Tiểu kết chương 3

Một phần của tài liệu Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng việt nam qua tạp chí học tập (1960 1975) luận văn ths lịch sử 60 22 56 pdf (Trang 101 - 181)

7. Cấu trúc luận văn

3.3Tiểu kết chương 3

Các bài viết về cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam trên tạp chí Học tập có tính tuyên truyền lớn. Tạp chí luôn theo sát những diễn biến phức tạp trên chiến trường, sự thay đổi các chiến lược chiến tranh của Mỹ, những chiến thắng lẫy lừng của quân và dân ta trên cả hai miền Nam Bắc. Đặc biệt, trước những sự kiện quan trọng như: Phong trào Đồng Khởi với sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, sự thay đổi các chiến lược chiến tranh của Mỹ từ chiến tranh đơn phương đến chiến tranh đặc biệt, quân Mỹ ồ ạt tham chiến trong chiến tranh cục bộ và cuối cùng là Việt Nam hóa chiến tranh, cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968 của quân và dân ta vào đô thị Sài Gòn buộc đế quốc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán với ta tạp chí luôn đặc biệt chú trọng và đăng nhiều bài viết phản ánh các vấn đề này. Với tính thực tiễn cao, các tác giả tập trung phản ánh cụ thể diễn biến trên chiến trường, thế so sánh lực lượng của ta và địch, giúp cho quần chúng nắm bắt cụ thể tình hình chiến tranh, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào sự tất thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Tính tuyên truyền cao cũng là một hạn chế của những bài viết về cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam trên tạp chí Học tập. Hạn chế này khiến cho tính lý luận chưa được quan tâm nhiều. Các bài viết chủ yếu khích lệ lòng yêu nước, kêu gọi toàn dân quyết tâm kháng chiến chống Mỹ, phản ánh những thất bại của địch, thế tất thắng của ta.

Tạp chí cũng đăng nhiều bài viết về phương thức tiến hành chiến tranh cách mạng, về hình thức đấu tranh, những đặc điểm của cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước,…như các bài viết của Võ Nguyên Giáp, Hoàng Tùng, Nguyễn Văn Vịnh.

Do đó, xem xét về mặt lý luận của tạp chí Học tập đối với nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam là một khó khăn. Đánh giá vai trò của tạp chí Học tập giai đoạn 1960 – 1975, có thể khẳng định trong giai đoạn phát triển của mình tạp chí luôn phản ánh kịp thời những sự kiện lớn, những vấn đề mang tính thời sự, những diễn biến cụ trên chiến trường, phản ánh những thắng lợi của ta, những thất bại của địch, khích lệ lòng yêu nước và quyết tâm sắt đá của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Những bài viết đậm chất lý luận chưa nhiều.

KẾT LUẬN

Trong thời kỳ 1960 – 1975 tạp chí Học tập thường xuyên tuyên truyền đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng và các hội nghị Trung ương Đảng đề ra. Tạp chí đi sâu nghiên cứu những vấn đề đặt ra trước cách mạng nước ta trong các thời kỳ và cố gắng đưa ra những câu trả lời cho các vấn đề đó, vận dụng những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tạp chí đi sâu tìm hiểu các quy luật của cách mạng Việt Nam, trong cách mạng dân tộc dân chủ cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Với tinh thần chủ động sáng tạo, tạp chí bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác – Lê nin bằng cách làm cho nó phong phú thêm với những kinh nghiệm thực tiễn của cách mạng nước ta do Đảng ta lãnh đạo.

I - Đối với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, trong thời kỳ khôi

sách của Đảng, góp phần cố gắng của mình vào việc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục nền kinh tế miền Bắc bị chiến tranh tàn phá. Trong thời kỳ kế hoạch 3 năm, 5 năm cải tạo và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, tạp chí đã tuyên truyền đắc lực cho các kế hoạch lớn của Nhà nước, góp phần tích cực trong việc hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vấn đề công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Tạp chí đã đề ra vấn đề quá độ của miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội, vấn đề “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản ở miền Bắc. Nhờ sự cố gắng của mình tạp chí đã góp phần tích cực vào công tác tư tưởng của Đảng, tạo nên một sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng cán bộ, đảng viên để nghênh tiếp nhiệm vụ mới trong giai đoạn cách mạng mới. Tạp chí đã tuyên truyền rộng rãi cho đường lối chung của Đảng trong thời kỳ quá độ ở miền Bắc, đặc biệt tạp chí đã tuyên truyền một cách có hệ thống cho các nghị quyết của Trung ương Đảng.

Hai vấn đề quan trọng nhất trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc: Một là vấn đề về 3 cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng kỹ thuật và cách mạng về tư tưởng và văn hóa. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là cuộc cách mạng rộng lớn bao gồm ba cuộc cách mạng này. Hai là vấn đề đường lối phát triển kinh tế trong bước đi ban đầu: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, xây dựng kinh tế trung ương, đồng thời phát triển kinh tế địa phương.

Trong dịp kỷ niệm lần thứ 40 ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng

chí Lê Duẩn trình bày tác phẩm quan trọng “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc

lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành thắng lợi mới”. Đây là một tác phẩm quan trọng, có tính chất tổng kết lý luận và thực tiễn rất cơ bản, là kim chỉ nam hướng cho toàn Đảng, toàn dân ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng. Trong bài luận văn của mình tôi lấy những quan điểm của Lê Duẩn về cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam làm tiêu chí để soi vào những bài viết trên tạp chí Học tập, qua đó đánh giá những đóng góp và thiếu sót của tạp chí này.

Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, tác giả đặt ra vấn đề: chuyên chính vô sản và ba cuộc cách mạng (cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng kỹ thuật và cách mạng về tư tưởng và văn hóa); và vấn đề đường lối kinh tế trong bước

đi ban đầu: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát

triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, xây dựng kinh tế trung ương, đồng thời phát triển kinh tế địa phương

Trong phần đầu viết về chuyên chính vô sản và ba cuộc cách mạng, Lê Duẩn đặt ra vấn đề cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tác giả viết “Vấn đề cơ bản ở đây là phải cải tạo sản xuất nhỏ, cá thể thành sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, là xây dựng mới gần như toàn bộ cơ sở vật chất và kỹ thuật, cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng của xã hội xã hội chủ nghĩa thông qua việc thực hiện đồng thời ba cuộc cách mạng”. Đây là một trong những nội dung quan trọng về quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đã được trình bày trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III. Vấn đề này đã được đăng trên một số bài viết

trên tạp chí như bài “Cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền

Bắc nước ta” của tác giả Đoàn Trọng Truyến đăng trên số 10/1960; bài “Những thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1955 - 1965)” của đồng chí Nguyễn Duy Trinh trên số 4/1966, bài “Đời đời nhớ ơn Các Mác và đi con đường Các Mác đã vạch ra” của Võ Nguyên Giáp trên số 9-10/1968. Những bài viết này phản ánh cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc gồm 2 giai đoạn: cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự kết hợp giữa cải tạo và xây dựng là một đặc điểm của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Viết về 3 cuộc cách mạng, trong tác phẩm của mình Lê Duẩn đã đi đến một kết luận khái quát: “Tăng cường chuyên chính vô sản, phát huy cao độ vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò tổ chức và quản lý của Nhà nước và tinh thần làm chủ tập thể của quần chúng lao động nhằm thực hiện thắng lợi ba cuộc cách mạng trong đó cách mạng kỹ thuật là then chốt, là phương hướng cơ bản có tính quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, là nội dung tất yếu của việc

quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa ở nước ta” [4, tr85]. Cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hóa là ba bộ phận hữu cơ của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ba cuộc cách mạng này xoắn xuýt với nhau, ảnh hưởng và thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Xã hội mới hay con người mới, quan hệ sản xuất mới hay lực lượng sản xuất mới đều không phải là sản phẩm riêng của một cuộc cách mạng nào, mà là sản phẩm chung của cả ba cuộc cách mạng. Đương nhiên trong mối quan hệ biện chứng đó, mỗi cuộc cách mạng vẫn có vị trí riêng, chức năng riêng nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vấn đề về ba cuộc cách mạng, về mối quan hệ giữa ba cuộc cách mạng đã được tạp chí Học tập đăng trên

bài xã luận số 8/1962 “Phát huy truyền thống anh dũng của Cách mạng tháng Tám,

đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc vững mạnh làm cơ sở cho sự nghiệp đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà”. Với bài viết này, nội dung, những vấn đề xung quanh ba cuộc cách mạng và mối quan hệ của chúng lần đầu tiên được trình bày trên báo chí một cách có hệ thống. Ngoài bài viết

trên, tạp chí cũng đăng nhiều bài như “Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm

vụ trung tâm của thời kỳ quá độ ở miền Bắc nước ta” (số 10/1960), bài xã luận “Ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi nghị quyết Hội nghị lần thứ 19 của Trung ương Đảng, đẩy mạnh xây dựng kinh tế, tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc để đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược” (số 1/1971),… Đặc biệt, vấn đề củng cố quan hệ sản xuất trong nông thôn được các tác giả quan tâm nghiên cứu,

bài xã luận “Tập trung sức đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện,

mạnh mẽ, vững chắc, từng bước tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa” (số 4/1971),

bài xã luận “Củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nông thôn,

đẩy mạnh nông nghiệp phát triển ” (số 7/1971), Phạm Văn Đồng viết bài “Về một số vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình đưa nền nông nghiệp miền Bắc nước ta tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa” (số 8/1975). Nhìn chung các bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc đề cập tới vấn đề 3 cuộc cách mạng, về mối quan hệ giữa ba cuộc cách mạng, khẳng định vai trò chủ chốt của cách mạng khoa học kỹ thuật, việc

đi sâu phân tích, liên hệ thực tế chưa được quan tâm. Sự thiếu vắng những bài viết mang tính lý luận sâu về ba cuộc cách mạng là một hạn chế của tạp chí Học tập khi viết về đề tài cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Đề cập đến 3 cuộc cách mạng sẽ giúp vào việc tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn của miền Bắc trước và trong khi tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời giúp tuyên truyền một cách cụ thể đến với cán bộ, Đảng viên và quần chúng về cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đang tiến hành ở miền Bắc. Sự thiếu sót này có nguyên nhân cơ bản là trình độ lý luận của cán bộ còn hạn chế, bởi vấn đề cách mạng xã hội chủ nghĩa là một phạm trù mới mẻ.

Trong tác phẩm của mình đồng chí Lê Duẩn dành nhiều trang viết cụ thể hóa

đường lối phát triển nền kinh tế miền Bắc trong bước đi ban đầu là: “Ưu tiên phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ; xây dựng kinh tế trung ương đồng thời phát triển kinh tế địa phương”. Đây là đường lối phát triển kinh tế ở miền Bắc được đề ra trong nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III. Nhằm tuyên truyền cho Nghị quyết Đại hội III, tạp chí

đã đăng nhiều bài viết như: bài xã luận “Tiến lên thực hiện thắng lợi những nhiệm

vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất” (số 1/1961), 2 bài viết của đồng chí Nguyễn

Duy Trinh trên số 6/1963 “Mấy vấn đề căn bản của kế hoạch phát triển kinh tế quốc

dân 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965)” và “Những thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1955 - 1965)”, bài xã luận “Ra sức thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1967” (số 2/1967),… Các bài viết này đều khẳng định vai trò to lớn của công nghiệp nặng trong điều kiện nền kinh tế thấp kém. Do đó công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa mà mấu chốt là xây dựng hệ thống công nghiệp nặng hiện đại là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên muốn xây dựng công nghiệp nhất thiết phải có những điều kiện tiên quyết do chính nông nghiệp và công nghiệp nhẹ sáng tạo ra. Phát triển công nghiệp và nông nghiệp một cách hài hòa đã được nhiều tác giả đề cập tới.

Về mối quan hệ giữa kinh tế trung ương và kinh tế địa phương, Đảng chủ

trương “xây dựng kinh tế trung ương đồng thời phát triển kinh tế địa phương”. Mối

quan hệ này trong từng hoàn cảnh cụ thể Đảng ta có sự chuyển hướng chỉ đạo phù hợp. Khi đế quốc Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc, Đảng chủ trương ưu tiên phát triển kinh tế địa phương, chuyển kinh tế trung ương sang hướng chủ yếu phục vụ kinh tế địa phương, xây dựng ở mỗi địa phương có một đơn vị kinh tế có nông nghiệp và công nghiệp phát triển hỗ trợ nhau. Sự chuyển hướng này đã được phản ánh trong nhiều bài viết trên tạp chí như bài xã luận “Ra sức thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1967” (số 2/1967), bài “Đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng và phát triển kinh tế, phấn đấu hoàn thành kế hoạch Nhà nước năm 1967” của tác giả Đặng Thi, bài “Nắm vững đường lối công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng, phát triển kinh tế địa phương và công nghiệp địa phương” trên số 7/1969 của tác giả Lê Thanh Nghị,…Đây là một đóng góp quan trọng của tạp chí Học tập khi bối cảnh trong nước có những biến đổi lớn.

Nhìn chung những vấn đề về cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc

được Lê Duẩn trình bày trong cuốn “Dưới lá cờ của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ

nghĩa xã hội tiến lên giành thắng lợi mới” đã được phản ánh khá đẩy đủ trong tạp chí Học tập. Mặc dù còn có thiếu sót (chưa tập trung nghiên cứu về ba cuộc cách mạng) nhưng những đóng góp to lớn mà tạp chí đem lại trong việc tuyên truyền đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nhằm nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta là không thể phủ nhận. Mặt khác, qua tạp

Một phần của tài liệu Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng việt nam qua tạp chí học tập (1960 1975) luận văn ths lịch sử 60 22 56 pdf (Trang 101 - 181)