Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh sóc trăng luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 110 - 126)

- Công tác quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh

Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch kế hoạch phát triển của tỉnh, đồng thời chỉ đạo đẩy nhanh việc xây dựng tiến độ thực hiện các đề án, dự án trong chương trình hành động của Tỉnh uỷ đến năm 2010.

Quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế là điều kiện, là căn cứ cho các doanh nghiệp đầu tư, quy hoạch kế hoạch phát triển là định hướng cho doanh nghiệp đầu tư, tránh được tình trạng phân vân, lo lắng trong quyết định đầu tư. Công tác quy hoạch phải dựa vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng, ngành, đảm bảo tính lâu dài, tính chính xác, từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch kế hoạch chi tiết (Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long do đó có những nét tương đồng với các nước khác, do vậy công tác quy hoạch cần đặt Sóc Trăng trong mối quan hệ với các tỉnh khác).

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể các huyện, thị vạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Song song với quy hoạch và kế hoạch, các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện theo quy hoạch, kiên quyết xử lý đối với những địa phương phá vỡ tính quy hoạch vì lợi ích trước mắt. Cần xử lý dứt điểm tình trạng tự phát của những hộ nông dân ở huyện Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu đã phá vỡ tính quy hoạch để nuôi sú, trả lại hiện trạng quy hoạch của huyện, nhằm khai thác đúng mức tiềm năng.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là nền tảng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết cấu hạ tầng phát triển tốt sẽ là môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư. Kết quả phát triển kinh tế- xã hội đi đôi với kết quả phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội. Do đó để thúc đẩy và tạo điều kiện cho KTTN phát triển chúng ta phải quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

* Kết cấu hạ tầng kinh tế

+ Phát triển mạng lưới giao thông: Trước tiên nâng cấp và hoàn chỉnh tuyến quốc lộ I, quốc lộ 60 ngang qua địa bàn tỉnh. Đầu tư xây dựng tuyến thị xã Sóc Trăng đi huyện Long Phú, tuyến huyện Ngã Năm (Sóc Trăng) đi huyện Long Mỹ (Hậu Giang). Bảo quản, nâng cấp các tuyến còn lại từ Thị xã đi Vĩnh Châu; Trần Đề; Kế Sách; Mỹ Xuyên... (đây là những tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh). Phát triển mạng lưới giao thông nông thôn rộng khắp, nhưng ưu tiên trước cho vùng nhiều nguyên liệu như Vĩnh Châu, Kế Sách, Cù Lao nơi có đông đồng bào dân tộc Khơ Me, những vùng nguyên liệu và vùngcó làng nghề truyền thống. Mạng lưới giao thông phát triển, một mặt tạo điều kiện vận chuyển hàng hoá, mặc khác tạo điều kiện giao lưu, học hỏi về mọi mặt giữa các vùng, ngành, các lĩnh vực và thành phần kinh tế.

+ Giải quyết nhu cầu sử dụng đất cho mục đích sản xuất kinh doanh: Thực hiện tốt chính sách giao đất, cho thuê hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng vào mục đích

đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch và đúng theo quy định pháp luật hiện hành.

Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Xây dựng cần phối hợp các sở ngành hữu quan và UBND các huyện, thị có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hàng năm và dài hạn của tỉnh. Cần thông báo công khai cho doanh nghiệp và nhân dân biết, để làm cơ sở thực hiện các thủ tục về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thoả thụân, đền bù, thu hồi đất, xin giao đất, thuê đất cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như thực hiện các thủ tục xây dựng theo quy định hiện hành.

Sở Tài nguyên và môi trường, UBND các huyện, thị cần khẩn trương hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở trong phạm vi toàn tỉnh, nhằm giúp cho doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh có điều kiện pháp lý sử dụng tài sản trong kinh doanh.

+ Sở Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường phối hợp và hướng dẫn UBND các huyện, thị xã liên quan tiến hành khảo sát, quy hoạch và triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp tập trung từ nay đến năm 2010, tạo điều kiện có mặt bằng sản xuất cho các cơ sở sản xuất. Tạo điều kiện di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ra khỏi nội ô thị xã.

+ Nhanh chóng triển khai đầu tư xây dựng các khu công nghiệp tập trung gồm khu công nghiệp An Nghiệp; Tân Phú (thị xã Sóc Trăng), cụm công nghiệp Trần Đề và Cái Côn (thuộc huyện Long Phú và Kế Sách). Trước mắt cần ưu tiên cho triển khai đầu tư xây dựng khu công nghiệp An Nghiệp, có diện tích khoảng 200 ha. Các cụm công nghiệp Trần Đề; Cái côn sẽ xây dựng cùng tiến độ thực hiện dự án giao thông tuyến Nam Sông Hậu và tốc độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

+ Phát triển mạng lưới điện hạ thế cho các vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, vùng căn cứ cách mạng, phục vụ nhu cầu điện thắp sáng và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đến năm 2010 đáp ứng trên

90% hộ dân có điện sử dụng, đảm bảo cung cấp điện cho các khu, cụm công nghiệp sản xuất. Thành công lớn nhất của điện lực Sóc Trăng trong thời gian gần đây là đã kéo đường dây cao thế vượt Sông Hậu đưa điện về vùng Cù Lao Dung góp phần thúc đẩy kinh tế vùng đất giàu tiềm năng này.

+ Phát triển hệ thống nước sạch: Để đảm bảo nhu cầu nước sạch cung cấp cho sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, Tỉnh uỷ; Uỷ ban nhân dân tỉnh phối hợp với công ty cấp nước, chương trình UNICEF đã có nhiều chương trình cung cấp nước sạch phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn. Phấn đấu đến năm 2010 có khoảng 85% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh và bảo đảm nhu cầu phục vụ nước cho sản xuất.

* Kết cấu hạ tầng xã hội: Đi đôi với phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, kết cấu hạ tầng về xã hội cũng cần phải quan tâm xây dựng nhằm hình thành tri thức, nhân cách, đạo đức, lối sống... của con người, là yếu tố mà bất kỳ nền sản xuất hiện đại nào cũng cần phải có. Để xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội cần phải:

+ Tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao...

+ Quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đặc biệt ở vùng nông thôn

+ Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, đồng thời đảm bảo an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội...

- Đẩy mạnh thực hiện chính sách, cơ chế ƣu đãi đầu tƣ

Sở kế hoạch đầu tư có kế hoạch tiếp tục phổ biến, hướng dẫn các loại hình doanh nghiệp tư nhân có dự án, phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh thuộc diện được hưởng ưu đãi đầu tư lập hồ sơ, thủ tục đăng ký ưu đãi đầu tư theo quy định. Công bố công khai quy trình, hồ sơ thủ tục cấp ưu đãi đầu tư và tăng cường công tác thẩm định, trình duyệt, cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp.

Sở Kế hoạch đầu tư cần hướng dẫn, hỗ trợ UBND các huyện, thị xã về việc xem xét, trình duyệt cấp ưu đãi đầu tư đối với cơ sở KTTN, cá thể do cấp huyện quản lý nhằm tăng cường thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp nhỏ trên phạm vi toàn tỉnh. Mặt khác sở Kế hoạch đầu tư có trách nhiệm theo dõi đôn đốc các sở ngành hữu quan thực hiện tốt cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp, sau khi được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.

Uỷ ban nhân dân huyện, thị cần tăng cường phổ biến chính sách, cơ chế ưu đãi đầu tư hiện hành của Nhà nước đến các đối tượng doanh nghiệp, cơ sở KTTN thuộc phạm vi quản lý của cấp mình. Phải niêm yết công khai quy trình, hồ sơ, thủ tục về đăng ký ưu đãi đầu tư và phân công bộ phận nghiệp vụ tiếp nhận, xem xét, thẩm định và trình duyệt kịp thời những cơ sở sản xuất, kinh doanh đăng ký xin ưu đãi đầu tư.

Cục Thuế tỉnh và chi cục thuế các huyện, thị căn cứ vào giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư của Uỷ ban nhân dân tỉnh (huyện )đã cấp cho doanh nghiệp, có quyết định thực hiện đầy đủ các cơ chế ưu đãi đầu tư liên quan về thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất, tiền thuê đất... đối với cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp ưu đãi đầu tư.

Các sở ngành hữu quan, căn cứ theo nội dung giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cấp cho doanh nghiệp, có trách nhiệm thực hiện các chính sách, cơ chế hỗ trợ và ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp đúng theo qui định hiện hành.

- Tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc

Muốn các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN tổ chức sản xuất, kinh doanh đúng quy định của pháp luật, nhất thiết phải tăng cường công tác quản lý Nhà nước. Đây là nhiệm vụ quan trọng để dẫn dắt khu vực KTTN phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp không chỉ yêu cầu doanh nghiệp tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh đúng pháp luật, mà qua đó nắm bắt những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Căn cứ vào những quy định và chính sách hiện hành của Nhà nước, các sở ngành chức năng và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị phải xác định rõ nội dung và phạm vi công tác quản lý nhà nước của mình đối với doanh nghiệp, từ đó có kế hoạch quản lý chặt chẽ họat động của KTTN.

Công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, cần tập trung vào một số lĩnh vực như: đăng ký kinh doanh; chế độ sổ sách kế toán, kê khai và thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước; chế độ, chính sách trong tuyển dụng lao động; thủ tục đầu tư và xây dựng; vệ sinh môi trường. . .

* Quản lý đăng ký kinh doanh và sau đăng ký kinh doanh: Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị, có kế hoạch tăng cường công tác xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đúng theo quy định hiện hành. Việc xét cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu đăng lý kinh doanh, nhưng phải bảo đảm đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định. Lưu ý phát hiện, xử lý ngay từ đầu những trường hợp đăng ký kinh doanh là những đối tượng, lĩnh vực và ngành nghề mà luật doanh nghiệp cấm, không cho đăng ký kinh doanh. Tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý sau đăng ký kinh doanh như: Yêu cầu doanh nghiệp thực hiện việc bố cáo thành lập doanh nghiệp, chế độ báo cáo, thông tin theo quy định và phối hợp với các ngành, địa phương hữu quan nắm tình hình hoạt động của doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh, nhằm kịp thời phát hiện, xử lý kiên quyết đối với các trường hợp

lợi dụng sự thông thoáng của luật doanh nghiệp để đăng lý thành lập doanh nghiệp “ma”, thực hiện mua bán chứng từ, hoá đơn, kiếm lời bất hợp pháp hay thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhà nước và công dân.

* Quản lý sổ sách kế toán, chứng từ, hoá đơn và thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.

Cục thuế tỉnh và chi cục các huyện, thị, có kế hoạch phối hợp các ngành hữu quan tăng cường phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp thuộc các thành phần KTTN thực hiện đúng chế độ sổ sách kế toán, chứng từ, hoá đơn, kê khai và thực hiện nộp thuế, đảm bảo doanh nghiệp nộp đúng, nộp đủ thuế cho ngân sách nhà nước theo quy định. Tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý những trường hợp sai phạm, truy thu số thuế phải nộp, cần xem xét, đối chiếu chứng từ, hoá đơn với hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh thực tế của doanh nghiệp khi thực hiện chế độ hoàn thuế giá trị gia tăng, chế độ ưu đãi đầu tư miễn phí, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, phải chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để điều tra, khởi tố theo luật định.

Đi đôi với việc tăng cường công tác quản lý thu thuế, ngành thuế phải có kế hoạch kiện toàn tổ chức bộ máy, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và tư tưởng đạo đức đối với lực lượng cán bộ thuế, kiên quyết loại bỏ những cán bộ biến chất, thoái hoá, đồng loã với một số doanh nghiệp làm ăn phi pháp để chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước.

* Quản lý đầu tư xây dựng và môi trường

Sở Xây dựng, sở Tài nguyên và môi trường phối hợp các ngành, địa phương hữu quan tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng của doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn đúng theo quy định. Kiên quyết xử lý những trường hợp xây dựng công trình không xin cấp giấy phép, xây dựng không đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn kỹ thuật và xây dựng không đúng quy hoạch, gây mất vệ sinh, ô nhiễm, tác động xấu đến môi trường sinh thái và sức khoẻ của cộng đồng dân cư

Sở Tài nguyên và môi trường tăng cường biện pháp quản lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh mà hoạt động sản xuất có tác động xấu đến môi trường sinh thái, nhất là đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Buộc các nhà máy sản xuất phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, thường xuyên có biện pháp xử lý nước thải, chất thải của quá trình sản xuất đúng theo tiêu chuẩn môi trường quy định.

* Quản lý về chính sách và chế độ sử dụng lao động tại doanh nghiệp. Sở lao động Thương binh và xã hội, Sở Y tế phối hợp bảo hiểm Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh và UBND các huyện, thị có kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra tình hình thực hiện các chế độ, chính sách của chủ sử dụng lao động đối với người lao động, quản lý và bắt buộc các cơ sở KTTN phải thực hiện đúng quy định của Bộ Luật Lao động và các chế độ làm việc, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ an toàn lao động... đối với người lao động, để đảm bảo quyền lợi của người lao động tại doanh nghiệp. Kiên quyết thực hiện các chế tài cần thiết để xử lý các vi phạm trong sử dụng lao động theo qui định của pháp luật.

Cần nghiên cứu xây dựng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động theo hướng người sử dụng lao động và người lao động cùng đóng góp, có sự hỗ trợ một phần của nhà nước, nhằm đảm bảo an sinh xã hội đối với lao động thất nghiệp.

* Công tác thanh tra, kiểm tra đối với cơ sở KTTN phải đảm bảo các nguyên tắc chung:

Cơ quan bảo vệ pháp luật chỉ được kiểm tra, thanh tra cơ sở sản xuất, kinh doanh khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật, không gây phiền hà, nhũng nhiễu, kéo dài thời gian gây khó khăn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đồng thời phải báo cáo kết luận rõ ràng khi kết thúc công

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh sóc trăng luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 110 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)