4. Hoàn thiện phương pháp xác định tiền lương theo công trình
4.2. Cách tính lương cho khối phục vụ
Đối với khối phục vụ, cách tính quỹ lương, nguồn quỹ lương của khối phục vụ còn bất hợp lý ở chỗ: Quỹ lương của khối phục vụ sản xuất cố định là 8% tiền lương của công nhân trực tiếp thực hiện được trong tháng. Do vậy, nó cứng nhắc khi áp dụng, cần phải thay đổi tỷ lệ % lương cho phù hợp với tỷ lệ giữa công nhân phục vụ và công nhân trực tiếp sản xuất. Nếu tỷ lệ của công nhân phục vụ trên công nhân trực tiếp sản xuất cao thì tỷ lệ lương phục vụ cũng phải cao để không phải bù từ các khoản khác sang. Hoặc với những công trình có giá trị thấp, xa Công ty thường cần lượng công nhân phục vụ nhiều do đó cũng cần tỷ trọng tiền lương phục vụ cao. Đồng thời, cách trả lương còn xem nhẹ trình độ tay nghề của công nhân, cấp bậc công nhân chưa được thể hiện rõ.Vì vậy, có thể trả lương cho khối phục vụ theo cách sau:
a) Quỹ lương của khối phục vụ sản xuất được tính theo tỷ lệ % giá trị hợp đồng khoán gọn.
* Đối với công trình khoán nhân công:
- Công trình ở xa Công ty với giá trị nhân công từ 1 tỷ đồng trở lên mức khoán 10% giá trị hợp đồng.
- Công trình ở xa Công ty với giá trị nhân công dưới 1 tỷ đồng đến 500 triệu đồng mức khoán 12% giá trị hợp đồng.
- Công trình ở địa bàn Hà Nội với giá trị nhân công từ 1 tỷ đồng trở lên mức khoán 8,5% giá trị hợp đồng.
* Đối với công trình nhận khoán vật liệu và nhân công:
- Công trình ở xa Công ty với giá trị nhân công từ 1 tỷ đồng trở lên mức khoán 5% giá trị hợp đồng.
- Công trình ở xa Công ty với giá trị nhân công dưới 1 tỷ đồng đến 500 triệu đồng mức khoán 7% giá trị hợp đồng.
- Công trình ở địa bàn Hà Nội với giá trị nhân công từ 1 tỷ đồng trở lên mức khoán 4% giá trị hợp đồng.
- Công trình ở địa bàn Hà Nội với giá trị nhân công từ 1 tỷ đồng đến 500 triệu đồng mức khoán 6% giá trị hợp đồng.
* Đối với công trình ở địa bàn Hà Nội: giá trị nhỏ từ 400 triệu đồng trở xuống chỉ cần sử dụng 1 đội trưởng và 1 kỹ thuật mức khoán 12% giá trị hợp đồng.
b) Tiêu chuẩn bình xét:
- Mức A hệ số không quá 3 lần lương cơ bản: Hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao với thời gian ngắn nhất, kể cả công việc đột suất. Đảm bảo ngày công, giờ công, có trách nhiệm, có ý thức vươn lên, năng động sáng tạo trong công việc.
- Mức B hệ số không quá 2,5 lần lương cơ bản: Hoàn thành nhiệm vụ được giao, có năng suất lao động, chấp hành sự phân công trong tổ đội. Đảm bảo ngày công, giờ công.
- Mức C hệ số không quá 1,5 lần lương cơ bản: Hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng hiệu quả không cao, không đảm bảo ngày công, giờ công.
c) Cách chia lương: xQxHb xH L TL tt cb tn =22 Trong đó: T Ltn : là tiền lương cấp bậc
Ltt : là tiền lương tối thiểu hiện hành Q : Số công việc thực hiện trong tháng
Hb : hệ số được bình bầu
Ví dụ: Một kỹ thuật thi công phục vụ đội sản xuất số 1 có hệ số 2,02 thực hiện trong tháng 30 công được tổ bình mức A thì thu nhập sẽ là:
210.000 x 2,02 TLtn = x 30 x 3 = 1.735.400(đ) 22 Bình mức B thì thu nhập sẽ là: 210.000 x 2,02 TLtn = x 30 x 2,5 = 1.446.100(đ) 22 Bình mức C thì thu nhập sẽ là: 210.000 x 2,02 TLtn = x 30 x 1,5 = 867.700(đ) 22
Với lưu ý: Trên cơ sở tiền lương được giao khoán cho khối phục vụ, căn cứ và tiến độ thi công, Đội trưởng đội công trình cân đối nhân lực phục vụ sao cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất. Cân đối mức chi tiền lương hàng tháng cho nhân viên trong đội, không để vượt chi quỹ tiền lương đã được khoán.