Tổ chức thực hiện chương trình quản trị rủi ro nợ khó đòi

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro nợ khó đòi (Trang 36 - 41)

Doanh nghiệp

Việc tổ chức thực hiện chương trình quản trị rủi ro nợ khó đòi ở một Doanh

nghiệp sẽ bao gồm các bước cơ bản sau:

_ Tổ chức thu thập và lưu trữ thông tin về khách hàng.

_ Dựa trên các thông tin có được, đưa ra quyết định về chính sách bán chịu cho khách

hàng, kết hợp với việc kiểm soát rủi ro nợ khó đòi. _ Công tác tổ chức quản lý và thu hồi nợ.

_ Quyết định hình thức tài trợ cho rủi ro nợ khó đòi.

Chúng ta sẽ phân tích rõ hơn từng bước của chương trình này.

1. Tổ chức thu thập và lưu trữ thông tin về khách hàng

Để thu thập thông tin về khách hàng, Doanh nghiệp cần tiến hành song song các hình thức sau:

 Xây dựng Ngân hàng dữ liệu về các khách hàng của Doanh nghiệp từ các số

liệu, thông tin trong quá khứ giữa Doanh nghiệp và khách hàng.

Trong đó bao gồm các thông tin như số lần hợp tác giữa Doanh nghiệp và khách hàng, số lần bán chịu cho khách hàng trước đây, chính sách bán chịu đã thực hiện mỗi lần như thế nào, khách hàng có thanh toán đúng thời hạn trong

chính sách bán chịu hay không, nếu không thì nguyên nhân là gì và thời gian

khách hàng chậm thanh toán là bao lâu…

Các thông tin này được tổng hợp từ các dự liệu hợp tác kinh doanh trong quá

khứ giữa Doanh nghiệp với khách hàng. Chính vì vậy, cần có các số liệu cụ thể

từ công tác Kế toán của Doanh nghiệp.

Vậy để có thể lập được Ngân hàng dữ liệu về khách hàng này, cần có sự phối

hợp trong công tác thu thập và lưu trữ thông tin giữa bộ phận Kế toán và bộ

phận Quản lý công nợ của Doanh nghiệp.

Ngân hàng dữ liệu này cần được lưu trữ đầy đủ và qua thời gian dài, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc quyết định chính sách bán chịu của các nhà quản trị Doanh nghiệp.

Các dữ liệu này cũng cần được cập nhật liên tục và đầy đủ trong và sau quá trình hợp tác giữa Doanh nghiệp với khách hàng.

 Tìm hiểu thêm thông tin về khách hàng nhằm bổ sung thông tin cho Ngân hàng dữ liệu thông qua mối quan hệ hợp tác giữa các Doanh nghiệp hay giữa các

Doanh nghiệp với các Ngân hàng.

Các thông tin có thể thu thập được bao gồm tình hình vay nợ Ngân hàng và khả năng thanh toán của khách hàng, các dữ liệu về việc mua hàng trả chậm và thanh toán nợ của khách hàng đối với các đối tác khác…Doanh nghiệp cũng có

thể tham khảo bảng xếp hạng mức tín nhiệm do các ngân hàng thương mại

thực hiện.

2. Quyết định chính sách bán chịu cho khách hàng và kiểm soát rủi ro về

nợ khó đòi

Các nhà quản trị của Doanh nghiệp sẽ quyết định chính sách bán chịu cho khách hàng dựa trên: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Cân nhắc giữa việc gia tăng Doanh thu, Lợi nhuận của Doanh nghiệp và chi phí, rủi ro do việc thực hiện chính sách bán chịu.

 Các thông tin có được từ Ngân hàng dữ liệucủa Doanh nghiệp.

 Tình hình cụ thể về khách hàng cũng như mối quan hệ giữa Doanh nghiệp và khách hàng tại thời điểm ra quyết định.

 …

Việc phân tích sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc ra quyết định của các nhà quản

trị Doanh nghiệp đã trình bày cụ thể và chi tiết ở phần trên.

3. Công tác quản lý và thu hồi nợ

Để thực hiện tốt công tác quản lý và thu hồi nợ, các Doanh nghiệp lớn hay các Doanh nghiệp thường xuyên xảy ra việc mua bán trả chậm với số lượng lớn cần tổ chức một

bộ phận đảm trách công việc này. a) Công tác quản lý nợ

Các Doanh nghiệp cần có hệ thống sổ sách ghi chép cụ thể, chi tiết và có hệ thống

nhằm ghi nhận về tình trạng quản lý nợ của từng khách hàng riêng biệt cũng như

tình trạng bán chịu của Doanh nghiệp nói chung.

Hệ thống sổ ghi chép này cũng cần đáp ứng được các nguyên tắc như việc ghi

đảm bảo tính chính xác vì nếu có sai lệch thì Doanh nghiệp sẽ chịu tổn thất hoặc

sẽ bị mất uy tín với các khách hàng. b) Công tác thu hồi nợ:

Việc thu hồi nợ của Doanh nghiệp có thể thực hiện qua hai hình thức là tự thu nợ

hoặc thu nợ thông qua các tổ chức khác.

 Doanh nghiệp tự thu hồi nợ

Việc thu hồi nợ lúc này sẽ là trách nhiệm của bộ phận thu hồi nợ của Doanh

nghiệp.

Để thực hiện tốt việc này, bộ phận thu hồi nợ cần thường xuyên theo dõi các khoản nợ của khách hàng để quản lý và thu hồi đầy đủ các khoản nợ.

Đối với các khoản nợ gần đến hạn, cần gửi thông báo nhắc nhở khách hàng trả

nợ.

Đối với các khoản nợ đã quá hạn của khách hàng, bộ phận quản lý và thu hồi

nợ cần phân nhóm các khoản nợ này theo đối tượng, theo tuổi nợ, theo giá trị

khoản nợ… sau đó báo cáo và đề xuất hướng xử lý cho các nhà quản trị

Doanh nghiệp (các phương án đề xuất giải quyết phân theo tuổi nợ đã được

trình bày ở trên). Đồng thời, cần tiến hành việc nhắc nhở và giám sát các khách hàng trả nợ.

 Thu nợ thông qua các tổ chức khác

Doanh nghiệp có thể tiến hành việc thu nợ thông qua các tổ chức bằng các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hình thức như sử dụng dịch vụ Bao thanh toán, bán lại khoản nợ cho các công

ty mua bán nợ, hay một hình thức vừa xuất hiện trong thời gian gần đây, đó là sử dụng dịch vụ của các công ty thu nợ thuê.

Trong quá trình thực hiện công tác thu hồi nợ, Doanh nghiệp cần chú ý đến một

số vấn đề sau:

 “Nuôi nợ”:

Đây là một khái niệm dùng để chỉ việc Doanh nghiệp chưa thu hồi các khoản

nợ quá hạn của khách hàng mà ngược lại, cón tiếp tục cấp tín dụng thương

Mục đích của việc “nuôi nợ” này nhằm giúp khách hàng có điều kiện để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại. Từ đó, khách hàng có thể trả được toàn bộ

khoản nợ cho Doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc làm này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho Doanh nghiệp. Chính

vì vậy, Doanh nghiệp cần cân nhắc thận trọng khi áp dụng biện pháp này.

Trước khi sử dụng hình thức này, Doanh nghiệp cần thu thập đầy đủ các thông

tin, dữ liệu về khách hàng như đã trình bày ở trên, ngoài ra cần phải tìm hiểu

thật kỹ về nguyên nhân khách hàng chậm thanh toán và tình hình biến động

chung của nền kinh tế để đưa ra quyết định.

 Hình thức chuyển nợ thành vốn:

Khi khách hàng lâm vào tình trạng khó khăn, không có điều kiện trả được

khoản nợ quá hạn, Doanh nghiệp có thể cân nhắc đến việc thu nợ bằng cách

chuyển nợ thành vốn.

Điều này có nghĩa là khoản nợ khách hàng nợ Doanh nghiệp sẽ được thỏa

thuận để chuyển thành khoản vốn góp của Doanh nghiệp.

Thông thường, các Doanh nghiệp sẽ áp dụng biện pháp này đối với các khách

hàng có nhiều tiềm năng phát triển nhưng còn hạn chế về mặt quản lý.

 Vấn đề thông tin khi thu hồi nợ:

Thông tin khi thu hồi nợ cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng.

Để đảm bảo thu hồi được những khoản nợ quá hạn của mình, Doanh nghiệp

cần nắm bắt các thông tin về khách hàng như tình hình thanh khoản hiện tại,

số nợ của khách hàng với các đối tác khác, thời điểm khách hàng có tiền để trả

nợ…

Doanh nghiệp có thể thu thập những thông tin này từ nhiều nguồn và nhiều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hình thức khác nhau. Ví dụ như việc trao đổi thông tin giữa các Doanh nghiệp

chủ nợ, với Doanh nghiệp với các Ngân hàng… Ngoài ra, cũng không loại trừ

khả năng Doanh nghiệp thu được các thông tin này bằng hình thức gián điệp

4. Quyết định hình thức tài trợ rủi ro

Bước cuối cùng trong việc tổ chức thực hiện chương trình quản trị rủi ro nợ khó đòi là các nhà quản trị Doanh nghiệp cần quyết định hình thức tài trợ rủi ro.

Như đã trình bày, Doanh nghiệp có thể lưu giữ và tự tài trợ rủi ro hoặc chuyển giao

rủi ro.

Lưu giữ và tự tài trợ rủi ro nghĩa là việc Doanh nghiệp không sử dụng đến các hình thức chuyển giao rủi ro của mình cho một tổ chức khác. Khi đó, Doanh nghiệp sẽ tự

trích lập các quỹ dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính … và bù đắp

khi có tổn thất xảy ra.

Chuyển giao rủi ro là hình thức mà Doanh nghiệp sẽ bỏ ra một khoản phí để chuyển

giao việc gánh chịu tổn thất do rủi ro cho một tổ chức khác. Để tiến hành chuyển giao

rủi ro, Doanh nghiệp có thể sử dụng một trong các hình thức như sử dụng dịch vụ Bao

thanh toán, bán khoản nợ của khách hàng cho một công ty mua bán nợ hay mua dịch

vụ bảo hiểm cho khoản nợ phải thu …

Để quyết định việc tài trợ bằng hình thức nào, cần căn cứ vào xác suất không thu hồi được nợ trong quá khứ, cũng như xem xét đến các chi phí chuyển giao rủi ro …

Tài liệu tham khào:

 Tài liệu giảng dạy môn Quản trị rủi ro – Ts. Ngô Quang Huân.

 Quản trị rủi ro – Nguyễn Quang Thu & Ngô Quang Huân – Khoa Quản Trị

Kinh Doanh – trường Đại học Kinh Tế Tp.HCM.

 Nghiệp vụ ngân hàng thương mại – Nguyễn Minh Kiều – Phó khoa đào tạo sau đại học – trường Đại học Mở Tp.HCM.

 Financial Accounting – Faculty of Accounting and Auditing, University of Economics-HCMC

 www.saga.vn

 www.acb.com.vn

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro nợ khó đòi (Trang 36 - 41)