4. Hoàn thiện phương pháp xác định tiền lương theo công trình
4.1. Cách tính lương cho khối trực tiếp sản xuất:
Phần I: Trả theo lương cơ bản có bình xét A,B,C
a) Tiêu chuẩn bình xét:
- Mức A hệ số 1,8: Hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao có trình độ lành nghề cao, có phương pháp cải tiến sáng kiến trong lao động sản xuất. Tự đọc được bản vẽ, khai triển tốt công việc đảm bảo ngày công, giờ công, đảm bảo chất lượng và an toàn lao động.
- Mức B hệ số 1,4: Hoàn thành nhiệm vụ được giao, có năng suất lao động, tinh thần ý thức trách nhiệm tốt, chấp hành sự phân công trong tổ đội. Đảm bảo ngày
công, chấp hành nghiêm các quy định an toàn lao động.
- Mức C hệ số 1.0: Hoàn thành nhiệm vụ ở mức thấp, ngày công, giờ công chưa cao, chưa chấp hành tốt các quy định an toàn lao động.
b) Cách chia lương: xQxHb xH TL L tt cb cb =22 Trong đó: Lcb : là tiền lương cấp bậc
Ltt : là tiền lương tối thiểu hiện hành Hcb : là hệ số lương cấp bậc thợ
Hb : hệ số tay nghề ( hệ số được bình bầu)
Ví dụ: Một công nhân bậc 4/7 hệ số 2,04 thực hiện trong tháng 30 công được tổ bình mức A thì:
210.000 x 2,04
Lcb = x 30 x 1.8 = 1.051.500(đ) 22
Phần II: Trả lương theo năng lực tức là trả lương theo NSLĐ và hiệu quả công việc của từng người có bình xét A,B,C
a) Tiêu chuẩn bình xét: ( Giống tiêu chuẩn bình xét ở phần I )
Với : Mức A = 2,0 Mức B = 1,2 Mức C = 1,0
b) Cách chia lương:
Tiền Tổng tiền NSLĐ NSLĐ b/q =
của 1 công Số công thực tế đã quy đổi Như vậy:
Lương NSLĐ Tiền NSLĐ b/q Số công của một = của một công x thực tế người (Lns) đã quy đổi đã quy đổi
Ví dụ: Một công nhân bậc 4/7 hệ số 2,04 làm việc trong tháng đựơc 20 công, tổ bình NSLĐ ở mức C thì công nhân đó sẽ đựơc : 20 công x 1,0 = 20 công để chia tiền lương NSLĐ.
Phần III: Cách tính trả lương trách nhiệm:
- Tổ trưởng phụ trách từ 10 công nhân trở lên được hưởng tiền trách nhiệm là 0,8% tổng số tiền cả tổ thực hiện được trong tháng (nhưng không quá 30% lương cơ bản của tổ trưởng đang hưởng)
-Tổ trưởng phụ trách dưới 10 công nhân được hưởng tiền trách nhiệm là 0,6% tổng số tiền cả tổ thực hiện được trong tháng (nhưng không quá 25% tháng lương cơ bản của tổ trưởng đang hưởng)
- An toàn viên trong tổ, phụ trách về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp được hưởng tiền trách nhiệm là 0,3% tổng số tiền cả tổ thực hiện trong tháng.
Phần IV: Tính lương thực lĩnh:
Công thức tổng quát: TLtn = Lcb + Lns + Ltrn
Trong đó:
TLtn : Tiền lương tháng một công nhân trực tiếp sản xuất Lcb : Tiền lương cấp bậc công việc
Ltrn : Tiền lương trách nhiệm Ví dụ:
Tổ A có 10 công nhân trong đó: 1 CN bậc 6/7, hệ số = 3,05 1 CN bậc 5/7, hệ số = 2,49 4 CN bậc 4/7, hệ số = 2,04 4 CN bậc 3/7, hệ số = 1,83
Thực hiện khối lượng công việc trong tháng được 12.000.000 đ. Tổ bình A,B,C và tiến hành chia lương như sau:
Bước 1:
Ông A tổ trưởng được hưởng tiền trách nhiệm là 0,8 % giá trị thực hiện trong tháng.
12.000.000 x 0.8% = 96.000 đ
Ông B an toàn viên trong tổ được hưởng tiền trách nhiệm là 0,3 giá trị thực hiện được trong tháng.
12.000.000 x 0.3% = 36.000 đ
Bước 2: Chia theo tiền lương cấp bậc với hệ số : A = 1,8; B = 1,4; C = 1,0.
- 1 CN bậc 6/7 thực hiện trong tháng 30 công được bình loại C : 3,05 x 210.000 : 22 x 30 x 1,0 = 873.400 đ
- 1 CN bậc 5/7 thực hiện trong tháng 30 công được bình loại B : 2,49 x 210.000 : 22 x 30 x 1,4 = 998.200 đ
- 1 CN bậc 4/7 thực hiện trong tháng 30 công được bình loại A: 2,04 x 210.000 : 22 x 30 x 1,8 = 1.051.400 đ
- 1 CN bậc 4/7 thực hiện trong tháng 30 công được bình loại C : 2,04 x 210.000 : 22 x 30 x 1,0 = 584.100 đ
- 2 CN bậc 4/7 thực hiện trong tháng 30 công được bình loại B : 2,04 x 210.000 : 22 x 30 x 1,4 x 2 = 1.635.700 đ
1,83 x 210.000 : 22 x 30 x 1,4 x 2 = 1.257.700 đ
- 2 CN bậc 3/7 thực hiện trong tháng 30 công được bình loại A : 1,83 x 210.000 : 22 x 30 x 1,8 x 2 = 1.886.500 đ
Tổng tiền lương chia theo cấp bậc của 10 người là : 8.287.000 đ Số tiền chia theo bước 1 và bước 2 là:
96.000 + 36.000 +8.287.000 = 8.419.000 đ
Số tiền còn lại sẽ chia theo bước 3.
Bước 3: Từ số công của từng người thực hiện trong tháng và tiêu chuẩn A,B,C được bình bầu. Ta quy đổi thành một đơn vị để chia NSLĐ với hệ số : A = 2 ; B = 1,2 ; C = 1,0. Tiền NSLĐ bình quân của một công là:
( 12.000.000 - 8.419.000 ) : 420 = 8.526 đ/công - 1 công nhân bậc 6/7 được bình loại C:
30 công x 1,0 x 8.526 đ/công x 1 người = 255.800 đ - 1 công nhân bậc 5/7 được bình loại B:
30 công x 1,2 x 8.526 đ/công x 1 người = 306.936 đ
- 1 công nhân bậc 4/7 được bình loại A:
30 công x 2,0 x 8.526 đ/công x 1 người = 511.500 đ
- 1 công nhân bậc 4/7 được bình loại C:
30 công x 1,0 x 8.526 đ/công x 1 người = 255.800 đ
- 2 công nhân bậc 4/7 được bình loại B:
30 công x 1,2 x 8.526 đ/công x 2 người = 613.800 đ
- 2 công nhân bậc 3/7 được bình loại B:
30 công x 1,2 x 8.526 đ/công x 2 người = 613.800 đ - 2 công nhân bậc 3/7 được bình loại A:
30 công x 2,0 x 8.526 đ/công x 2 người = 1.023.100 đ
Như vậy thu nhập của :
1 công nhân bậc 6/7 loại C là: 1.129.200 đồng 1 công nhân bậc 5/7 loại B là: 1.305.100 đồng
1 công nhân bậc 4/7 loại A là: 1.562.900 đồng 1 công nhân bậc 4/7 loại C là: 839.900 đồng 1 công nhân bậc 4/7 loại B là: 1.124.700 đồng 1 công nhân bậc 3/7 loại B là: 935.700 đồng 1 công nhân bậc 3/7 loại A là: 1.454.800 đồng