Giai đoạn 1965 – 1975

Một phần của tài liệu Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng việt nam qua tạp chí học tập (1960 1975) luận văn ths lịch sử 60 22 56 pdf (Trang 40 - 60)

7. Cấu trúc luận văn

2.2Giai đoạn 1965 – 1975

Tạp chí Học tập bước vào giai đoạn mới với một thuận lợi cơ bản là có chỉ

thị ngày 11/12/1965 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Nâng cao chất lượng của

tạp chí Học tập để phục vụ sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội”. Chỉ thị này là ngọn đèn pha soi đường cho tạp chí Học tập trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Sau khi vạch rõ những thành tích và ưu điểm cũng như những thiếu sót và nhược điểm của tạp chí, chỉ thị ngày 14/12/1965 của Ban Bí thư đã viết:

Hiện nay cách mạng nước ta đang ở trong một bước chuyển biến mới. Cả nước ta đang có chiến tranh với mức độ khác nhau ở mỗi miền. Nhân dân ta đang có nhiệm vụ cấp bách là chống Mỹ cứu nước. Tạp chí Học tập phải đóng một vai trò quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng, nhằm góp phần bảo đảm cho thắng lợi của sự nghiệp đánh thắng giặc Mỹ trong cả nước và sự nghiệp tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện có chiến tranh. Để làm tròn nhiệm vụ trong tình hình mới, tạp chí Học tập phải căn cứ vào chức năng của mình mà tiến hành công tác biên tập theo phương hướng sau đây:

1. Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin để soi sáng đường lối chống Mỹ cứu nước, làm cho mọi người nhận rõ tình hình và yêu cầu mới của cách mạng, đánh giá đúng đắn âm mưu thâm độc của đế quốc Mỹ và tay sai đối với nước ta, phân tích lực lượng đối sánh giữa ta và địch, vạch rõ thế tất thắng của ta và thế thất bại của địch; hiểu rõ phương hướng, chủ trương mới về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, các chính sách đối nội và đối ngoại do Đảng đề ra trong tình hình mới; biên tập những bài có chất lượng cao về chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân. Do đó làm cho mọi người tin tưởng tuyệt đối vào đường lối chống Mỹ cứu nước của Đảng, vào nhiệm vụ vừa kháng chiến vừa kiến quốc, phát

huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nâng cao trình độ về mọi mặt, cống hiến nhiều nhất cho cách mạng, đưa sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đến toàn thắng .

2. Vận dụng chủ nghĩa Mác – Lê nin để soi sáng hơn nữa đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và chủ trương tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong điều kiện có chiến tranh. Phục vụ tốt việc xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội theo phương châm mới thích hợp với tình hình mới. Cần làm rõ mối quan hệ giữa sản xuất và chiến đấu, giữa nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước. Cần phục vụ tốt ba cuộc cách mạng đang tiến hành ở miền Bắc: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng kỹ thuật và cách mạng tư tưởng và văn hóa. Đặc biệt chú trọng cách mạng kỹ thuật, đồng thời chú trọng hoàn thành cách mạng về quan hệ sản xuất và đẩy mạnh cách mạng tư tưởng và văn hóa.

Trong lúc tuyên truyền cho đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc cần chú ý vận dụng lý luận để soi sáng các vấn đề về quan hệ giữa cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa cơ sở kinh tế và tăng cường quốc phòng. Trong tình hình mới, cần làm rõ vị trí của công nghiệp trung ương và công nghiệp địa phương, của kinh tế đồng bằng và kinh tế trung du, kinh tế miền núi của sản xuất và phân phối, của công tác văn hóa và xã hội.

Kết hợp với việc giáo dục về tình hình và nhiệm vụ mới mà tuyên truyền cho các cuộc vận động cải tiến quản lý hợp tác xã và cải tiến kỹ thuật trong nông nghiệp, “ba xây ba chống” trong các ngành kinh tế quốc doanh và cuộc vận động đưa đồng bào miền xuôi lên tham gia phát triển kinh tế và văn hóa ở miền núi, đồng thời tuyên truyền cho phong trào thi đua “mỗi người làm việc bằng hai”, phong trào “ba sẵn sàng”, “ba đảm đang” nhằm đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất lao động và hiệu suất công tác, tăng cường công tác chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu tốt.

Phải góp phần vào việc củng cố và tăng cường Nhà nước chuyên chính dân chủ nhân dân thực chất là chuyên chính vô sản, nhằm xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giải phóng miền Nam, tiến tới thực hiện thống nhất nước nhà

3. Tuyên truyền cho quan điểm của Đảng về các vấn đề quốc tế quan trọng, tích cực góp phần vào việc bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác – Lê nin, đấu tranh có lý, có lợi cho mức chống chủ nghĩa xét lại hiện đại là nguy cơ chủ yếu của phong trào cộng sản quốc tế, đồng thời chống chủ nghĩa giáo điều; khôi phục và tăng cường đoàn kết trong phe xã hội chủ nghĩa và trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân châu Á, châu Phi và châu Mỹ la tinh; ủng hộ phong trào đấu tranh vì dân chủ và chủ nghĩa xã hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước tư bản chủ nghĩa; đấu tranh chống bọn đế quốc hiếu chiến do đế quốc Mỹ cầm đầu, góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới.

4. Phục vụ việc xây dựng Đảng về tư tưởng và tổ chức; tuyên truyền cho đường lối xây dựng Đảng; biểu dương những điển hình tốt; đồng thời phê phán những biểu hiện tiêu cực trong sinh hoạt Đảng; đấu tranh chống tư tưởng hữu khuynh và ảnh hưởng của chủ nghĩa xét lại hiện đại là chủ yếu, đồng thời ngăn ngừa và khắc phục tư tưởng “tả” khuynh và bệnh giáo điều rập khuôn máy móc

5. Cùng các cơ quan có trách nhiệm góp phần tổng kết những kinh nghiệm lịch sử của Đảng ta, cụ thể là về công tác xây dựng Đảng, về công tác Mặt trận dân tộc thống nhất, về đấu tranh vũ trang và xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân và xây dựng chính quyền Nhà nước, về cách mạng Tháng Tám, về cải cách ruộng đất,…. Qua tổng kết kinh nghiệm lịch sử của cách mạng Việt Nam mà làm cho cán bộ, đảng viên nhận rõ rằng Đảng ta đã vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin vào điều kiện cụ thể của nước ta để định ra đường lối đúng đắn và lãnh đạo cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác; do đó làm cho mọi người thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và ra sức phát huy tinh thần tích cực, chủ động và sáng tạo trong công tác của mình”.

Chỉ thị của Ban Bí thư vạch rõ: “Tình hình mới và nhiệm vụ mới của cách mạng đòi hỏi tạp chí Học tập phải nâng cao chất lượng hơn nữa, nâng cao tính chiến đấu và tính chỉ đạo, đồng thời phải bảo đảm nâng cao tính lý luận. Tạp chí Học tập phải phục vụ kịp thời nhiệm vụ cách mạng trước mắt, đồng thời giữ vững chức năng của mình là cơ quan lý luận của Đảng. Nhiệm vụ của tạp chí Học tập rất nặng nề. Dù tình hình đấu tranh chống Mỹ cứu nước sẽ ác liệt đến đâu, tạp chí Học tập cũng phải khắc phục khó khăn, tiếp tục xuất bản đều để góp phần phát triển công tác lý luận của Đảng”.

Về mặt tổ chức chỉ thị của Ban Bí thư viết: “Cơ quan của tạp chí Học tập

phải gọn nhẹ, đồng thời phải bảo đảm nâng cao chất lượng công tác”.

Chỉ thị của Ban Bí thư còn nhấn mạnh: “Các cấp ủy Đảng cần có kế hoạch

tuyên truyền cho tạp chí, đẩy mạnh công tác phát hành tạp chí, làm cho cán bộ đảng viên sứ dụng tốt tạp chí, thông qua đó mà thúc đẩy phong trào học tập lý luận trong Đảng”.

Trong 10 năm chống Mỹ cứu nước, tạp chí Học tập đã nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị trên đây của Trung ương Đảng.

Từ đầu năm 1965 trở đi tạp chí bước vào thời kỳ thứ hai trong quá trình công tác của mình. Tạp chí tiếp tục tuyên truyền cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong điều kiện có chiến tranh. Phục vụ việc xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội theo phương châm mới trong hoàn cảnh mới.

Tháng 7/1965 trước âm mưu của đế quốc Mỹ muốn mở rộng chiến tranh phá

hoại miền Bắc, tạp chí Học tập đăng bài viết của đồng chí Võ Nguyên Giáp “Quyết

tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Về nhiệm vụ của miền Bắc trong hoàn cảnh

mới tác giả viết “Tình hình mới đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh cuộc chiến tranh

chống Mỹ, cứu nước, tăng cường nền quốc phòng nhân dân, tăng cường các lực lượng vũ trang nhân dân, tăng cường công tác phòng thủ trị an để bảo vệ miền Bắc” [18, tr 10]. Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa phải coi trọng các thành phần trong lực lượng vũ trang nhân dân: xây dựng bộ đội chủ lực mạnh, xây dựng dân quân tự vệ rộng rãi và vững chắc; phải coi trọng sự

đoàn kết nội bộ, đoàn kết giữa quân đội và công an, giữa quân đội và nhân dân, phối hợp mọi mặt công tác dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, thực hiện mỗi người dân là một người lính, mỗi làng là một pháo đài, mỗi cấp ủy, mỗi chi bộ là một bộ tham mưu chiến đấu. Bên cạnh việc xây dựng lực lượng chiến đấu, tác giả đặt ra

nhiệm vụ phải “ra sức xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa một cách

thích hợp với tình hình mới”. Cách thích hợp trong tình hình mới đó là phải đồng thời thực hiện tốt hai nhiệm vụ: chiến đấu bảo vệ miền Bắc và xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội một cách thích hợp và có trọng điểm. Việc kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng là một yêu cầu cấp thiết. Để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ trên cần tăng cường công tác tư tưởng và công tác tổ chức. Cuối cùng tác giả kết luận “Càng thắng lợi, nhân dân ta càng phải nêu cao tinh thần cảnh giác, nêu cao hơn nữa quyết tâm đánh thắng giặc nước. Nhân dân ta trong cả nước đoàn kết một lòng kiên quyết chiến đấu, nhất định đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, đưa sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi cuối cùng” [18, tr 16].

Từ ngày 5/8/1965, sau khi dựng lên “Sự kiện vịnh Bắc Bộ” nhằm lấy cớ, đế

quốc Mỹ đã dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc nước ta. Cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ diễn ra ác liệt kể từ đầu tháng 3/1964, với ý đồ đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá; phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam; đè bẹp ý chí quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của cả dân tộc ta, buộc chúng ta phải kết thúc chiến tranh theo điều kiện do Mỹ đặt ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước tình hình đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười một và lần thứ mười hai của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) đã đề ra nhiệm vụ đối với miền

Bắc là: Tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều

kiện có chiến tranh, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ để bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, động viên sức người, sức của ở mức cao nhất để chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòng để đánh bại địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng “chiến tranh cục bộ” ra cả nước.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã kịp thời xác định chủ trương chuyển hướng và nhiệm vụ cụ thể của miền Bắc cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh. Một là, phải kịp thời chuyển hướng xây dựng kinh tế cho phù hợp với tình hình có chiến tranh phá hoại, bảo đảm yêu cầu chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, tích cực chi viện cho miền Nam. Hai là phải tăng cường lực lượng quốc phòng cho kịp với sự phát triển trong bối cảnh cả nước có chiến tranh. Ba là ra sức chi viện cho miền Nam với mức cao nhất. Bốn là phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức đi đôi với việc chuyển hướng kinh tế và tăng cường quốc phòng cho phù hợp với tình hình mới.

Về nhiệm vụ tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trên số 4/1966

tạp chí Học tập đăng bài tổng kết “Những thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta trong

công cuộc xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1955 - 1965)” của đồng chí Nguyễn Duy Trinh. Bài viết đã khái quát những thành tựu to lớn của miền Bắc trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chỉ trong vòng 3 năm (1958 - 1960) công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đã giành được những thắng lợi có tính chất quyết định. Công cuộc cải tạo đó đã được thực hiện trên tất cả các ngành, các lĩnh vực, trong đó việc thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật là vấn đề then chốt. Đồng thời phải tiếp tục củng cố và hoàn thiện

quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Tác giả phân tích: “Tiến hành cải tạo xã hội chủ

nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội về thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất xã hội, làm cho quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất xã hội chủ nghĩa phát triển phù hợp với nhau. Cải tạo xã hội chủ nghĩa tốt là tạo điều kiện để đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội; ngược lại, xây dựng chủ nghĩa xã hội càng tiến tới thì càng củng cố vững chắc thắng lợi của cải tạo xã hội chủ nghĩa. Đảng ta chỉ rõ “Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa về kinh tế ở miền Bắc nước ta là một quá trình phát triển khăng khít về quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, một quá trình kết hợp chặt chẽ cải tạo với xây dựng và xây dựng với hoàn thành cải tạo, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới”. Sự kết

hợp giữa cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội là một đặc điểm của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta” [51 tr 30].

Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nền kinh tế miền Bắc nước ta sau 11 năm đã có những biến đổi nhanh chóng, miền Bắc từ chỗ là một nền kinh tế phụ thuộc, lạc hậu, đang trở thành một nền kinh tế độc lập, tự chủ, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sự chuyển biến đó được phản ánh trong các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp và nông nghiệp. Tác giả trình bày luận điểm đã được nêu trong

bài viết đồng tác giả “Mấy vấn đề cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân

5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965)” đã đăng trên số 6/1963, đó là sự phát triển hài hòa hai ngành nông nghiệp và công nghiệp. Trong bài tổng kết này tác giả viết “Qua thực tiễn hơn 11 năm xây dựng nền kinh tế tự chủ, tiến lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta ngày càng nhận thức rõ rằng muốn hoàn thành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, trước hết phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp và phát triển nông nghiệp….công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nông nghiệp là cơ sở để phát triển công nghiệp.

Một phần của tài liệu Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng việt nam qua tạp chí học tập (1960 1975) luận văn ths lịch sử 60 22 56 pdf (Trang 40 - 60)