4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.9 Tình hình dịch bệnh của đàn dê
Trong chăn nuôi ngoài yếu tố dinh dưỡng, tỷ lệ mắc bệnh cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng sản phẩm. Dê có khả năng đề kháng tốt với một số bệnh thông thường nhờ thức ăn trong khẩu phần của dê có một số loại lá cây vị chát dê thích ăn. Dù vậy, dê vẫn mắc một số bệnh như viêm phổi, ghẻ, viêm loét miệng, tiêu chảy, chướng hơi... Tỷ lệ mắc bệnh của đàn dê nuôi tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn được trình bày ở bảng 4.13.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51
Bảng 4.13: Tình hình dịch bệnh của đàn dê
Stt Tên bệnh
Dê cỏ
(n=164 )
Dê lai 3 máu
(25% Boer 25% BT 50%Cỏ) (n=148 ) Số con mắc Tỷ lệ (%) Số con chết Tỷ lệ chết (%) Số con mắc Tỷ lệ (%) Số con chết Tỷ lệ chết (%) 1 Viêm phổi 13 7,92 2 1,21 15 10,13 4 2,70 2 Đau mắt 19 11,58 0 0 28 18,91 0 0 3 Viêm loét miệng 28 17,07 3 1,82 33 22,29 5 3,37 4 Tiêu chảy 22 13,41 b 5 3,04 47 31,75 a 7 4,72 5 Chướng bụng 11 6,71 0 0 14 9,45 1 0,67 6 Ghẻ 14 8,53 1 0,61 23 15,54 2 1,35 7 Nguyên nhân khác 8 4,87 2 1,21 11 7,43 3 2,02 Tổng 13 22
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81
Qua bảng 4.13 cho thấy đối với dê cỏ, bệnh có tỷ lệ mắc cao là viêm loét miệng (17,07%) sau đến tiêu chảy (13,4150; Bệnh có tỷ lệ mắc thấp là chướng bụng (6,71%) và bệnh do các nguyên nhân khác (4,87%). Dê lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ), bệnh có tỷ lệ mắc cao là tiêu chảy (31,75%), viêm loét miệng (22,29%); bệnh có tỷ lệ mắc thấp do nguyên nhân khác (7,43%) và chướng bụng (9,45%).
Các bệnh xảy ra có chiều hướng cao hơn ở nhóm dê lai và thấp hơn ở dê cỏ. Cụ thể tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy thấp nhất ở dê cỏ (13,41%), sau đến dê lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ) (31,75%). Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở dê cỏ so với 2 nhóm dê lai 3 máu có sai khác thống kê (P<0,05. Tỷ lệ mắc các bệnh khác như viêm phổi, đau mắt, viêm loét miệng, chướng bụng, ghẻ…đều có xu hướng thấp hơn ở nhóm dê cỏ và cao hơn ở hai nhóm dê lai 3 máu, nhưng không có sự sai khác thống kê (P>0,05). Kết quả trên cho thấy dê lai có sức đề kháng bệnh tật thấp hơn dê cỏ. Điều này cũng phù hợp với các chỉ tiêu về sinh lý máu. Số lượng bạch cầu và tỷ lệ lâm ba cầu của dê cỏ đều cao hơn dê lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ), có thể đánh giá dê cỏ có sức đề kháng bệnh tốt hơn dê lai 3 máu. Các bệnh có tỷ lệ chết cao ở cả 2 loại dê là bệnh tiêu chảy, viêm loét miệng, chết do nguyên nhân khác và các bệnh có tỷ lệ chết thấp là đau mắt và chướng bụng. Sự khác nhau về tỷ lệ chết của từng bệnh ở 3 loại dê không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Dê chết chủ yếu ở lứa tuổi từ 1 đến 3 tháng tuổi. Nguyên nhân do người chăn nuôi không vệ sinh chuồng trại thường xuyên, phân dê để lưu cữu dưới gầm sàn. Mặt khác dê con sau 1 tháng đã theo mẹ lên đồi, rừng và bắt đầu tập ăn các lá cây địa phương, nên dê thường mắc bệnh tiêu chảy ở giai đoạn 1-3 tháng tuổi.
Tổng hợp tỷ lệ chết ở dê cỏ là 7,92%, ở dê lai (25% Boer 25% BT 50%Cỏ) là 14,86% . Sự khác nhau về tỷ lệ chết ở 2 loại dê không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82
Bảng 4.14: Hiệu quả kinh tế chăn nuôi dê tại Bắc Kạn
Chỉ tiêu Đơn vị
tính Dê cỏ
Đực F1 (BoerxBT) x Cỏ
Chỉ tiêu sinh sản
Số con đẻ ra trên lứa con/lứa 1,60 1,60 Số lứa đẻ ra trên năm lứa/năm 1,73 1,73 Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến
xuất bán (9 tháng tuổi) % 92,08 85,14
Chỉ tiêu sinh trưởng
Khối lượng bình quân chung
(đực, cái) lúc 9 tháng tuổi kg/con 14,79 22,53
Ngoài một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, trong chăn nuôi dê còn có rất nhiều lợi thế khác như: Vốn đầu tư cho truồng trại thấp, thức ăn của dê đơn giản dễ có ở địa phương, dê thích nghi cao với điều kiện chăn thả.
Trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, kết hợp với việc phỏng vấn các hộ nuôi dê chúng tôi ước tính thu nhập thô trung bình trong một năm của một hộ nông dân nuôi dê chưa tính công lao động với số lượng 1 dê đực và 10 dê cái sinh sản theo giá năm 2013 như sau:
Chi phí:
+ Giá con giống : dê cỏ là 110.000 đồng/kg; dê đực F1 (Boer x BT) là 160.000 đ/kg, con giống được sử dụng trong 10 năm.
+ Vật rẻ tiền mau hỏng 20.000 đồng/con/năm + Thuốc thú y 40.000 đồng/con/năm
+ Thức ăn tinh: dê đực giống (0,2 kg bột ngô/ngày) = 72 kg/đực giống/ năm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83
+ Chuồng nuôi
* Đối với dê điạ phương: bình quân chung 0,8m2/con tính cho một dê đực, 10 dê cái và khoảng 27 con con, ước tính diện tích sàn chuồng nuôi là 30 m2 chuồng thiết kế sử dụng trong 10 năm.
* Đối với dê lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ): Binh quân chung 0,8m2/con cho 1 dê đực, 10 dê cái và khoảng 27 con con, ước tính diện tích chuồng nuôi là 30 m2, chuồng thiết kế sử dụng trong 10 năm.
Phần thu:
*Đối với dê cỏ
- Số con sinh ra sau một năm nuôi là: [10 (dê cái) x 1,73 (số lứa đẻ) x 1,60 (số con/lứa)] x 92,08% (tỷ lệ nuôi sống đến xuất bán) = 24,86 con.
- Số tiền thu được khi bán dê thịt:
24,86 (con) x 14,79 (kg/con) x 120.000 (đồng/kg) = 44.121.528 đồng
* Đối với dê lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ)
- Số con sinh ra sau 1 năm là: [10 (dê cái) x 1,60 (số con đẻ ra/lứa) x 1,73 (số lứa/năm)] x 85,14% tỷ lệ nuôi sống đến xuất bán = 22,98 con.
- Số tiền thu được khi bán dê thịt:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84
Bảng 4.15: Ước tính hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi dê cỏ
Nội dung Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ)
A. Chi phí đầu tư ban đầu 19.020.000
Chuồng trại
Diện tích chuồng nuôi m2 30 150.000 4.500.000
Con giống 7 tháng tuổi: 11con x 12
kg/con = 132 kg kg 132 110.000 14.520.000
B. Chi phí trong năm 4.521.600
Chiết khấu chuồng nuôi sử dụng 10
năm năm 1 450.000
Chiết khấu giống khai thác 10 năm năm 1 1.452.000 Thức ăn tinh cho dê đực giống trong
12 tháng kg 72 6.500 468.000
Vật rẻ tiền mau hỏng con/năm 35,86 20.000 717.200
Thuốc thú y con/năm 35,86 40.000 1.434.400
C. Tổng thu trên năm/hộ 44.121.000
Dê thịt:24,86 con x 14,79 kg/con Kg 367,67 120.000 44.121.000
Lợi nhuận trên hộ: C – B 39.599.400
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85
Bảng 4.16: Ước tính hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi dê lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ)
Nội dung Đơn vị
tính
Số
lượng Đơn giá
Thành tiền (VND)
A. Chi phí đầu tư ban đầu 20.900.000
Diện tích chuồng nuôi m2 30 150.000 4.500.000
Dê đực giống 1 con x 20 kg Kg 20 160.000 3.200.000
Con giống 7 tháng tuổi: 10 con cái Cỏ
x 12 kg/con = 120 kg Kg 120 110.000 13.200.000
B. Chi phí trong năm 4.596.800
Chiết khấu chuồng nuôi sử dụng 10 năm năm 1 450.000
Chiết khẩu dê đực giống 1 320.000
Chiết khấu dê cái giống khai thác 10 năm năm 1 1.320.000 Thức ăn tinh cho dê đực giống trong 12 tháng kg 72 6.500 468.000
Vật rẻ tiền mau hỏng con/năm 33,98 20.000 679.600
Thuốc thú y con/năm 33,98 40.000 1.359.200
C. Tổng thu trên năm/hộ 61.128.700
Dê thịt:22,98 con x 22,53 kg/con kg 517,73 120.000 61.128.700
Lợi nhuận trên hộ: C – B 56.531.900
Lợi nhuận thô/1 dê cái sinh sản/năm 5.653.900
Từ kết quả trên cho thấy cùng các chi phí trong năm bao gồm: khấu hao vốn đầu tư hàng năm, chi phí mua thức ăn tinh (ngô), thuốc thú y, vật rẻ tiền mau hỏng. Phần thu được tính chủ yếu từ tiền bán dê. Qua các bảng theo dõi lợi nhuận thô trên cho thấy việc chăn nuôi dê lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86
cao hơn nhiều so với chăn nuôi dê cỏ. Trong cùng điều kiện chăn nuôi như nhau nếu trong 1 năm của 1 hộ nông dân nuôi dê với số lượng 1 dê đực và 10 dê cái sinh sản thì: chăn nuôi dê lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ) thu được
56.531.900 đ và chăn nuôi dê cỏ chỉ thu được 39.599.400 đ. Nếu tính trung bình lợi nhuận thô thu được trên 1 dê cái sinh sản trên năm cho thấy chăn nuôi dê lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ) thu được 5.653.900 đ/ dê cái và chăn nuôi dê cỏ chỉ thu được 3.959.900đ/dê cái.
Như vậy trong điều kiện chăn nuôi như nhau, vai trò của dê đực giống đã góp phần nâng cao đáng kể thu nhập đối với người nuôi dê. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc thuyết phục người nuôi dê phát triển chăn nuôi dê lai để cải tạo khối lượng và kích thước của đàn dê cỏ của huyện Chợ Mới. Điều này khảng định việc thúc đẩy chăn nuôi dê là một hướng đi đúng, có hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân ở các vùng trung du, miền núi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu dê cỏ, con dê lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ)
chúng tôi rút ra một số các kết luận sau:
5.1.1. Đặc điểm ngoại hình
- Dê cỏ có màu lông không đồng nhất, chủ yếu là màu vàng , bụng to, chân ngắn, thân hình lùn, rắn chắc, nhanh nhẹn, leo trèo rất giỏi thích ứng cao với điều kiện tự nhiên và nuôi dưỡng khác nhau nhất là vùng bán sơn địa.
- Dê lai 3 máu (25%Boer 25%BT50%Cỏ) ngoại hình cân đối, màu lông đen hay loang vàng trắng, tai to vừa phải, bụng thon nhỏ, nhanh nhẹn, leo trèo giỏi.
5.1.2. Về sinh trưởng
- Khối lượng tăng trưởng qua các giai đoạn tuổi của dê lai 3 máu (25%Boer 25%BT50%Cỏ) là cao hơn so với dê cỏ và dê đực luôn có tăng trưởng cao hơn dê cái ở mọi giai đoạn tuổi.
- Các chiều đo chính như: CV, VN, DTC của con lai 3 máu (25%Boer 25%BT50%Cỏ) cao hơn so với dê dê cỏ và các chiều đo chính này ở dê đực luôn cao hơn ở dê cái.
5.1.3. Về sinh sản
- Dê cỏ có khả năng sinh sản khá tốt: tuổi phối giống lần đầu ngắn (177,5 ngày), thời gian động dục lại sau đẻ 42,87 ngày, khoảng cách giữa hai lứa đẻ 200 ngày.
5.1.4. Khả năng chống đỡ bệnh
Đàn dê nuôi tại Bắc Kạn khoẻ mạnh, tuy có mắc một số bệnh thông thường nhưng đã có phương pháp phòng trị bệnh hiệu quả và chưa có dịch bệnh xảy ra. Khả năng chống đỡ bệnh của dê cỏ và con lai tương đối tốt.