Tăng trưởng tuyệt đối của dê lai 3 máu(25%Boer

Một phần của tài liệu Đánh giá sức sản xuất của dê cỏ và tổ hợp lai giữa dê cỏ với đực f1 (boter x bách thảo) nuôi tại huyện chợ mới tỉnh bắc kạn (Trang 45)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4.2Tăng trưởng tuyệt đối của dê lai 3 máu(25%Boer

Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy cường độ sinh trưởng tuyệt đối của dê lai 3 máu (25%Boer 25%BT50%Cỏ) nuôi tại huyện Chợ Mới cao nhất ở giai đoạn 1-3 tháng tuổi, trung bình 93,97 g/con/ngày. Trong đó dê đực có mức độ tăng khối lượng cao hơn dê cái ở các giai đoạn tuổi. Cụ thể ở giai đoạn SS-1 tháng tuổi tăng khối lượng của dê đực là 110,86 g/con/ngày, dê cái là 67,81g/con/ngày. Giai đoan 1-3 tháng tuổi mức độ tăng khối lượng cao nhất tương ứng 96,05/con/ngày (đực), 91,48g/con/ngày (cái). Sau đó tốc độ tăng trưởng tuyệt đối giảm nhẹ cho đến 9 tháng tuổi. Ở giai đoạn 9-12 tháng tuổi dê đực tăng 49,93g/con/ngày

So sánh dê cỏ, dê lai dê lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ) cho thấy con lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ) có tăng trọng tuyệt đối trung bình cao nhất và thấp hơn ở dê cỏ (P<0,05). Cụ thể, ở giai đoạn 1 – 3 tháng tuổi tăng trọng tuyệt đối trung bình của con lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ) là 93,97 g/con/ngày cao hơn dê lai dê cỏ (61,66 g/con/ngày) (P < 0,05); giai đoạn 3 - 6 tháng tuổi tăng khối lượng tuyệt đối trung bình tương ứng với 2 loại dê trên là: 79,02, 51,22 g/con/ngày, giai đoạn 9 – 12 tháng tuổi tăng trọng tuyệt đối trung bình của dê lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ) (49,93 g/con/ngày) cao hơn hơn dê cỏ (32,86 g/con/ngày).

4.4.3 So sánh kh năng tăng trưởng tuyt đối ca dê c làm tươi máu so vi dê c và dê lai 3 máu

So sánh dê cỏ, dê lai dê lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ) và dê cỏ được làm tươi máu cho thấy con lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ) có tăng trọng tuyệt đối trung bình cao nhất, tiếp theo dê địa phương được làm tươi máu và thấp nhất ở dê cỏ (P<0,05). Cụ thể, ở giai đoạn 1 – 3 tháng tuổi tăng trọng tuyệt đối trung bình của con lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ) là 93,76 g/con/ngày; dê cỏ được làm tươi máu (72,17 g/con/ngày) và cao hơn dê cỏ (61,66 g/con/ngày) (P < 0,05); giai đoạn 3 - 6 tháng tuổi tăng khối lượng tuyệt đối

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

trung bình tương ứng với 3 loại dê trên là: 79,02; 51,04; 51,22 g/con/ngày, giai đoạn 9 – 12 tháng tuổi tăng trọng tuyệt đối trung bình của dê lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ) (49,93 g/con/ngày) dê cỏ được làm tươi máu (40,09 g/con/ngày) và cao hơn dê cỏ (32,86 g/con/ngày). Từ kết quả trên cho thấy việc đưa dê đực giống F1 (Boer x BT) cho phối với dê cỏ đã nâng cao được khả năng tăng trọng tuyệt đối của đàn dê lai so với dê cỏ nuôi truyền thống. Cụ thể, tính trung bình từ sơ sinh – 12 tháng tuổi tăng trọng tuyệt đối trung bình (đực - cái) của dê lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ) (69,91 g/con/ngày) là cao nhất, tiếp sau đến dê (25%Boer 25%BT50%Cỏ) (69,91 g/con/ngày) tiếp theo là dê cỏ được làm tươi máu (52,17g/con/ngày) và thấp nhất là dê cỏ (45,02 g/con/ngày) (P<0,05). Điều này chứng tỏ dê lai 3 máu (25%Boer 25%BT50%Cỏ) có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao hơn so với dê cỏ được làm tươi máu và cao hơn nhiều so với dê cỏ.

4.5 Tăng trưởng tương đối

Từ kết quả thu được ở trên chúng tôi tính toán được cường độ tăng trưởng tương đối của dê.

4.5.1 Tăng trưởng tương đối ca dê C

Dựa trên kết quả cân khối lượng của dê qua các giai đoạn và dựa vào công thức tính khối lượng tương đối của dê, tăng khối lượng tương đối của dê được tính toán và trình bày ở bảng 4.7.

Từ số liệu ở bảng 4.7 dê Cỏ nuôi tại Bắc Kạn có sự tăng khối lượng tương đối của dê Cỏ cao nhất ở giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi và dê đực tăng khối lượng cao hơn so với dê cái. Cụ thể ở giai đoạn sơ sinh - 3 tháng tuổi, tăng khối lượng tương đối của dê đực 130,42%, dê cái 123,22%. Từ 3 tháng tuổi trở đi cường độ sinh trưởng giảm và đến giai đoạn 9 - 12 tháng tuổi chỉ đạt 17,40% (dê đực) và 19,02% (dê cái). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Trang Nhung (2000), Nguyễn Đình Minh (2002), Đinh Văn Bình và cs (2003b). Điều này cho thấy phẩm giống dê Cỏ có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

khả năng tăng khối lượng rất thấp đồng thời cũng phản ánh hạn chế của tập quán chăn nuôi dê quảng canh, thiếu sự quan tâm, đầu tư chăm sóc nuôi dưỡng. Đặc biệt trong khâu quản lý và sử dụng đực giống, phần lớn các gia đình nuôi dê chưa có kế hoạch trao đổi đực giống. Chất lượng của dê đực Cỏ giống kém kéo dài đã tạo ra các thế hệ dê Cỏ có năng suất thấp dẫn tới đàn dê có biểu hiện suy thoái về giống. Để khắc phục tình trạng đó, tiến hành lai dê Cỏ với một số giống dê có khối lượng lớn, tăng khối lượng nhanh (dê Bách Thảo) là một trong những định hướng và giải pháp đúng.

Bảng 4.7: Tăng trưởng tương đối của dê qua các giai đoạn (n=35) Giai đoạn (tháng tuổi) Tính biệt Dê cỏ (%)

Dê cỏ được làm tươi máu (%) Dê lai 3 máu(25%Boer 25%BT50%Cỏ) ss – 3 Đực 130,42 132,22 141,16 Cái 123,22 126,86 134,58 3 – 6 Đực 48,47 48,38 50,84 Cái 52,11 44,90 53,64 6 - 9 Đực 23,27 23,79 29,21 Cái 27,04 33,90 23,17 9 – 12 Đực 17,40 18,98 18,11 Cái 19,02 20,68 18,04

4.5.2 Tăng khi lượng tương đối ca dê cđược làm tươi máu

Từ số liệu ở bảng 4.7 dê Cỏ dược làm tươi máu nuôi tại Bắc Kạn có sự tăng khối lượng tương đối cao nhất ở giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi và dê đực tăng khối lượng cao hơn so với dê cái. Cụ thể ở giai đoạn sơ sinh – 3 tháng tuổi, tăng khối lượng tương đối của dê đực 132,22%, dê cái 126,86%. Từ 3 tháng tuổi trở đi cường độ sinh trưởng giảm và đến giai đoạn 9 – 12 tháng tuổi chỉ đạt 18,98% (dê đực) và 20,68% (dê cái)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

4.5.3 Tăng khi lượng tương đối ca dê lai 3 máu (25%Boer

25%BT50%C)

Những số liệu ở bảng 4.7 đã khẳng định thêm tính quy luật trong sinh trưởng của dê lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ) cũng giống như dê Cỏ và gia súc khác, đó là khối lượng có sự thay đổi theo tháng tuổi. Tốc độ tăng khối lượng tương đối đạt cao nhất ngay ở giai đoạn sơ sinh – 3 tháng tuổi ở cả dê đực và dê cái (141,16%) sau đó giảm nhanh ở các giai đoạn tuổi tiếp theo, giai đoạn 3 – 6 tháng chỉ còn 50,84%, giai đoạn 6 – 9 tháng còn 29,21%. Đến giai đoạn 9 – 12 tháng tuổi tăng khối lượng tương đối của dê F1 chỉ còn 18,11% (dê đực) và 18,04% (dê cái).

Mặc dù tăng khối lượng tương đối của dê đực cao hơn dê cái ở mọi thời điểm nhưng tốc độ giảm qua các giai đoạn tuổi của dê đực và dê cái gần tương tự nhau. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu về xu hướng tăng khối lượng tương đối của các giống dê nuôi ở một số vùng khác nhau ở nước ta của các tác giả (Đinh Văn Bình, 1995; Nguyễn Kim Lin, 1999 ; Trần Trang Nhung, 2000; Nguyễn Đình Minh, 2002; Lê Văn Thông, 2004; Lê Anh Dương (2007).

4.6 Kích thước một số chiều đo chính của dê cỏ và dê lai 3 máu

Khối lượng của cơ thể gia súc có tương quan thuận với một số chiều đo của cơ thể, sự tăng về chiều cao, dài, rộng của cơ thể cũng phản ánh khả năng sinh trưởng của con vật. Để làm rõ thêm khả năng sinh trưởng của dê chúng tôi tiến hành khảo sát một số chiều đo chính như cao vây (CV), vòng ngực (VN), dài thân chéo (DTC) của dê lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ) và dê cỏ. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8

+ Kích thước một số chiều đo của dê cỏ

Bảng 4.8 cho thấy kích thước một số chiều đo chính của dê cỏ nuôi tại huyện Chợ Mới và thị xã Bắc Kạn tăng dần theo lứa tuổi và dê đực luôn cao hơn dê cái. Cụ thể lúc 3 tháng tuổi các chiều đo chính như CV, VN, DTC

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

tương ứng: 35,95cm; 41,05cm; 38,61cm ở dê đực và 33,80cm; 39,33cm; 37,86cm ở dê cái. Lúc 9 tháng tuổi: 43,01cm; 50,68cm; 47,64cm (đực) và 40,59cm; 48,61cm; 45,60cm (cái). Lúc 12 tháng tuổi chiều đo tương ứng: 47,18cm; 54,07cm; 50,29cm (đực) và 43,86cm; 51,94cm; 48,82cm (cái).

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Minh (1999) cho biết các chiều đo CV, VN, DTC ở 12 tháng tuổi của dê cỏ nuôi tại Bắc Thái tương ứng là 45,8cm; 58,1cm; 55,9cm (dê đực) và 44,2cm; 56,5cm; 51,8cm (dê cái). Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi về một số chiều đo của dê cỏ nuôi tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn là tương đương. Theo nghiên cứu của Lê Anh Dương (2007) cho biết các chiều đo chính của dê đại phương nuôi tại Đắk Lắk tương ứng CV, VN, DTC lúc 12 tháng tuổi tương ứng là 49,30cm, 55,70cm, 54,50cm (dê đực) và 47,00cm, 54,3cm, 53,20cm (dê cái). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về 1 số chiều đo của dê cỏ nuôi tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn thấp hơn so với dê cỏ nuôi tại Đắk Lắk.

+ Kích thước một số chiều đo chính của dê lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ)

Song song với việc xác định khối lượng cơ thể dê lai 3 máu (25%Boer 25%BT50%Cỏ), chúng tôi tiến hành đo kích thước một số chiều đo chính của cơ thể: CV, VN, DTC để đánh giá một cách toàn diện hơn về khả năng sinh trưởng phát triển của dê lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ) ở các tháng tuổi khác nhau từ 3 đến 12 tháng tuổi. Kết quả cho thấy 3 chiều đo chính của dê lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ) tại các thời điểm khác nhau giữa dê đực và dê cái, kích thước của dê đực đều lớn hơn dê cái ở cùng lứa tuổi. Trong đó VN của dê đực và dê cái đều lớn hơn so với các số đo DTC và CV. Tại một số thời điểm trong quá trình sinh trưởng và phát triển của dê lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ) , kết quả theo dõi cho thấy như sau: ở thời điểm 3 tháng tuổi các chiều đo CV, VN, DTC tương ứng: 45,07cm; 50,57cm; 47,17cm (dê đực) và 42,00cm; 46,97cm; 44,87cm (dê cái). Tại thời điểm 9 tháng tuổi kích thước các chiều đo như CV, VN, DTC tương ứng: 54,97cm; 61,08cm; 56,94cm (dê

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

đực) và 52,54cm; 58,35cm; 55,18cm (dê cái). Tại thời điểm 12 tháng tuổi khi đó dê đã phát triển đầy đủ về thể vóc lẫn tính dục có kích thước các chiều đo CV, VN, DTC tương ứng: 57,62cm; 63,69cm; 59,40cm (dê đực) và 54,91cm; 61,09cm; 56,93cm (dê cái). So sánh các thời điểm thấy giai đoạn 3 đến 12 tháng tuổi dê lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ) có các chiều đo chính tăng mạnh, nhất là số đo VN, sau đó mức tăng giảm dần theo lứa tuổi. các chiều đo CV, DTC tăng nhưng chậm hơn so với VN. Kết quả phân tích trên đây cho thấy sự phát triển về kích thước các chiều đo chính ở giai đoạn 3- 12 tháng tuổi trên đàn dê lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ) hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng phát triển không đồng đều theo giai đoạn của gia súc.

Bảng 4.8: Kích thước một số chiều đo chính của dê (cm) (n=35) Tháng

tuổi

Chỉ tiêu

Cỏ Dê lai (25%Boer

25%BT50%Cỏ) Đực Cái Đực Cái 3 CV 35,95c ± 0,26 33,80d ± 0,39 45,07 a ± 0,34 42,00 b ± 0,51 VN 41,05c± 0,27 39,39 d ±0,37 50,57a ± 0,68 46,97b ± 0,60 DTC 38,61c ± 0,31 37,86d ± 0,39 47,17a ± 0,59 44,87b ± 0,50 6 CV 39,48c ±0,38 37,03 d ± 0,20 49,46a ± 0,24 47,09 b ± 0,29 VN 46,85c±0,38 44,29 d ± 0,25 55,47a ± 0,31 53,40b ± 0,35 DTC 43,64c ± 0,46 41,86 d ± 0,29 51,70a ± 0,34 50,49 b ± 0,40 9 CV 43,01c ± 0,40 40,59d ± 0,36 54,97 a ± 0,31 52,54 b ± 0,41 VN 50,68c ±0,43 48,61d ± 0,41 61,08a ± 0,39 58,35b ± 0,48 DTC 47,64 c ±0,48 45,60d ± 0,53 56,94a ± 0,44 55,18b ± 0,55 12 CV 47,18 c ±0,26 43,86 d ± 0,32 57,62 a ± 0,33 54,91 b ± 0,50 VN 54,07 b ±0,38 51,94 c ± 0,30 63,69 a ± 0,48 61,09 a ±0,57 DTC 50,29 c ±0,46 48,82 d ± 0,40 59,40 a ±0,48 56,93 b ±0,55

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng không mang ký tự giống nhau theo giới thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05.CV (cao vây); VN (vòng ngực); DTC (dài thân chéo)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả của các tác giả trong nước khi nghiên cứu về sinh trưởng và kích thước của dê. Nguyễn Đình Minh (2002), khi theo dõi kích thước các chiều đo của dê lai F1(BTxCỏ) nuôi tại Thái Nguyên cho biết các chiều đo của dê đực lai F1(BTxCỏ) luôn cao hơn so với dê cái F1(BTxCỏ) ở mọi thời điểm theo dõi các chiếu đo này tăng nhanh ở 6 - 9 tháng tuổi, sau đó tăng chậm. Trong đó số đo VN tăng nhanh nhất, sau đó đến DTC, CV. Cụ thể giai đoạn 6-9 tháng tuổi VN tăng 9,3cm; DTC tăng 5,4cm; CV tăng 2,3cm.

+ So sánh một số chiều đo chính của dê lai 3 máu với dê cỏ

Bảng 4.8 cho thấy kích thước các chiều giai đoạn 3 tháng tuổi đo (CV – VN – DTC) ở các giai đoạn tuổi của dê lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ)là: 45,07- 50,57 – 47,17cm; 49,46 – 55,47 – 51,70cm; 54,96 – 61,08 – 56,94cm (đực). Trong khi ở dê cỏ chỉ là: 35,95 – 41,05 – 38,61cm; 39,48 – 46,85 – 43,64cm; 43,01 – 50,68 – 47,64cm (đực).

Qua kết quả theo dõi chúng tôi nhận thấy có sự chênh lệch về kích thước giữa dê đực và dê cái trong cùng thời điểm dê đực có kích thước cao hơn dê cái. Sự chênh lệch giữa dê lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ) với dê cỏ là do con lai 3 máu được thừa hưởng yếu tố di truyền từ dê bố Boer và dê mẹ Bách Thảo, là giống có khối lượng và tầm vóc cao hơn dê cỏ.

Đinh Văn Bình và Cs (2003) cho biết các dê lai F1 giữa (Beetal x Bách Thảo) với dê cỏ, con lai đều có kích thước các chiều đo cao hơn so với dê cỏ thuần ở cùng 1 thời điểm, điều đó thể hiện ở dê lai to hơn và lớn hơn so với dê đại phương. Điều này phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi, khi cho dê đực F1 (Boer x BT), F2 (3/4 Boer x1/4 BT) phối với dê cỏ, kích thước các chiều đo của con lai 3 máu đều cao hơn dê cỏ thuần ở cùng một thời điểm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

4.7 Khả năng cho thịt và chất lượng của thịt dê

+ Năng suất thịt

Bảng 4.9: Năng suất thịt (%)(n=3)

Chỉ tiêu

Dê cỏ Dê lai 3 máu (25% Boer 25% BT 50% Cỏ) X SE Cv (%) X SE Cv (%) Khối lượng giết mổ (kg) 20,27b 0,48 4,11 24,80a 0,40 2,79 Tỷ lệ thịt xẻ 43,76b 0,44 1,64 47,04a 0,83 3,06 Tỷ lệ thịt tinh 32,45b 0,68 3,61 35,20a 0,78 3,83 Tỷ lệ xương 14,30a 0,57 6,94 13,51b 0,36 4,59 Tỷ lệ máu 4,62a 0,12 4,57 4,38b 0,13 4,96 Tỷ lệđầu 7,32 0,16 3,89 7,65 0,27 6,19 Tỷ lệ chân 2,71 0,11 6,82 3,17 0,10 5,29 Tỷ lệ phủ tạng 34,45a 1,39 7,42 31,09b 1,01 5,61 Tỷ lệ da lông 6,15 1,26 35,51 6,67 0,78 20,13

Ghi chú: Trong cùng một hàng, sự sai khác giữa các giá trị trung bình mang một chữ cái khác nhau là có ý nghĩa (P<0,05).

Khối lượng giết mổ ở thời điểm 9 tháng tuổi khác nhau rõ rệt giữa dê cỏ và dê lai ba máu (P<0,05). Các chỉ tiêu tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh ở dê lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ) là cao nhất, thấp hơn ở dê cỏ (P<0,05). Cụ thể tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh ở dê lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ) là 47,04%, 35,20% và ở dê cỏ là 43,76%, 32,45%. Tỷ lệ phủ tạng có xu hướng ngược lại; ở dê cỏ là cao nhất (34,45%), sau đến dê lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ) là 31,09% (P<0,05).

Tỷ lệ các phần trong cơ thể có chịu ảnh hưởng của phẩm giống. Dê (25%Boer 25%BT50%Cỏ) có hình thon, bụng gọn; còn dê cỏ thì đầu nhỏ,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

bụng to. Các phẩm giống khác nhau thường có kết cấu thể hình khác nhau và do vậy mà có tỷ lệ các phần trong cơ thể khác nhau. Điều này có thể ảnh hưởng đến tổng giá trị thu được khi mổ dê bán thịt, vì các phần khác nhau đó có giá trị thực phẩm khác nhau và có thể có giá bán khác nhau.

Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả mổ khảo sát của các tác giả Lê Văn Thông (2004) khi xét về thành phần lợi dụng thì khối lượng sống, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh của dê lai có tỷ lệ máu (Boer x Bách Thảo) đều cao hơn dê cỏ. Dê (25%Boer 25%BT50%Cỏ) có ưu thế hơn hẳn dê cỏ về khả năng cho thịt, cụ thể tỷ lệ thịt xẻ, thịt tinh ở dê (25%Boer 25%BT50%Cỏ) đạt 47,04%, 35,20%. Xét về phủ tạng dê cỏ 32,45% cao hơn dê lai ba máu. Theo

Một phần của tài liệu Đánh giá sức sản xuất của dê cỏ và tổ hợp lai giữa dê cỏ với đực f1 (boter x bách thảo) nuôi tại huyện chợ mới tỉnh bắc kạn (Trang 45)