Tăng trưởng tuyệt đối của dê cỏ

Một phần của tài liệu Đánh giá sức sản xuất của dê cỏ và tổ hợp lai giữa dê cỏ với đực f1 (boter x bách thảo) nuôi tại huyện chợ mới tỉnh bắc kạn (Trang 43 - 45)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4.1Tăng trưởng tuyệt đối của dê cỏ

Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy cường độ sinh trưởng tuyệt đối của dê cỏ nuôi truyền thống tại huyện Chợ Mới cao nhất ở giai đoạn 1-3 tháng tuổi, trung bình 61,64 g/con/ngày. Trong đó dê đực có mức độ tăng khối lượng cao hơn dê cái ở các giai đoạn tuổi. Cụ thể ở giai đoạn SS-1 tháng tuổi tăng khối lượng của dê đực là 58,00g/con/ngày, dê cái là 52,42g/con/ngày. Giai đoan 1-3 tháng tuổi mức độ tăng khối lượng cao nhất tương ứng 70,33/con/ngày (đực), 52,96g/con/ngày (cái). Sau đó tốc độ tăng trưởng tuyệt đối giảm nhẹ cho đến 9 tháng tuổi. Ở giai đoạn 9-12 tháng tuổi dê đực tăng 33,17g/con/ngày. Kết quả này phù hợp với quy luật phát triển không đồng đều theo giai đoạn của gia súc. Kết quả nghiên cứu của Trần Trang Nhung (2000), Nguyễn Đình Minh (2002), Đinh Văn Bình và Cs (2003), Lê Văn Thông (2004) tốc độ tăng khối lượng của dê cỏ cao nhất ở giai đoạn SS-3 tháng tuổi, sau đó giảm từ từ cho đến 9 tháng tuổi, từ 10 tháng tuổi trở đi tốc độ tăng khối lượng giảm.

Theo kết quả nghiên cứu của Lê Văn Thông (2004) tăng khối lượng tuyệt đối của dê cỏ từ SS-12 tháng tuổi đạt 60,31g/con/ngày và 50,36g/con/ngày. Theo Lê Anh Dương (2007) cho biết dê đại phương nuôi tại Đắk Lắk tăng khối lượng tuyệt đối từ SS-12 tháng tuổi của dê đực là 68,37g/con/ngày, dê cái là 57,63g/con/ngày. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi: Tăng khối lượng tuyệt đối của dê đại phương nuôi truyền thống từ SS-12 tháng tuổi với dê đực 47,31g/con/ngày, dê cái là 42,74g/con/ngày. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chung tôi thấp hơn so với kết quả của các tác giả nói trên.

So sánh khả năng tăng trưởng tuyệt đối của dê cỏ nuôi với dê cỏ được làm tươi máu cho thấy khi thay đổi đực giống, đàn dê con được sinh ra có khả năng trọng tuyệt đối cao hơn dê cỏ nuôi truyền thống ở mọi thời điểm và có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05). Cụ thể ở giai đoạn SS – 1 tháng tuổi tăng trọng tuyệt đối trung bình của dê được làm tươi máu là 60,50g/con/ngày cao hơn dê truyền thống là 55,21g/con/ngày (P< 0,05), giai đoạn 1 – 3 tháng tuổi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

tăng trọng tuyệt đối trung bình của dê được làm tươi máu là 72,19g/con/ngày cao hơn dê truyền thống là 61,64 g/con/ngày. Ở giai đoạn 6 – 9, 9 – 12 tháng tuổi tăng trọng tuyệt đối trung bình của dê được làm tươi máu lần lượt là: 46,47 g/con/ngày, 40,09 g/con/ngày cao hơn so với dê cỏ nuôi truyền thống: 35,51 g/con/ngày, 32,81 g/con/ngày. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

Trung bình từ SS – 12 tháng tuổi tăng trọng tuyệt đối của dê được làm tươi máu (52,17 g/con/ngày) cao hơn dê nuôi truyền thống (44,02 g/con/ngày). Điều này chứng tỏ việc làm tươi máu, hạn chế sự cận huyết đã cải thiện được tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của đàn dê cỏ tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.

So sánh độ tăng khối lượng tuyệt đối của dê cỏ nuôi tại Bắc Kạn với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương. Kết quả nghiên cứu của Trần Trang Nhung (2000), tăng khối lượng tuyệt đối của dê cỏ vùng Đông Bắc từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi đạt 1,47 kg/con/tháng (dê đực) và 1,18 kg/con/tháng (dê cái). Theo Nguyễn Đình Minh (2002) tăng khối lượng tuyệt đối của dê cỏ từ giai đoạn sơ sinh đến 12 tháng tuổi đạt 1,43 kg/con/tháng (dê đực) và 1,16 kg/con/tháng (dê cái). Nghiên cứu của Đinh Văn Bình và cs, 2003b cho thấy tăng khối lượng tuyệt đối của dê cỏ từ giai đoạn sơ sinh đến 12 tháng tuổi đạt 49,30 g/con/ngày (dê đực) và 40,20 g/con/ngày (dê cái).

Dê cỏ tuân theo quy luật sinh trưởng không đồng đều (theo giai đoạn) và tính biệt (dê đực luôn có cường độ tăng khối lượng cao hơn so với dê cái ở mọi thời điểm, tăng khối lượng tuyệt đối của dê cỏ cao nhất ở giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi, sau đó có xu thế giảm dần theo tháng tuổi.

Dê cỏ có khối lượng nhỏ, tăng khối lượng chậm. Đây chính là những điểm yếu của dê cỏ cần được cải tạo, đồng thời là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và sự phát triển của chăn nuôi dê.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

Một phần của tài liệu Đánh giá sức sản xuất của dê cỏ và tổ hợp lai giữa dê cỏ với đực f1 (boter x bách thảo) nuôi tại huyện chợ mới tỉnh bắc kạn (Trang 43 - 45)