7. Cấu trúc luận văn
2.3 Tiểu kết chương 2
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc – một trong hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1960 – 1975 – đã được phản ánh một cách rõ nét qua tạp chí Học tập. Xung quanh nhiệm vụ tuyên truyền cho đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có mấy nhận xét sau:
Thứ nhất, Tạp chí Học tập trong giai đoạn phát triển của mình luôn thực hiện nhiệm vụ là một tạp chí lý luận của Đảng. Tạp chí luôn theo sát những chủ trương, chính sách của Đảng được đề ra tại các Đại hội và Hội nghị Trung ương, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lê nin để tuyên truyền cho chủ trương, chính sách của Đảng trong từng giai đoạn cụ thể của cách mạng. Đối với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, các bài viết trên tạp chí bám sát vào Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960), vào các Hội nghị Trung ương, đặc biệt là các Hội nghị Trung ương quan trọng, bàn trực tiếp tới công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc như Hội nghị lần thứ 5 (tháng 7/1961) bàn về phát triển nông nghiệp; Hội nghị lần thứ 7 (tháng 3/1962) bàn về phát triển công nghiệp, Hội nghị lần thứ 8 (tháng 4/1963) bàn về kế hoạch Nhà nước, Hội nghị lần thứ 19 bàn về vấn đề cải tạo xã hội chủ nghĩa, phục hồi và phát triển kinh tế miền Bắc, Hội nghị lần thứ 22 xác định nhiệm vụ chung của miền Bắc trong giai đoạn mới,… Nội dung của những bài viết trên tạp chí đề cập tới trong giai đoạn này đó là vấn đề về cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề về ba cuộc cách mạng, về đường lối phát triển kinh tế trong giai đoạn đầu đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội được đề cập tới trong
nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta” (số 10/1960), của Võ Nguyên Giáp “Đời đời nhớ ơn Các Mác và đi con đường Các Mác đã vạch ra” (số 9-10/1968),…
Vấn đề về ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng về khoa học kỹ thuật (cách mạng về lực lượng sản xuất) và cách mạng văn hóa trong đó cách mạng về khoa học kỹ thuật đóng vai trò then chốt và mối quan hệ giữa ba cuộc cách mạng này được tạp chí đề cập tới trong nội dung các bài xã luận trên số 10/1960, số 8/1962, số 1/1971,… Rất tiếc trên tạp chí chưa nhiều bài viết đi sâu nghiên cứu về ba cuộc cách mạng này.
Đường lối phát triển kinh tế trong thời kỳ đầu đưa miền Bắc tiến lên chủ
nghĩa xã hội được phản ánh trên các bài xã luận trên số 1/1965, bài viết của đồng
chí Nguyễn Duy Trinh trên số 6/1963, số 2/1967,…
Thứ hai, các bài viết trên tạp chí phản ánh một cách toàn diện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, từ những vấn đề lý luận đến những vấn đề thực tiễn. Các bài viết phản ánh đặc điểm miền Bắc nước ta trước khi bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, phản ánh thành tựu miền Bắc trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong từng kế hoạch 3 năm, 5 năm. Mặt khác, nhằm tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nắm được những vấn đề mang tính lý luận về chủ nghĩa xã hội, về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, về xã hội xã hội chủ nghĩa tạp chí đã đăng nhiều bài viết của các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị… mang tính lý luận sâu sắc. Tạp chí làm rõ mối quan hệ giữa sản xuất và chiến đấu, giữa nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước, nghĩa vụ hậu phương lớn của miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Khi miền Bắc có chiến tranh, Trung ương Đảng ra chủ trương chuyển hướng xây dựng kinh tế. Thực hiện phát triển kinh tế địa làm trọng tâm, đồng thời chú ý đúng mức tới phát triển kinh tế trung ương, đến khi cả nước được độc lập, Đảng lại chủ trương xây dựng kinh tế trung ương đồng thời phát triển kinh tế địa phương, những vấn đề chuyển hướng quan trọng này được tạp chí phản ánh một cách kịp thời.
Chương 3:Nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam qua Tạp chí Học tập (1960 - 1975)