ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá sức sản xuất của dê cỏ và tổ hợp lai giữa dê cỏ với đực f1 (boter x bách thảo) nuôi tại huyện chợ mới tỉnh bắc kạn (Trang 28 - 33)

3.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

- Dê cỏ, dê cỏ địa phương được làm tươi máu và dê lai 3 máu đực F1 (Boer x BT) x dê Cỏ được nuôi tại nông hộ huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Ban ngày, các đàn dê được chăn thả 1 lần khoảng từ 9 -10h đến 5 - 6h chiều. Buổi tối, dê được nhốt tại chuồng, không được bổ sung thức ăn tinh nhưng nước có pha muối được uống tự do.

- Thời gian nghiên cứu: 2012 - 2013

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Khả năng sinh trưởng; - Khả năng sinh sản;

- Khả năng cho thịt và chất lượng thịt; - Tỷ lệ mắc số bệnh thường gặp ở dê;

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của từng loại dê.

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được thông số liệu nghiên cứu, chúng tôi áp dụng phương pháp tiếp cận trực tiếp với đối tượng nghiên cứu (dê), phương pháp quan sát và hỏi trực tiếp các nông hộ nuôi dê, đồng thời theo dõi trực tiếp trên đàn dê tại địa điểm nghiên cứu. Sổ ghi chép được giao cho các hộ chăn nuôi.

Đàn dê được theo dõi ở các lứa tuổi khác nhau: từ sơ sinh → 12 tháng tuổi; các cá thể dê theo dõi được bấm số tai. Một dê đực được ghép phối với 15 – 25 con dê cái sinh sản tuỳ theo điều kiện và số lượng dê cái ở mỗi giai đoạn sinh sản.

- Dê đực Cỏ và dê đực F1 (Boer x BT) được nhập từ Trung tâm nghiên cứu Dê - Thỏ Sơn Tây giao cho các hộ tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

3.3.1 Đặc đim màu sc lông

Điều tra đặc điểm màu sắc lông bằng phương pháp quan sát, theo dõi, phân loại, thống kê trực tiếp và tính tỷ lệ trên tổng đàn dê nghiên cứu.

3.3.2 Sinh trưởng ca dê

+ Khối lượng: Cân khối lượng dê ở các giai đoạn sơ sinh, 3, 6, 9, 12 tháng tuổi. Cân vào buổi sáng sớm trước khi cho dê ăn. Dê được cho vào cũi và cân bằng cân đồng hồ, rồi trừ khối lượng cũi. Với dê sơ sinh, sau khi đẻ dùng khăn sạch lau khô rồi đặt lên đĩa cân.

Tăng trưởng tuyệt đối tính theo công thức (TCVN239 - 77) + Tăng trưởng tuyệt đối (A):

A = 1 2 1 2 t t W W − −

Tăng trưởng tương đối tính theo công thức (TCVN 240 - 77) + Cường độ sinh trưởng tương đối (R%):

R(%) = ( 2 1)/2 1 2 W W W W + − x 100 Trong đó:

+ W1 là khối lượng đầu kỳ

+ W2 là khối lượng cuối kỳ khảo sát + t1 là thời gian đầu kỳ

+ t2 là thời gian cuối kỳ khảo sát * Đo kích thước

+ Dê địa phương: 35 cá thể từ 3, 6, 9 và 12 tháng tuổi; + Dê lai 3 máu (25% Boer 25% BT và 50% Cỏ); Đo kích thươc: 3 tháng tuổi: 35 cá thể;;

Đo kích thước: 6 và 9 tháng tuổi: 35 cá thể;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

buổi sáng, trước khi mang dê đi chăn thả (sau khi cân) tại các lứa tuổi 3, 6, 9 và 12 tháng. Để dê đứng ở tư thế tự nhiên, nơi đất bằng phẳng. Thao tác nhanh, nhẹ nhàng để tránh dê hoảng sợ. Các chỉ tiêu được xác định theo phương pháp của Nguyễn Hải Quân và Nguyễn Thiện (1997):

Dài thân chéo (DTC): Dùng thước gậy, đo từ phía trước của khớp bả vai cánh tay đến sau u ngồi.

Cao vây (CV): Dùng thước gậy, đo từ mặt đất đến đỉnh cao xương bả vai. Vòng ngực (VN): Dùng thước dây, đo từ phía sau xương bả vai vòng thước sát chân trước, qua ngực sang phía bên kia thành một vòng khép kín.

3.3.3 Năng sut và phm cht tht ca dê c, con lai 3 máu (25% Boer 25% BT và 50% C) BT và 50% C)

Để tiến hành đánh giá năng suất chúng tôi tiến hành mổ khảo 03 dê đực cỏ và 03 dê đực lai (25%Boer 25%BT50%Cỏ)

Dê được mổ ở giai đoạn 9 tháng tuổi, được chọn ngẫu nhiên, có khối lượng xấp xỉ giá trị trung bình của đàn dê ở các điểm nghiên cứu. Mổ khảo sát được thực hiện và đánh giá bằng phương pháp mổ khảo sát gia súc theo TCVN 1280 – 81. Phương pháp lấy mẫu thịt theo TCVN 4833: 2002.

3.3.3.1 Đánh giá chất lượng thịt

Phương pháp m: cho dê nhịn đói trước khi mổ 24 giờ, cân khối lượng dê trước khi mổ (khối lượng sống). Sau đó treo ngược dê cắt lấy tiết, làm lông, cắt đầu và bỏ bốn chân, mổ bụng và bỏ hết phủ tạng ra khỏi cơ thể. Chia đôi thân thịt xẻ, lọc thịt xẻ và xương ở nữa thân thịt xẻ rồi nhân đôi.

- Tỷ lệ thịt xẻ (%) = (khối lượng thịt xẻ/khối lượng thịt sống)*100 - Tỷ lệ xương (%) = (khối lượng xương/khối lượng sống)*100 - Tỷ lệ máu (%) = ( khối lượng máu/khối lượng sống)*100 - Tỷ lệ chân (%) = (khối lượng chân/khối lượng sống)*100

- Tỷ lệ phủ tạng (%) = (khối lượng phủ tạng/khối lượng sống)*100 - Tỷ lệ lông (%) = (khối lượng lông/khối lượng sống)*100

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

3.3.3.2 Đánh giá thành phần hóa học của thịt

- Hàm lượng nước: xác định theo TCVN-4326-86 - Hàm lượng protein thô: xác định theo TCVN-4328-86 - Hàm lượng lipit thô: xác định theo TCVN-4331-86

- Hàm lượng cholesterol: xác định theo AOAC (1997) trên máy sắc ký khối phổ GC-MS QP5050A của hãng Shimadzu.

- Tỷ lệ các axit amin trong thịt dê: xác định theo AOAC (1997) trên máy sắc ký khối phổ GC-MS QP5050A của hãng Shimadzu

3.3.3.3 Khả năng sinh sản của dê cái

Theo dõi các chỉ tiêu tuổi phối giống lần đầu, Khối lượng phối giống lần đầu, Thời gian mang thai, Số con đẻ ra/lứa (con/lứa), Thời gian động dục lại sau khi đẻ và khoảng cách giữa hai lứa đẻ của các loại dê trên.

- Tui phi ging ln đầu (ngày): được tính từ khi dê sinh ra đến khi dê phối giống lần đầu.

- Khi lượng phi ging ln đầu (kg): được xác định bằng cách cân lúc dê phối giống xong ở thời điểm phối giống lần đầu.

-Thi gian mang thai (ngày):tính từ thời điểm con cái chịu cho con đực

nhảy lên và có biểu hiện đậu thai cho đến khi sinh con.

- S con đẻ ra/la (con/la): được tính bằng số con sinh ra trên mỗi lứa đẻ. - Thi gian động dc li sau khi đẻ (ngày):được tính từ ngày dê đẻ đến ngày dê động dục trở lại.

- Khong cách gia hai la đẻ (ngày): tính từ ngày dê đẻ lứa trước đến ngày đẻ lứa kế tiếp.

Tất cả các chỉ tiêu sinh sản trên được theo dõi, quan sát và sổ sách ghi chép đầy đủ thông tin và cũng được các hộ chăn nuôi ghi chép để theo dõi cùng với chúng tôi.

3.3.3.4 Tình hình dịch bệnh của đàn dê

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

+ Một số bệnh thường gặp ở dê, tỷ lệ chết

Dựa vào các triệu chứng biểu hiện bên ngoài, các triệu chứng được các nông hộ ghi chép vào sổ theo dõi.

- Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) = (Tổng số dê nhiễm bệnh/tổng số theo dõi)*100 - Tỷ lệ chết (%) = (Tổng số dê chết/tổng đàn dê theo dõi)*100

3.3.3.5 Ước tính hiệu quả kinh tế

Được xác định bằng cách theo dõi, quan sát, thẩm vấn các nông hộ chăn nuôi về thức ăn, sinh trưởng, sinh sản, tỷ lệ nhiễm bệnh, hạch toán kinh tế…

- Các khoản đầu tư và chi phí hàng năm

- Sản phẩm thu được từ chăn nuôi dê (chỉ tính từ bán dê)

- Giá cả trên thị trường tại thời điểm đánh giá: giá con giống, thức ăn tinh, thuốc thú y...

- Ghi chép các khoản chi phí để tính lợi nhuận

Li nhun = Tng thu - Tng chi

3.4 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được lưu trên phần mềm Microsoft Excel và xử lý trên phần mềm SAS 8.1 (2001). So sánh sự sai khác giữa các số trung bình bằng phương pháp Duncan.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

Một phần của tài liệu Đánh giá sức sản xuất của dê cỏ và tổ hợp lai giữa dê cỏ với đực f1 (boter x bách thảo) nuôi tại huyện chợ mới tỉnh bắc kạn (Trang 28 - 33)