Đặc điểm ngoại hình và khối lượng dê lai 3 máu(25%Boer

Một phần của tài liệu Đánh giá sức sản xuất của dê cỏ và tổ hợp lai giữa dê cỏ với đực f1 (boter x bách thảo) nuôi tại huyện chợ mới tỉnh bắc kạn (Trang 38 - 42)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3Đặc điểm ngoại hình và khối lượng dê lai 3 máu(25%Boer

Màu sắc lông là một trong những yếu tố đặc trưng cho phẩm giống, dựa vào đặc điểm màu sắc lông người ta có thể nhận biết phẩm giống hay từng cá thể. Để tiến hành đánh giá đặc điểm của giống dê lai 3 máu nuôi tại Bắc Kạn, chúng tôi đã xác định màu sắc lông của 148 con dê (cả đực và cái). Kết quả được trình bày ở bảng 4.4

Qua bảng 4.4 cho thấy màu sắc lông của đàn dê lai 3 máu (25%Boer 25%BT50%Cỏ) nuôi tại huyện Chợ Mới không đồng nhất, cụ thể màu xám là phổ biến chiếm 33,11%, Đốm, lang 34,45%, Màu vàng toàn thân 7,43%, Màu đen toàn thân 6,08% Màu lông Boer đầu đen 2,7%, Màu lông Boer đầu đỏ 8,11% còn lại là một số màu khác không điển hình chiếm 8,11%.

Bảng 4.4: Đặc điểm màu sắc lông của dê lai 3 máu (25%Boer 25%BT50%Cỏ)

Màu lông Dê (25%Boer 25%BT50%Cỏ) Số con Tỷ lệ (%)

Màu lông Boer đầu đỏ 12 8,11

Màu lông Boer đầu đen 4 2,7

Màu đen toàn thân 9 6,08

Màu trắng toàn thân 0 0

Màu vàng toàn thân 11 7,43

Màu xám 49 33,11

Đốm, lang 51 34,45

Màu khác 12 8,11

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

Ngoại hình: dê lai 3 máu (25%Boer 25%BT50%Cỏ) ngoại hình cân đối, màu lông đen hay loang vàng trắng, tai to vừa phải, bụng thon nhỏ, nhanh nhẹn, leo trèo giỏi.

Để đánh giá khả năng sinh trưởng của dê lai trên, chúng tôi tiến hành cân theo dõi khối lượng của dê đực và dê cái ở các giai đoạn tuổi khác nhau, qua đó đánh giá khả năng tăng khối lượng của dê lai.

* Khi lượng ca dê lai 3 máu (25%Boer 25%BT50%C)

Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.5 cho thấy dê lai dê lai 3 máu (25%Boer 25%BT50%Cỏ) có khối lượng cơ thể lớn và ở tất cả các thời điểm theo dõi dê đực luôn có khối lượng cơ thể lớn hơn dê cái. Ở thời điểm 1 và 3 tháng tuổi dê cái và dê đực có khối lượng tương ứng là 5,21kg, 10,90kg và 3,87kg, 9,36kg. Tuổi càng tăng thì sự chênh lệch về khối lượng giữa dê đực và dê cái càng tăng: tại thời điểm 6 và 9 tháng tuổi dê đực có khối lượng (18,33kg, 24,60kg) cao hơn dê cái (16,22kg, 20,47kg). Lúc 12 tháng tuổi dê đực lớn hơn dê cái 5kg (29,53kg ở dê đực và 24,53kg ở dê cái).

So sánh khối lượng dê lai dê lai 3 máu (25%Boer 25%BT50%C)nuôi tại huyện chợ Mới tỉnh Bắc Kạn với các nghiên cứu của các tác giả khác khi theo dõi khối lượng dê lai F1 (BT x C) tại các vùng khác nhau ở nước ta, cho thấy kết quả của chúng tôi cao hơn các nghiên cứu của các tác giả trước đó. Lê Văn Thông (2004), dê lai F1 (BT x C) nuôi tại vùng Thanh Ninh có khối lượng lúc 6, 9, 12 tháng tuổi: 20,99kg, 27,06kg, 31,07kg (dê đực) và 17,87kg, 22,81kg, 36,34kg (dê cái). Nghiên cứu của Nguyễn Đình Minh (2002) cho biết khối lượng của dê lai F1 (BT x C) lúc 6 tháng tuổi đạt: 19,47kg- 17,67kg (đực – cái), lúc 9 tháng tuổi đạt: 27,60kg – 25,07kg (đực – cái); 12 tháng tuổi đạt: 32,75kg – 29,40kg (đực – cái). Theo kết quả nghiên cứu của Chu Đình Khu (1996), Lê Anh Dương (2007) cho biết dê lai F1 (BT x C) nuôi tại Ba Vì – Sơn Tây (Hà Tây cũ) và nuôi tại Đắk Lắk lúc 6 tháng tuổi đạt 20,90kg,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

21,80kg (dê đực); 16,09kg, 17,92kg (dê cái); lúc 12 tháng tuổi dê đực đạt 31,06kg, 32,40kg, và dê cái đạt 25,50kg, 26,40kg.

Bảng 4.5: Khối lượng của dê lai 3 máu (25%Boer 25%BT50%Cỏ) (n=35) Thời điểm Tính biệt Dê lai (Kg) (25%Boer 25%BT50%Cỏ) Cv (%) Sơ Sinh Đực 1,88 ± 0,04 12,63 Cái 1,83 ± 0,06 19,07 1 Tháng Đực 5,21 a ± 0,13 14,94 Cái 3,87 b ± 0,10 15,61 3 Tháng Đực 10,90 a ± 0,24 13,03 Cái 9,36 b ± 0,22 13,93 6 Tháng Đực 18,33a ± 0,49 15,66 Cái 16,22b ± 0,30 10,94 9 tháng Đực 24,60a ± 0,42 10,21 Cái 20,47b ± 0,27 7,80 TB 22,53 12 tháng Đực 29,53a ± 0,36 7,23 Cái 24,53b ±0,24 5,81

Ghi chú: Các giá trị trong cùng cột không mang ký tự giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Để thấy rõ hơn sự khác nhau giữa tăng khối lượng của dê đực và dê cái lai 3 máu (25%Boer 25%BT50%Cỏ) qua các tháng tuổi chúng tôi minh hoạ ở đồ thị 4.2. Trên đồ thị cho thấy khối lượng dê lai 3 máu (25%Boer 25%BT50%Cỏ) ) có tốc độ tăng cao nhất ở giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi, đồng thời đường biểu diễn khối lượng của dê đực luôn nằm trên đường biểu diễn khối lượng của dê cái và có xu hướng tách xa nhau theo tháng tuổi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 0 5 10 15 20 25 30 SS 1 3 6 9 12 Tháng tuổi

Kg Dê đực Dê cái

Đồ thị 4.2: Khối lượng của dê lai 3 máu (25%Boer 25%BT50%Cỏ) qua các tháng tuổi

So sánh với khối lượng của dê cỏ thì các con dê lai 3 máu (25%Boer 25%BT 50%Cỏ) sinh trưởng tốt hơn. Ở giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi khối lượng của dê đực và dê cái lai 3 máu (25%Boer 25%BT50%Cỏ) cao hơn rõ rệt so với dê đực và dê cái cỏ. Cụ thể ở 9 tháng tuổi khối lượng của dê lai dê lai 3 máu (25%Boer 25%BT50%Cỏ) là 24,60kg – 20,47kg (đực – cái) cao hơn dê cỏ (15,64kg-13,94kg (đực – cái), ở thời điểm 12 tháng tuổi khối lượng dê lai dê lai 3 máu (25%Boer 25%BT50%Cỏ) 29,53kg (đực) và 24,53kg ở con cái cũng cao hơn dê cỏ cùng lứa tuổi (18,62kg, 16,87kg) (đực – cái)). Sở dĩ khối lượng của dê lai 3 máu (25%Boer 25%BT50%Cỏ) có khối lượng lớn hơn so với dê cỏ là do được thừa hưởng sự di truyền tính trạng khối lượng của dê bố.

Theo kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Bình và cs (2008) thì con lai Boer x F1 (BT x C) nuôi tại Hoà Bình có khối lượng 3 tháng tuổi là 10,2kg (đực) và 9,7kg (cái); lúc 9 tháng tuổi dê đực có khối lượng là 22,8 kg và dê cái có khối lượng là 21,00 kg. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả trên.

Khi so sánh con dê lai 3 máu (25%Boer 25%BT50%Cỏ) nuôi tại Bắc Kạn với con lai F2 Boer x (BT x C) nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

Sơn Tây thì con dê lai 3 máu (25%Boer 25%BT50%Cỏ) nuôi tại Bắc Kạn có khối lượng thấp hơn. Cụ thể: con lai F2 Boer x (BT x C) nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây có khối lượng lúc sơ sinh là 3,05kg (đực) và 2,94kg (cái), lúc 3 tháng tuổi là 15,70kg (đực) và 13,80kg (cái), lúc 6 tháng tuổi là 21,30kg – 18,4 kg (đực – cái). Đinh Văn Bình và cs (2008). Sở dĩ có kết quả khác nhau trên do dê lai F2 Boer x (BT x C) nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây được mang 75% đặc điểm di truyền từ bố Boer – là giống có khối lượng và thân hình to lớn, hơn nữa chúng thích nghi với điều kiện khí hậu cũng như điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng khác nhau.

Một phần của tài liệu Đánh giá sức sản xuất của dê cỏ và tổ hợp lai giữa dê cỏ với đực f1 (boter x bách thảo) nuôi tại huyện chợ mới tỉnh bắc kạn (Trang 38 - 42)