Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNVN) là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực tiền tệ đồng thời cũng là cơ quan chủ quản, trực tiếp phụ trách chỉ đạo hoạt động TTQT của các ngân hàng thương mại. Bởi vậy NHNNVN cần nghiên cứu các quy định cho hoạt động TTQT của các Ngân hàng thương mại một cách hợp lý, đồng bộ nhưng vẫn thông thoáng để các ngân hàng có thể tụ chịu trách nhiệm và hoàn thiện hoạt động TTQT của mình.
NHNNVN cần hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tiến tới hoàn thiện thị trường thị trường hối đoái của Việt Nam. Việc hoàn thiện này là một trong những điều kiện quan trọng để ngân hàng mở rộng kinh doanh ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng và phục vụ nhu cầu TTQT của các ngân hàng. Để hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, NHNNVN có thế thực hiện các biện pháp sau:
• Đa dạng hóa các loại ngoại tế, các phương thức thanh toán quốc tế trên thị trường. Ngoài giao dịch bằng USD là chủ yếu, các ngoại tệ khác như GBP, JPY, CND... cũng cần được mở rộng giao dịch.
• Đa dạng hóa các hình thức mua bán ngoại tệ. Hiện nay các giao dịch trên thị trường chỉ mới là giao ngay, hoán đổi. Trong thời gian tới, NHNNVN cần có các chính sách khuyến khích và định hướng phát triển các hình thức giao dịch kỳ hạn, tương lai, quyền chọn đồng thời phát triển nghiệp vụ vay mượn ngoại tệ, nghiệp vụ tiền gửi qua đêm trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
• Cần đa dạng hóa đối tượng tham gia thị trường liên ngân hàng ngoài các thành viên hiện tại như NHNNVN và các NHTM, cần có thêm các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các nhà môi giới, các ngân hàng có vốn góp nước ngài... tạo sự phát triển cho thị trường cả về lượng và về chất.
NHNNVN cũng cần thực hiện các biện pháp nhằm ổn định tỷ giá hối đoái trên thị trường, điều chinh tỷ giá linh hoạt, bám sát cung cầu trên thị trường, tạo cơ sở để hoạt động TTQT diễn ra ổn định.
KẾT LUẬN
Cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng, hoạt động buôn bán giữa các nước diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đó, hoạt động TTQT đã và đang khẳng định được vị trí ngày càng quan trọng cũng như tiềm năng phát triển đối với hoạt động ngoại thương nói chung và đối với các Ngân hàng Thương mại nói riêng. Đối với Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu, mảng kinh doanh này đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, song bên cạnh đó vẫn tồn tại một số những vướng mắc cần được khắc phục để tương xứng với vai trò và tiềm năng của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên của nền kinh tế.
Với đề tài: “Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế cho doanh nghiệp nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu ”, em đã tập trung phân tích thực trạng tình hình hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TTQT cho doanh nghiệp nhập khẩu nói riêng tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu với mục đích đưa ra những nhận định cũng như những giải pháp nhằm phát triển hơn nữa hoạt động này tại Sở giao dịch, góp phần hoàn thiện hơn nữa hoạt động TTQT trên hệ thống Ngân hàng TMCP trên cả nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng - Giáo trình Kinh tế Quốc tế - NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
2. TS Tạ Lợi, PGS.TS Nguyễn Thị Hường – Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương, Lý thuyết và thực hành – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
3. TS.Trần Văn Hòe - Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
4. TS. Trần Văn Hòe - Giáo trình Tín dụng và thanh toán thương mại quốc tế - NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
5. Báo cáo kết quả kinh doanh tại Sở giao dịch GP.Bank qua các năm 2011 – 2013 và Quý I/2014
6. Báo cáo thường niên tại GP.Bank qua các năm 2011 -2013.
7. Quyết định số 1133/2013/QĐ-TGD về việc ban hành Quy trình Chuyển – nhận tiền quốc tế tại GP.Bank.
8. Quyết định số 1132/2013/QĐ-TGD về việc ban hành Quy trình thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ và nhờ thu tại GP.Bank.
9. Trang web: http://gpbank.com.vn