Giai đoạn 1960 1965

Một phần của tài liệu Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng việt nam qua tạp chí học tập (1960 1975) luận văn ths lịch sử 60 22 56 pdf (Trang 62 - 101)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.Giai đoạn 1960 1965

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập Đảng, tạp chí Học tập ra số

đặc biệt, 160 trang (số 1/1960)1 đăng bài của nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng: Hồ

Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp. Trường Chinh viết bài “Phương châm chiến lược của Đảng ta”. Đây là một bài lý luận về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam được tổng kết qua 30 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (khi ấy lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam), đó là kinh nghiệm vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin vào những điều kiện cụ thể của Việt Nam, định ra phương châm chiến lược đúng đắn của Đảng để lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Bài báo có những mục: Lý luận và thực tiễn của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam và phương châm chiến lược của Đảng ta trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; phương châm chiến lược của Đảng ta từ khi hòa bình được lập lại, cuối cùng là kết luận.

Tác giả phân tích tính chất xã hội Việt Nam từ khi Pháp xâm lược là xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Chính sách kinh tế của thực dân Pháp làm nảy sinh giai cấp công nhân và giai cấp tư sản dân tộc. Địa vị xã hội và quan hệ giữa các giai cấp là cơ sở khách quan cho Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra nhiệm vụ cơ bản cho cách mạng Việt Nam là phản đế và phản phong. Lực lượng của cách mạng là bốn giai cấp: công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc; Động lực cách mạng là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản, do giai cấp công nhân lãnh đạo. Chủ lực quân của cách mạng là giai cấp tiểu tư sản và giai cấp tư sản dân tộc,

mà giai cấp tư sản dân tộc là đồng minh quân có điều kiện. “Một cuộc cách mạng

đánh đổ đế quốc và phong kiến, do nhân dân tiến hành như thế chúng ta gọi là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”[4, tr 33]. Tác giả phân tích những đặc điểm của

cách mạng dân dân chủ tư sản ở Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và I rắc, khác hẳn cách

mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam. Từ đó làm nổi bật luận điểm “trong cách

mạng dân tộc dân chủ nhân dân của ta, hai nhiệm vụ phản đế và phản phong khăng khít với nhau không thể tách rời nhau, nhưng cũng không thể tiến hành song song nhất loạt ngang nhau; khăng khít với nhau là vấn đề chiến lược, không tiến hành song song nhất loạt ngang nhau là vấn đề sách lược” [4, tr 36]. Kẻ thù chủ yếu nhất, mạnh nhất và nguy hại nhất chính là bọn đế quốc cướp nước; cần phải tập trung mũi nhọn của cách mạng chủ yếu vào bọn đế quốc thời kỳ đầu của cách mạng; phải tiến hành nhiệm vụ ruộng đất từng bước một.

Trong tình hình mới sau khi miền Bắc được giải phóng; “nếu trong giai đoạn cách mạng trước, việc kết hợp đúng đắn nhiệm vụ phản đế với nhiệm vụ phản phong kiến có tác dụng góp phần quyết định thắng lợi của cách mạng, thì ngày nay, việc kết hợp đúng đắn nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam cũng có tác dụng không kém gì” [4 tr 53].

Những kinh nghiệm về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân được Trường Chinh tổng kết có giá trị lý luận lớn, được thực tiễn thắng lợi chứng minh. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đang tiếp diễn ở miền Nam trong hoàn cảnh mới không giống như miền Bắc từ năm 1954, trở về trước về các mặt cơ cấu giai cấp và quan hệ xã hội, về đối tượng của cách mạng, quan hệ quốc tế của cả cách mạng và phản cách mạng, quan hệ miền Bắc với miền Nam cũng phát triển không ngừng, do đó vấn đề chỉ đạo chiến lược và những đề xuất sáng tạo về phương pháp cách mạng của Đảng làm giàu rất nhiều cho lý luận cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam từ đây cho đến ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam. Từ đỉnh cao của thắng lợi năm 1975, và nhiều năm sau, nhìn lại cả quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng từ năm 1930 được sâu sắc hơn, thấy rõ hơn cái hay, cái đúng tuy đã khẳng định và được phát huy cao độ, cũng như thấy rõ hơn những sai lầm và nhược điểm không riêng của miền Nam mà cả ở miền Bắc từ năm 1975 trở về trước.

Trên số 2/1960, tạp chí Học tập đăng bài viết của Nguyễn Minh Vỹ “Miền Nam Việt Nam, một thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ”. Tác giả đã giải thích cho cái gọi là “thuộc địa kiểu mới” – một chính sách cai trị do Mỹ lập nên, khác với

chính sách cai trị thực dân kiểu cũ của Pháp, đó là một khu vực thuộc địa “không

độc lập về chính trị”: Tác giả viết “Đế quốc Mỹ không cần đặt hệ thống quan cai trị bên cạnh hệ thống quan lại bù nhìn như trước kia Pháp đã làm, nhưng việc đế quốc Mỹ nắm chặt tay sai Ngô Đình Diệm để thực hiện các chính sách của Mỹ là một bảo đảm cho đế quốc Mỹ khống chế miền Nam…. Hiện nay, chủ nghĩa thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ chủ yếu là dùng tay sai đội lốt “quốc gia độc lập” để làm công cụ thực hiện chính sách nô dịch, vơ vét và âm mưu chuẩn bị chiến tranh của chúng, đồng thời trút cho những nước đó trách nhiệm về những hậu quả do chính sách thực dân gây nên” [57. tr 37]. Miền Nam không có độc lập về quân sự, tác giả

viết “Một đặc trưng khác nữa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ là

bắt buộc các nước phụ thuộc phải đi theo chính sách chiến tranh của đế quốc Mỹ… Nếu các nước nhận “viện trợ” của Mỹ vì phải chạy theo đuôi chính sách chiến tranh của Mỹ mà phải chi tiêu những khoản tiền lớn gấp mấy lần khoản “viện trợ” của Mỹ để thực hiện chương trình quân sự hóa, thì miền Nam Việt Nam cũng không thoát ra ngoài quy luật chung ấy” [37, tr40]. Miền Nam cũng không có độc lập về

kinh tế, tác giả viết ““viện trợ” Mỹ hoàn toàn không phải nhằm mục tiêu củng cố

nền độc lập của miền Nam mà là nhằm xây dựng lực lượng quân sự, xây dựng các thiết bị quân sự, biến miền Nam thành một căn cứ quân sự phục vụ cho âm mưu gây chiến của đế quốc Mỹ. “Viện trợ” ấy không phải nhằm củng cố nền độc lập của miền Nam về mặt kinh tế mà nhằm kìm hãm miền Nam trong tình trạng một nước lạc hậu, biến miền Nam thành một thị trường tiêu thụ hàng ế thừa của Mỹ”. Cuối

cùng tác giả kết luận: “Miền Nam Việt Nam chỉ là một thuộc địa kiểu mới của đế

quốc Mỹ…Mặc dù không có quân đội chiếm đóng và bộ máy cai trị thực dân như đế quốc Pháp trước đây, đế quốc Mỹ thông qua tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm, thông qua một hệ thống cố vấn chặt chẽ, dựa vào quyền lực của đô la, hàng viện trợ

và vũ khí, đã đặt ách thống trị thực dân (kiểu mới) lên miền Nam nước ta” [37. tr 43].

Để nhân dân hiểu rõ sự thống trị mới trên đất nước ta, chống lại sự lừa bịp mị dân của đế quốc Mỹ, nhiều bài viết về chủ nghĩa thực dân mới được đăng trên

tạp chí Học tập. Trong đó có bài viết của Bùi Công Trừng “Chủ nghĩa thực dân kiểu

mới của Mỹ đang thống trị miền Nam Việt Nam” (số 7/1962). Tác giả viết “Chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới không xa cách nhau bằng bức “vạn lý trường thành”, mà chỉ khác nhau về hình thức. Mục đích của bọn thực dân, cũ cũng như mới, chỉ là một, tức là phục vụ đắc lực cho chủ nghĩa tư bản lũng đoạn. Cố nhiên là trong giai đoạn hệ thống thuộc địa ngày càng tan rã, chủ nghĩa đế quốc ngày càng suy yếu thì bọn thực dân phải thay đổi hình thức áp bức bóc lột của chúng… Chính sách thực dân kiểu mới mà đế quốc Mỹ thực hiện ở Viễn Đông và đặc biệt ở miền Nam Việt Nam gồm có những điểm sau:

Một là: Nắm lấy cơ hội tốt để gây ảnh hưởng đến cơ cấu Nhà nước của nước mà chúng có mưu đồ lũng đoạn, trước hết là nắm chặt những tên có “khiếu” làm bù nhìn để làm tay sai đắc lực cho chúng.

Hai là, dùng mọi biện pháp nắm lấy ngành quân sự (cung cấp vũ khí, huấn luyện quân sự, ký kết hiệp ước liên minh quân sự,…) để đối phó với bất kỳ kẻ nào kình địch với Mỹ, và trước tiên là để đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, chuẩn bị gây chiến tranh mới và can thiệp vào các nước xã hội chủ nghĩa.

Ba là, dùng biện pháp kinh tế và tài chính làm cho các nước phụ thuộc khó tách rời ảnh hưởng Mỹ, đầu tư vào các nước phụ thuộc để xâm nhập, lũng đoạn nền kinh tế các nước ấy.

Bốn là, lũng đoạn về mặt tư tưởng, gây trong nhân dân các nước phụ thuộc Mỹ lối “sống gấp”, không có ngày mai, đầy tư tưởng đồi trụy” [54, tr 30]

Cuối cùng tác giả vạch rõ những thủ đoạn mà đế quốc Mỹ đã và đang thi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hành ở miền Nam Việt Nam chứng tỏ rõ ràng về cái gọi là “chủ nghĩa thực dân kiểu

Trên số 7/1962, thiếu tướng Lê Quang Đạo viết bài “Cuộc chiến tranh do Mỹ - Diệm tiến hành ở miền Nam Việt Nam là cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới, cuộc chiến tranh phản cách mạng”. Bài viết chia làm 3 mục lớn. Ở phần đầu tác giả

gọi đế quốc Mỹ là “Tên hiến binh quốc tế, kẻ thù của nhân dân Việt Nam”. Tác giả

giải thích cho chính sách “thực dân kiểu mới” của đế quốc Mỹ. Sau chiến tranh thế

giới thứ hai, tình hình quốc tế có nhiều thay đổi, “đế quốc Mỹ không thể dùng hình

thức thực dân kiểu cũ để lũng đoạn các nước và chiếm đoạt thị trường. Chúng phải dùng thủ đoạn khôn ngoan hơn, xảo quyệt hơn để nô dịch và bóc lột nhân dân các nước chậm phát triển. Tùy theo tình hình từng nơi, chúng dùng những biện pháp cụ thể khác nhau, nhưng về cơ bản không ngoài những thủ đoạn thông qua “viện trợ” kinh tế và quân sự để dựng nên và nắm quyền kiểm soát những chính phủ bù nhìn. Bằng cách ký kết những hiệp ước phòng thủ chung, đưa những đoàn “cố vấn” quân sự Mỹ vào, chúng xây dựng và nắm lấy lực lượng vũ trang của các chính phủ bù nhìn đó, dùng những lực lượng này đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân các nước được Mỹ “viện trợ”, dần dần biến những nước này thành thuộc địa của Mỹ” [13, tr 15]. Áp dụng chính sách đó, đế quốc Mỹ đã tiến hành các cuộc chiến tranh được che đậy bởi những danh từ như “hòa bình”, “độc lập”, “tự do”, chúng thực hiện nhiều loại chiến tranh để đàn áp các phong trào yêu nước và khôi phục hệ thống thuộc địa đang tan rã. Phần tiếp theo, tác giả đặt ra câu hỏi ““chiến tranh cách mạng” hay chiến tranh xâm lược”. Tác giả viết “Cuộc chiến tranh hiện đang được Mỹ Diệm mở rộng, là một bộ phận trong toàn bộ âm mưu của đế quốc Mỹ nhằm đàn áp phong trào giải phóng của các dân tộc bị áp bức, cuộc chiến tranh đó nhằm đem lại quyền lợi ích kỷ cho bọn tư bản lũng đoạn Mỹ, nhằm bảo vệ quyền thống trị và bóc lột cho giai cấp tư sản mại bản và địa chủ phản động miền Nam. Nó do giai cấp tư bản lũng đoạn Mỹ câu kết với bọn thân Mỹ và phản động nhất trong giai cấp địa chủ và tư sản mại bản, mà đại diện là tập đoàn Ngô Đình Diệm tiến hành. Nó nhằm chia cắt lâu dài đất nước ta, duy trì quyền thống trị của Mỹ - Diệm ở miền Nam và chuẩn bị tiến công miền Bắc, kéo nhân dân ta trở lại cuộc đời làm nô lệ cho bọn đế quốc, bọn phong kiến địa chủ và tư sản mại bản” [13, tr 19]. Phần cuối, tác

giả đặt vấn đề “Số phận của bọn cướp nước và bán nước”. Những thủ đoạn mà đế quốc Mỹ và bọn tay sai đã và đang thi hành ở miền Nam Việt Nam chắc chắn sẽ đẩy mâu thuẫn dân tộc lên cao, gây ra sự phẫn nộ trong toàn thể nhân dân Việt Nam nhưng dưới sự đoàn kết của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng miền Nam cuộc cách mạng của chúng ta nhất định sẽ thắng lợi.

Ngày 20/12/1960 Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Cách mạng miền Nam đã có một tổ chức chính trị để tập hợp rộng rãi quần chúng, nhân dân đoàn kết đấu tranh thực hiện chương trình hành động 10 điểm mà nội dung cơ bản là đánh đổ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm, xây dựng một miền Nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới hòa bình thống nhất nước nhà.

Tháng 12/1961 tạp chí đăng bài viết của đồng chí Tôn Đức Thắng “Đoàn

kết đấu tranh chống Mỹ - Diệm là con đường chính nghĩa và thắng lợi của nhân dân Việt Nam”. Tác giả đánh giá cao vai trò của Mặt trận dân tộc giải phóng miền

Nam Việt Nam đoàn kết toàn dân đấu tranh chống Mỹ Diệm “Từ khi Mặt trận dân

tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời đến nay, các tầng lớp nhân dân miền Nam càng đoàn kết đấu tranh chống Mỹ - Diệm, với một khí thế mạnh mẽ và quy mô ngày càng lớn… Ngọn cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã trở thành ngọn cờ đoàn kết đấu tranh của toàn thể đồng bào miền Nam, chương trình của Mặt trận đã trở thành chương trình hành động của tất cả các đảng phái, đoàn thể và lực lượng yêu nước ở miền Nam” [44, tr13].

Số 7/1962 tạp chí đăng bài xã luận “Tám năm đấu tranh thắng lợi”. Bài viết khái quát những kết quả đạt được trong 8 năm qua (từ năm 1954 đến 1962) trên cả hai miền Nam Bắc. Viết về cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam tác giả ca ngợi tinh thần yêu nước, đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn để tiến lên giành những

thắng lợi mới “Các lực lượng chính trị và vũ trang của nhân dân miền Nam ngày

càng lớn mạnh. Chiến tranh du kích đang phát triển rộng khắp các vùng nông thôn và miền núi. Nhân dân đã làm chủ nhiều vùng đất đai rộng lớn. Mặt trận dân tộc

giải phóng miền Nam Việt Nam đang tập hợp mọi lực lượng yêu nước và dân chủ. Chương trình của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã được mọi tầng lớp nhân dân miền Nam hoan nghênh nhiệt liệt. Đảng nhân dân cách mạng Việt Nam, Đảng của những người theo chủ nghĩa Mác – Lê nin ở miền Nam đang đi đầu trong cuộc đấu tranh chống Mỹ Diệm” [61, tr2]. Về phương pháp tiến hành đấu tranh của nhân dân miền Nam, tác giả viết “Những đội biệt kích do Mỹ tổ chức, huấn luyện và chỉ huy, mặc dù có nhiều phương tiện hiện đại, cũng không thể đương đầu nổi với chiến tranh du kích, vì chiến tranh du kích là một hình thức chiến tranh cách mạng của nhân dân. Cơ sở thắng lợi chủ yếu của nó là đường lối chính trị đúng đắn… Cuộc chiến tranh cách mạng của toàn thể nhân dân miền Nam, trong đó nông dân là đội quân chủ lực đã có nhiều kinh nghiệm tiến hành chiến tranh cách mạng lâu dài bền bỉ. Cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam đang diễn ra hết sức phong phú và linh hoạt vì nó sử dụng tổng hợp và kết hợp chặt chẽ các hình thức đấu tranh: đấu tranh vũ trang tự vệ, đấu tranh chính trị, đấu tranh

Một phần của tài liệu Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng việt nam qua tạp chí học tập (1960 1975) luận văn ths lịch sử 60 22 56 pdf (Trang 62 - 101)