Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội

Một phần của tài liệu Sự hài lòng của cán bộ, nhân viên tại trường đại học sao đỏ luận văn ths quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệ (Trang 69 - 74)

5. Bố cục của luận văn

3.6.1.Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội

Sau khi qua giai đoạn phân tích nhân tố, có 6 nhân tố được đưa vào kiểm định mô hình. Giá trị của từng nhân tố là giá trị trung bình của các biến quan sát thuộc nhân tố đó.

Phân tích tương quan (Pearson) được sử dụng để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mô hình hồi quy. Kết quả của phân tích hồi quy sẽ được sử dụng để kiểm định các giả thuyết từ H1 đến H6 đã mô tả ở trên. Để kiểm định mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh như hình 3.1, ta sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bội cho các biến sau:

- Biến độc lập: Thu nhập và phúc lợi (TNPL), đào tạo thăng tiến (DTTT), đặc điểm công việc (CV), đồng nghiệp (DN), điều kiện làm việc (DK), cấp trên (CT).

a. Kiểm định hệ số tương quan

Kiểm định hệ số tương quan nhằm để kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc. Nếu các biến có tương quan chặt chẽ thì phải lưu ý đến vấn đề đa cộng tuyến sau khi phân tích hồi quy.

Bảng 3.14. Ma trận tƣơng quan giữa các biến

Theo ma trận tương quan thì các biến đặc điểm công việc, điều kiện làm việc, thu nhập phúc lợi, đào tạo thăng tiến, đồng nghiệp, cấp trên có sự tương quan chặt chẽ với biến hài lòng với mức ý nghĩa 5%..

b. Phân tích hồi qui bội

Phân tích được thực hiện bằng phương pháp Enter. Các biến được đưa vào cùng một lúc để chọn lọc dựa trên tiêu chí chọn những biến có ý nghĩa <0.05. Kết quả phân tích hồi quy như sau:

Bảng 3.15. Model Summary (b)

a Dự báo : (hằng số), CT, CV, DK, DN, TNPL, DTTT b biến phụ thuộc : SHL

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của luận văn)

Hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) = 0.799 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu là 79.9%. Nói cách khác, với tập dữ liệu ta thu thập được thì khoảng 79.9% các khác biệt của sự hài lòng của cán bộ, nhân viên đối với trường Đại học Sao Đỏ có thể được giải thích bởi 6 nhân tố: cấp trên, đặc điểm công việc, điều kiện làm việc, đồng nghiệp, thu nhập phúc lợi, đào tạo thăng tiến. Tuy nhiên, hệ số R2 điều chỉnh này mới chỉ cho biết sự phù hợp của mô hình hồi quy với tập dữ liệu mà vẫn chưa thể cho biết mô hình hồi quy vừa xây dựng có phù hợp với tổng thể hay không. Để kiểm tra sự phù hợp của mô hình hồi quy vừa xây dựng với tổng thể nghiên cứu ta xem xét kiểm định F.

Bảng 3.16. ANOVA

a. Predictors: (Constant), CT, CV, DK, DN, TNPL, DTTT b. Dependent Variable: SHL

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của luận văn)

Ta thấy trong kết quả kiểm định theo bảng ANOVA này có mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.01 (α = 0.01) nên cho thấy mô hình hồi quy bội vừa xây dựng là phù hợp với tổng thể nghiên cứu và có thể được sử dụng. Tiếp tục xem xét trên các kết quả của phương pháp hồi quy xem có hay không sự vi phạm một số giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính như phân phối chuẩn của phần dư, tự tương quan, đa cộng tuyến. Căn cứ vào kết quả trên bảng Model Summaryb có hệ số Durbin – Watson = 1.705 (d = 1.650 ),dựa vào bảng tra cho kiểm định Durbin – Watson với 6 biến độc lập và 250 quan sát ta thấy giá trị d rơi vào miền chấp nhận giả thuyết không có tương quan chuỗi bậc nhất. Như vậy, mô hình hồi quy vừa xây dựng không vi phạm giả định.

Ngoài ra, khi tiến hành xem xét giả định về phân phối chuẩn của phần dư thì thấy phân phối này có Mean ≈ 0, Std. Dev. = 0.988 tức gần bằng 1, do đó ta có thể kết luận giả định phân phối chuẩn không bị vi phạm.

Căn cứ vào bảng Coefficients trên ta thấy hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor – VIF) rất nhỏ (nhỏ hơn 5) nên cho thấy các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên

không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Do vậy, mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải thích của mô hình hồi quy.

Bảng 3.17. Kết quả phân tích hồi qui

Coefficients(a)

a Biến phụ thuộc: SHL

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của luận văn)

Phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa sự hài lòng với các yếu tố có dạng như sau: SHL = 0.765 + 0.146 CV + 0.138 DK + 0.131 TNPL + 0.158 DTTT + 0.160 DN + 0.141 CT

Kết quả hồi quy cho thấy 6 yếu tố của mô hình có ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên tại trường Đại học Sao Đỏ là: “đặc điểm công việc”, “điều kiện làm việc”, “thu nhập phúc lợi” “đào tạo thăng tiến”, “đồng nghiệp” và “cấp trên”. Trong đó thành phần “đồng nghiệp” có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hài lòng của nhân viên (có hệ số lớn nhất), kế đến lần lượt là “đào tạo thăng tiến”, “đặc điểm công việc”, “cấp trên”, “điều kiện làm việc” cuối cùng là “thu nhập phúc lợi”.

Một phần của tài liệu Sự hài lòng của cán bộ, nhân viên tại trường đại học sao đỏ luận văn ths quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệ (Trang 69 - 74)