L/C trả ngay, không hủy ngang, có xác nhận ), còn các hình thức L/C khác thì vẫn chưa được phổ biến.

2.2. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SỞ GIAODỊCH GP.BANK DỊCH GP.BANK

2.2.1. Thành công đạt được

Trong thời gian vừa qua, Sở giao dịch GP.Bank đã đạt được nhiều thành công trong hoạt động thanh toán quốc tế, chứng tỏ được nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên và ban giám đốc Sở giao dịch trong việc hoàn thiện hệ thống thanh toán quốc tế.

Thứ nhất, hoạt động TTQT tại Sở giao dịch GP.Bank đã đạt được những

kết quả đáng khích lệ. Doanh thu từ hoạt động TTQT tăng dần qua các năm, đặc biệt trong giai đoạn 2011- 2013 và quý I/2014. Hoạt động TTQT đã không ngừng đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng, đem lại cho ngân hàng nhiều cơ hội kinh doanh và nhiều khách hàng thân thiết. Điều này cho thấy rằng hoạt động này đang phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng đối với GP.Bank nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung. Doanh thu từ TTQT chiếm khoảng 10 – 15% doanh thu chung của Sở giao dịch GP.Bank. Hoạt động TTQT tại Sở giao dịch GP.Bank tiến hành theo đúng quy trình, luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu, bởi vậy ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng.

Thứ hai, hoạt động TTQT đang dần được cải thiện về cả phương thức

thực hiện và chất lượng dịch vụ. Hiện nay Sở giao dịch GP.Bank đã thực hiện được hầu hết các phương thức thanh toán quốc tế từ đơn giản như phương thức chuyển tiền đến các phương thức phức tạp hơn là nhờ thu hay phương thức cần quy trình chặt chẽ và các cán bộ thực hiện nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ như phương thức tín dụng chứng từ.

Thứ ba, Sở giao dịch GP.Bank đã thực hiện được nhiều chính sách thu hút

khách hàng thực hiện hoạt động TTQT. Khách hàng tại Sở giao dịch GP.Bank ngày càng được mở rộng, nêu thời điểm mới thành lập khách hàng chủ yếu là các

doanh nghiệp vừa và nhỏ thì thời điểm hiện tại, nguồn khách hàng được mở rộng sang cả các doanh nghiệp lớn và các khách hàng cá nhân có nhu cầu.

Thứ tư, hoạt động TTQT được đẩy mạnh đã góp phần nâng cao trình độ

chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên tại Sở giao dịch GP.Bank. Quá trình TTQT với yêu cầu quá trình thực hiện chặt chẽ, theo đúng quy trình đã tạo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch GP.Bank (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w