Giai đoạn 1960 – 1965

Một phần của tài liệu Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng việt nam qua tạp chí học tập (1960 1975) luận văn ths lịch sử 60 22 56 pdf (Trang 25 - 40)

7. Cấu trúc luận văn

2.1Giai đoạn 1960 – 1965

Sau khi hoàn thành về cơ bản việc xóa bỏ các giai cấp bóc lột, từ năm 1960, nhất là từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng, miền Bắc nước ta bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ lấy xây dựng chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm, đồng thời

đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà. Tình hình và nhiệm vụ trong thời kỳ mới đòi hỏi phải cải tiến tạp chí lý luận của Đảng.

Từ ngày 5/9 đến ngày 10/9 năm 1960 Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Hà Nội. Đại hội đã tổng kết những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta và kiểm điểm công tác của Đảng từ Đại hội toàn quốc lần thứ hai tới nay. Đại hội đã thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng bậc nhất đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Đại hội chỉ rõ, trong giai đoạn hiện tại cách mạng nước ta có hai nhiệm vụ chiến lược : một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc; hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước. Hai nhiệm vụ ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau. Trong đó, tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Đại hội chỉ rõ nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ ở miền Bắc nước ta là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, mà mấu chốt là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Đại hội đã thông qua phương hướng và nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) nhằm mục tiêu phấn đấu xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.

Ngày 7/4/1962 Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra nghị quyết về “Cải tiến

tạp chí lý luận của Đảng”, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng của tạp chí, làm cho tạp chí có thể đáp ứng được những yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn mới.

Nói về những thành tích và ưu điểm của tạp chí Học tập nghị quyết của Bộ

chính trị đã nêu rõ: “Tạp chí đã tuyên truyền cho đường lối, phương châm và các

chính sách lớn của Đảng, góp phần nâng cao trình độ chính trị và lý luận của cán bộ trong Đảng và ngoài Đảng, đấu tranh chống những tư tưởng sai lầm, lạc hậu, nhất là tư tưởng tư sản, góp phần tổng kết kinh nghiệm của Đảng, tuyên truyền cho đường lối đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà của Đảng, tuyên truyền

cho chính sách đối ngoại của Đảng, giới thiệu kinh nghiệm của một số đảng anh em cho cán bộ và nhân dân ta”.

Về khuyết điểm của tạp chí, nghị quyết vạch rõ “Tuy vậy tạp chí còn có những khuyết điểm và nhược điểm như sau: trình độ lý luận của tạp chí còn thấp; việc kết hợp lý luận Mác – Lê nin với thực tiễn cách mạng Việt Nam chưa được tốt; tính chiến đấu của tạp chí còn yếu, việc đấu tranh chống những tư tưởng sai lầm trong Đảng, phê bình và tự phê bình trên tạp chí chưa được mạnh mẽ và sâu sắc; các công tác trung tâm của Đảng chưa được chú ý đúng mức”.

Nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 7/4/1962 vạch rõ nhiệm vụ của tạp chí như sau: “Nhiệm vụ của tạp chí Học tập là đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin với thực tiễn cách mạng Việt Nam để tuyên truyền đường lối, phương châm, chính sách của Đảng một cách sâu sắc, đem lý luận Mác – Lê nin soi sáng những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, nâng cao nhận thức của cán bộ trong Đảng và ngoài Đảng về tư tưởng chính sách, giúp họ tránh những khuyết điểm, sai lầm trong khi thi hành chính sách của Đảng và của Nhà nước. Tạp chí phải căn cứ vào chức năng của mình mà tuyên truyền cho nghị quyết của Đại hội lần thứ ba của Đảng và nghị quyết của các hội nghị Trung ương Đảng. Tạp chí phải góp phần đắc lực vào việc thực hiện hai nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam hiện nay là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (mà trung tâm là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa) và giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước. Tạp chí phải góp phần vào việc tổng kết kinh nghiệm công tác của Đảng đi đến những kết luận có tính chất lý luận để lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Nội dung của tạp chí cần phải tập trung vào những vấn đề chính trong nước, đồng thời cần dành một phần cần thiết cho những vấn đề quốc tế quan trọng. Tạp chí Học tập cần tích cực góp phần vào việc tổng kết những kinh nghiệm lịch sử của Đảng, viết về những vấn đề lớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng ta

- Cán bộ Đảng từ sơ cấp trở lên

- Cán bộ ngoài Đảng và những người tri thức muốn nghiên cứu lý luận và chính trị

Nghị quyết của Bộ chính trị ngày 7/4/1962 còn quy định chế độ lãnh đạo của Trung ương Đảng đối với tạp chí, những biện pháp cụ thể để cải tiến tạp chí, Bộ

Chính trị còn quyết định phải đẩy mạnh công tác phát hành tạp chí: “Các cán bộ

Đảng có nhiệm vụ đọc và tuyên truyền cho nhiều người đọc tạp chí Học tập. Các cấp ủy Đảng có nhiệm vụ lãnh đạo việc sử dụng tốt tạp chí để phục vụ cho việc hoàn thành các nhiệm vụ công tác của Đảng và Nhà nước. Cần tích cực vận động người mua đọc dài hạn tạp chí. Cần chú ý đẩy mạnh việc phát hành tạp chí ở các tỉnh nhất là các tỉnh mà tỷ lệ phát hành còn thấp” [10, tr.11].

Nghị quyết của Bộ Chính trị là đèn pha soi đường cho tạp chí trong thời kỳ mới của cách mạng nước ta.

Là một tạp chí lý luận của Đảng, tạp chí Học tập luôn phản ánh một cách kịp thời, khẩn trương, chính xác những chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng trong từng thời kỳ phát triển của cách mạng Việt Nam.

Trong thời kỳ từ 1960 – 1965, tạp chí Học tập tập trung tuyên truyền cho Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ ba của Đảng và kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất, phục vụ cho công cuộc bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và tiếp tục hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, ủng hộ tích cực cuộc đấu tranh cách mạng của đồng bào miền Nam, tuyên truyền cho đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Trên số 10/1960 tạp chí đã đăng bài xã luận “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã

hội và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà”. Bài viết khái quát những nội dung cơ bản của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III thông qua. Đó là những vấn đề về xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam, vấn đề củng cố và sự nhất trí về tư tưởng, thống nhất về tổ chức. Bài xã luận nhận định một cách toàn diện những thành quả cách mạng mà nhân dân ta đã giành được trong 9 năm qua.

Nhằm tuyên truyền cho nghị quyết của Đại hội III về quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta và nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, Đảng viên về Chủ nghĩa xã hội, cũng trên số 10/1960, tạp chí đăng bài “Cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta” của tác giả Đoàn Trọng Truyến. Tác giả đặt ra vấn đề cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc sau khi xóa bỏ sự thống trị của chủ nghĩa thực dân, của chế độ phong kiến là mới xong phần “phá hoại”,

cách mạng xã hội chủ nghĩa còn có nhiệm vụ lớn hơn đó là nhiệm vụ “tổ chức”, tức

là dùng chính quyền cách mạng của giai cấp công nhân để cải tạo nền kinh tế cũ và xã hội cũ để xây dựng một nền kinh tế mới và một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa, đây là một vấn đề lý luận và thực tiễn rất lớn của cách mạng Việt nam. Sau khi phân tích tình hình kinh tế miền Bắc nước ta trước khi bước vào thời kỳ quá độ, tác giả khẳng định nền tảng kinh tế miền Bắc là kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp không phát triển. Nhiệm vụ miền Bắc trong thời kỳ quá độ là phải cải biến xã hội nói trên thành một xã hội mới xã hội xã hội chủ nghĩa. Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc phải thực hiện song song hai nhiệm vụ: đó là cải tạo về mặt xã hội nền sản xuất do xã hội cũ để lại và cải tiến về mặt kỹ thuật, xây dựng và phát triển những xí nghiệp xã hội chủ nghĩa trang bị bằng kỹ thuật hiện đại.

Về mối quan hệ giữa cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, tác giả khẳng định đây là một tất yếu lịch sử, đó là 2 mặt có mối quan hệ khăng khít với nhau, không cải tạo xã hội chủ nghĩa thì không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội và ngược lại, đó là sự đảm bảo thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Toàn bộ nhiệm vụ của thời kỳ quá độ là dùng chính quyền của giai cấp vô sản để xây dựng chủ nghĩa xã hội, để cải tổ toàn bộ xã hội thành xã hội xã hội chủ nghĩa. Tác giả viết “xây dựng chủ nghĩa xã hội tức là xây dựng toàn bộ nền kinh tế quốc dân, kể cả nông nghiệp trên cơ sở của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa (dưới hai hình thức toàn dân và tập thể) và trên cơ sở của nền sản xuất lớn, hiện đại. Nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội đứng về mặt xã hội mà nói, phải dựa trên cơ sở quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa cho nên nó đòi hỏi phải cải tạo quan hệ sản xuất cũ, đồng thời phải

xây dựng, củng cố và mở rộng quan hệ sản xuất mới, vì không xây dựng thì không cải tạo được, càng không thể củng cố được thắng lợi của cải tạo, đứng về toàn bộ công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ, nó là cái cứu cánh, nó là cái bảo đảm sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản” [53, tr7]

Áp vào điều kiện cụ thể của miền Bắc nước ta, bài viết đưa ra giải pháp đó

là: “cải tạo nhanh chóng các quan hệ sản xuất không xã hội chủ nghĩa thành quan

hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trước khi bắt tay vào công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa; lúc đầu lấy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa làm trọng tâm, đồng thời tiến hành một bước việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau sáu năm khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế chúng ta đã làm cho nền kinh tế có nhiều thành phần, có nhiều quan hệ sản xuất trước đây chuyển sang một nền kinh tế trong ấy thành phần xã hội chủ nghĩa, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trở thành phổ biến, chiếm địa vị ưu thế tuyệt đối. Mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ giữa hai con đường đã được giải quyết về cơ bản, chủ nghĩa xã hội đã giành được thắng lợi có tính chất quyết định. Từ nay trở đi, chúng ta chuyển sang lấy xây dựng chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm, đồng thời chú ý hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa” [53, tr10].

Trên số 10/1960 tạp chí đăng bài “Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ ở miền Bắc nước ta” của tác giả Lê Vân. Bài

viết này tác giả đã đề cập tới vấn đề: 3 cuộc cách mạng. Tác giả viết “Con đường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiến lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua những cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng về văn hóa kỹ thuật và cách mạng về tư tưởng. Yêu cầu của cách mạng về quan hệ sản xuất là phải xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và cải biến quan hệ sản xuất hàng hóa nhỏ của nông dân và thợ thủ công thành quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tổ chức những người buôn bán nhỏ vào con đường hợp tác xã hội chủ nghĩa; trên cơ sở đó, xóa bỏ mọi tình trạng bóc lột trong xã hội, xóa bỏ mọi nguồn gốc đề ra giai cấp bóc lột. Yêu cầu của cách mạng văn hóa và kỹ thuật là làm cho nhân dân lao động thoát khỏi tình trạng ngu muội, tiến lên có trình độ văn hóa khá, nắm được những hiểu biết cần thiết về khoa học kỹ thuật và vận dụng

được những hiểu biết đó vào công cuộc cải biến bộ mặt lạc hậu của nước ta, xây dựng một nền văn hóa, khoa học và kỹ thuật hiện đại, mở đường cho sức sản xuất phát triển. Yêu cầu của cuộc cách mạng về tư tưởng là làm cho toàn dân, trước hết là nhân dân lao động, thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa, gạt bỏ thế giới quan và nhân sinh quan cũ, xây dựng thế giới quan và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, làm cho chủ nghĩa Mác – Lê nin chiếm ưu thế tuyệt đối trong đời sống tinh thần của nước ta và trở thành hệ tư tưởng của toàn dân, trên cơ sở đó mà xây dựng đạo đức mới của nhân dân ta” [55, tr60] . Nói về mối quan hệ giữa 3 cuộc cách

mạng tác giả viết “Cách mạng về quan hệ sản xuất, về văn hóa kỹ thuật, về tư tưởng

có liên quan với nhau, thúc đẩy lẫn nhau. Đó là ba bộ phận khăng khít của toàn bộ cuộc cách mạng ở miền Bắc. Chỉ có dựa trên cơ sở vật chất và kỹ thuật hiện đại thì cuối cùng chúng ta mới có thể hoàn thành triệt để các cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất, về văn hóa kỹ thuật, về tư tưởng, do đó mới có thể thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Tác giả khẳng định “Chính vì lẽ đó mà công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ ở miền Bắc nước ta” [55, tr66].

Bước vào thời kỳ mới, nhận thức tư tưởng của nhiều cán bộ Đảng viên không chuyển biến kịp với yêu cầu khách quan của cách mạng. Để giúp cán bộ và Đảng viên nắm vững tình hình và nhiệm vụ trong thời kỳ mới, Trung ương Đảng đã quyết định mở cuộc vận động chỉnh huấn mùa xuân năm 1961. Để phục vụ cho cuộc vận động này, tháng 4/1961 tạp chí Học tập đã ra số đặc biệt đăng Nghị quyết của Bộ Chính trị về cuộc vận động chỉnh huấn mùa xuân và các bài “Xây dựng những con người của chủ nghĩa xã hội” của Hồ Chủ Tịch; bài “Bồi dưỡng và xây dựng những tư tưởng mới để đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc

của đồng chí Lê Duẩn; “Để thấu suốt nghị quyết của Đại hội toàn quốc lần thứ ba

của Đảng” của đồng chí Trường Chinh.

Bài phát biểu của Hồ Chí Minh tại hội nghị Chỉnh huấn Trung ương đăng

trên tạp chí Học tập tháng 4/1961 “Xây dựng những con người của chủ nghĩa xã

Một phần của tài liệu Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng việt nam qua tạp chí học tập (1960 1975) luận văn ths lịch sử 60 22 56 pdf (Trang 25 - 40)