Nhóm giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh sóc trăng luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 98 - 110)

- Huy động và sử dụng vốn

Vốn là một trong những điều kiện bắt buộc cần phải có khi sản xuất kinh doanh, không có vốn sẽ không thực hiện được sản xuất kinh doanh, khi thiếu vốn sẽ kéo theo phản ứng có tính dây chuyền việc đổi mới công nghệ khó thực hiện, tính cạnh tranh sản phẩm thấp do năng suất thấp dẫn đến sản phẩm khó tiêu thụ, không chiếm lĩnh được thị trường, đồng vốn khó thu hồi, khả năng tái đầu tư khó thực hiện, cứ như thế vòng luẩn quẩn cứ xiết chỗt doanh nghiệp.

Để tiếp tục huy động được ngày càng nhiều vốn trong dân đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cần phải xác định tiềm năng vốn trong dân và lượng vốn huy động trên địa bàn. Từ đó, có kế hoạch huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Thực tế cho thấy nguồn vốn phục vụ cho khu vực này hiện khá lớn như: nguồn vốn tiết kiệm, vốn do sản xuất tích tụ, vốn dự trữ, vốn giải quyết việc làm, vốn xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm thông qua các dự án v v...

Nhà nước cần khuyến khích hơn nữa việc làm giàu của nhân dân, hỗ trợ và bảo vệ các hoạt động làm giàu một cách hợp pháp, tạo điều kiện về vật chất, về tâm lý để người dân yên tâm huy động vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh. Cần thực hiện nhanh, gọn việc thành lập doanh nghiệp, cải tiến lề lối làm việc, đề cao vai trò trách nhiệm của từng cá nhân, viên chức có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những biểu hiện tiêu cực, quan liêu, cũng như những hành vi sai nguyên tắc đều phải được xử lý kịp thời và nghiêm minh.

Việc huy động vốn, tự bản thân doanh nghiệp nỗ lực thực hiện, nhưng cần phải có sự tác động giúp đỡ của Nhà nước. Nhà nước cần đổi mới phương thức đầu tư tín dụng như: chế độ vay, thủ tục vay, thời hạn thanh toán tiền vay… * Cần cải tiến thủ tục vay vốn, tạo điều kiện dễ dàng để các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, góp phần giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện vấn đề này còn hướng tới khắc phục tình trạng cho vay nặng lãi bên ngoài hệ thống tín dụng (thực tế có một bộ phận người chuyên cho vay nặng lãi vớí lãi suất lên tới 30 - 40%. Một số hộ dân nuôi tôm vùng Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên vay tiền nuôi tôm đến lúc thu hoạch có lợi nhuận nhưng vẫn trắng tay, một số bà con nuôi tôm gặp rủi ro phải bỏ xứ trốn nợ). Khuyến khích việc cho vay đối với hợp đồng sản xuất, tiêu thụ hàng hoá theo hình thức “tay ba” được ký kết giữa nông dân sản xuất, doanh nghiệp chế biến và ngân hàng. Thực hiện theo hình thức này cần phải có quy chế xử phạt khi vi phạm hợp đồng, nhằm tránh tình trạng khi thị trường biến động, theo xu hướng tăng giá sản phẩm so với hợp đồng được ký kết, bên B sẽ không thực hiện đúng hợp đồng. Thực tế này đã diễn ra đối với vùng trồng lúa cao sản xã Đại tâm thuộc huyện Mỹ Xuyên.

* Cần sửa đổi các hình thức bảo đảm vốn vay và thời hạn vay vốn: Có thể không sử dụng thế chấp tài sản, mà thực hiện tín chấp trên cơ sở dự án hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Khi thực hiện tín chấp cần phải tăng cường giám sát hoạt động của đồng vốn. Nên kéo dài thời gian vay vốn hơn so với chu kỳ sản xuất, thực chất việc cho vay theo chu kỳ sản xuất, người vay vốn khó vươn lên mà còn làm nghèo khó ngày càng tăng. Thực tế một số hộ nuôi tôm ở huyện Vĩnh Châu, huyện Mỹ Xuyên và một số vùng trồng lúa cao sản thuộc huyện Ngã Năm, huyện Mỹ Xuyên, Mỹ Tú... quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hoá, bán trên thị trường nhưng chưa thu được tiền, khi đó nợ ngân hàng đã đến hạn. Trước thực trạng đó, người sản

xuất phải vay tiền ngoài hệ thống tín dụng với lãi suất cao để trả nợ ngân hàng.

* Quỹ hỗ trợ phát triển cần có kế hoạch tăng cường thực hiện các hình thức hỗ trợ đầu tư, bảo lãnh đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc KTTN, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

* Cần thực hiện nhiều hình thức góp vốn, có thể bằng tiền, bằng tài sản, bằng giá trị quyền sử dụng đất, bằng sáng chế, phát minh công nghệ, kỹ thụât... của các tổ chức, cá nhân, để tăng năng lực sản xuất kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp tư nhân. Khuyến khích các doanh nghiệp thành lập quỹ bảo hiểm, chia sẻ những rủi ro của doanh nghiệp.

* Tiếp tục tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân tiếp cận với các nguồn hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của các chương trình, dự án quốc gia, quốc tế và các tổ chức phi chính phủ

Song song với sự tác động từ phía nhà nước, các doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, tìm cách quay vòng vốn nhanh. Đồng thời đảm bảo các thủ tục vay trong khi lập luận chứng kinh tế, từ đó các ngân hàng có cơ sở giải ngân. Thực hiện đúng các quy định về vay, trả của ngân hàng. (Hiện nay chương trình 120 Quỹ quốc gia giải quyết việc làm tạo điều kiện cho các chủ cơ sở sản xuất đầu tư sản xuất, giải quyết việc làm đã mang lại hiệu quả).

Bản thân doanh nghiệp cần thực hiện tích tụ và tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh. Thực tế với qui mô vốn của khu vực tư nhân như hiện nay, thì chỉ sản xuất kinh doanh ở qui mô nhỏ. Để tích tụ và tập trung được vốn, đòi hỏi các cơ quan chức năng của nhà nước giúp doanh nghiệp đánh giá lại năng lực thực của mình, đồng thời chỉ cho họ thấy sự cần thiết phải tổ chức lại sản xuất kinh doanh.

* Đổi mới chính sách thuế: thuế là một chính sách quan trọng, tác động đến hoạt động của khu vực KTTN và nó còn là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, đồng thời thuế còn là công cụ điều tiết có hiệu quả nền kinh

tế. Hiện nay thuế giá trị gia tăng đã khắc phục hiện tượng thuế chồng thuế, nhưng lại nảy sinh bất hợp lý mới trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng, tiếp tục gây ra những tâm lý thiếu an tâm của những người sản xuất, kinh doanh chân chính. Chính sách thuế hiện nay vẫn chưa khuyến khích việc đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Trên quan điểm nuôi dưỡng nguồn thu và quản lý nguồn thu, cần có chính sách thu ổn định, đơn giản, mức động viên cần điều chỉnh hợp lý, đánh thuế không nên quá cao cũng không nên quá thấp, nhằm đảm bảo nguồn thu lâu dài, đảm bảo lợi ích cho nhà nước và các chủ thể kinh tế. Kiên quyết xử lý những cá nhân tiêu cực trong công tác huy động thuế, sử dụng các biện pháp mạnh đủ sức răn đe tiêu cực như cục thuế thị xã Sóc Trăng xử lý cán bộ thực thi công việc đã dồn ép doanh nghiệp đến mức phải giải thể.

Hướng tới, cần triển khai phương pháp thu thuế theo kiểu tự khai, tự nộp, đồng thời tăng cường vai trò quản lý nhà nước ở lĩnh vực này, hướng dần từng bước cho người nộp thuế thấy rõ nghĩa vụ của mình, đối với nhà nước và tự giác thực hiện các quy định của nhà nước.

Có chính sách khuyến khích KTTN, đầu tư nhiều hơn nữa vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đặc biệt là đối với những ngành cần khuyến khích như: Công nhiệp chế biến các mặt hàng nông sản, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất các tư liệu tiêu dùng phục vụ tại địa phương và tham gia xuất khẩu, những ngành cần khuyến khích nên miễn giảm thuế trong những năm đầu mới thành lập. Ngoài những qui định ưu đãi của Chính phủ, đối với những dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, có thể địa phương có ưu đãi thêm.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần điều chỉnh lãi suất tiền gửi ngân hàng một cách hợp lý sẽ huy động được tiền gửi tiết kiệm. Kết hợp với phát hành công trái, trái phiếu sẽ huy động tiền nhàn rổi nhằm hạn chế dần tiền nằm ở dạng cất trữ và đầu tư mua sắm tài sản đắt tiền

Từ những vấn đề trên, Sóc Trăng cố gắng huy động vốn đầu tư cho phát triển. Từ nay đến năm 2010 (kể cả vốn của Nhà nước và vốn của nhân dân) hàng năm tăng 40%. Năm 2005 vốn đầu tư phát triển ước đạt 2.175.283 triệu đồng. Dự tính đến năm 2010 huy động vốn đầu tư cho phát triển tối thiểu phải đạt 11.699.191 triệu đồng (nếu tính luỹ kế từ năm 2006 - 2010 ước đạt: 33.333.681 triệu đồng). Ngoài vốn ngân sách cần tiếp tục thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn tài trợ, vốn tín dụng ưu đãi trong và ngoài nước, huy động sự đóng góp trong dân...

Với nguồn vốn này sẽ tập trung cho:

+ Nông nghiệp (nông - lâm - ngư nghiệp) khoảng 25%. + Kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất khoảng 25%. + Công nghiệp chế biến khoảng 10%.

+ Điện, nước khoảng 12%

+ Giáo dục đào tạo khoảng 10%. + Y tế khoảng 8%.

+ Văn hoá thông tin, báo đài, an ninh quốc phòng 10%.

Sự phân bổ nguồn vốn trên sẽ đầu tư theo quy hoạch của tỉnh. Nhưng trong từng lĩnh vực cần sự đầu tư có tính ưu tiên hơn như:

Trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp cần tập trung đầu tư chuyển dịch cơ cấu: giống , cây, con có chất lượng cao, xây dựng nhiều mô hình có tính trình diễn thí điểm. Thực hiện cơ giới hoá trong nông nghiệp, nông thôn.

Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, cần tập trung ưu tiên đầu tư cho một số khu, cụm công nghiệp theo thứ tự: khu công nghiệp An Nghiệp, khu công nghiệp Tân Phú thuộc thị xã Sóc Trăng, khu công nghiệp Trần Đề thuộc huyện Long Phú. Những khu công nghiệp này có lợi thế về giao thông, tất cả đều giáp tuyến quốc lộ như: Quốc lộ 1A, quốc lộ 60 và tuyến Nam Sông Hậu, thuận lợi cho việc vận chuyển và lưu thông hàng hoá. Các cụm công nghiệp còn lại như: Cái Côn, Ngã Năm thuộc huyện Kế Sách và Ngã Năm sẽ tiến hành xây dựng theo tiến độ xây dựng tuyến lộ Nam Sông Hậu đi từ Trần Đề - Cái Côn - Phụng Hiệp - Vị Thanh và tỉnh lộ 42 từ thị trấn Phú Lộc - Ngã

Năm- Long Mỹ. Bên cạnh đó đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, giao thông vận tải và hệ thống thông tin.

Trong lĩnh vực chế biến, cần tập trung cho công nghiệp chế biến thuỷ hải sản, công nghiệp chế biến các loại nông sản như: xay sát lúa, chế biến các loại hoa quả... Hiện tại, ngành công nghiệp chế biến các mặt hàng tôm cơ bản giải quyết được nguồn nguyên liệu, nhưng đối với công nghiệp chế biến các mặt hàng cá hầu như còn quá nhỏ bé, từ đó làm cho đầu ra của những nông dân nuôi cá nước ngọt ở huyện Kế Sách, huyện Mỹ Tú và một phần của huyện Long Phú gặp nhiều khó khăn. Thậm chí công nghiệp chế biến các loại hoa quả cũng không được quan tâm, làm cho các nhà vườn huyện Kế Sách và Cù Lao Dung luôn trong tình trạng thất thu vào những năm trúng mùa.

Nâng cao năng lực điện lực để đến năm 2010 có 95% hộ có điện sinh hoạt và phục vụ sản xuất cho các khu, cụm công nghiệp đây là nhu cầu thiết yếu.

Lĩnh vực giáo dục: Tiếp tục thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục để đến năm 2010 nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 25%. Để đạt tỷ lệ này vào năm 2010, trước mắt cần xoá các điểm học 3 ca, phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp giáo dục, nâng cao chất lượng các trung tâm đào tạo, từ đội ngũ làm công tác giảng dạy đến các phương tiện phục vụ công tác giảng dạy. Mặt khác, xây dựng và phát triển các trung tâm học tập cộng đồng ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Trung tâm giáo dục cộng đồng được xây dựng và phát triển với mục tiêu góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trung tâm giáo dục cộng đồng còn là nơi để các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trực tiếp phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật và chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật rộng rãi, nhanh chóng đến người lao động. Đầu tư cho trường Cao đẳng sư phạm, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trường chính trị.

Lĩnh vực y tế: Hiện tại, Sóc Trăng chỉ có một bệnh viện đa khoa của tỉnh, 8 bệnh viện huyện, 14 phòng khám khu vực và 105 trạm y tế, với 1.569 giường bệnh. Thực trạng này so với dân số hiện có trong tỉnh sẽ không đảm bảo điều trị bệnh cũng như chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Trong

những năm tới, cần tập trung xây dựng các bệnh viện chuyên khoa, nhằm giảm tải cho bệnh viện đa khoa như: Xây dựng bệnh viện nhi, bệnh viện tâm thần, bệnh viện chuyên khoa mắt... đầu tư nâng cao chất lượng các trạm y tế, 100% các trạm y tế xã, phường phải có Bác sĩ, trạm y tế phải có những quầy thuốc thiết yếu. Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.

Đầu tư cải tiến chất lượng phục vụ đài truyền hình. Cần dành kinh phí cho công tác làm những chương trình về quê hương, đất nước, con người Sóc Trăng, các chương trình về các hoạt động sản xuất vật chất lẫn hoạt động tinh thần của Sóc Trăng, các chương trình phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp... Mua bản quyền các tư liệu có tính giáo dục truyền thống hào hùng của dân tộc, tình yêu quê hương đất nước...

Trong lĩnh vực quốc phòng an ninh cần tập trung đầu tư cho công tác ngăn ngừa và đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, đặc biệt tội phạm kinh tế, tội phạm chính trị.

Ngoài các nguồn vốn đầu tư từ Nhà nước và nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 36- NQ/TW của Bộ chính trị và chương trình hành động của Chính phủ (ban hành kèm theo Quyết định 110/2004/ QĐ- TTg, ngày 23/6/2004 của Thủ tướng chính phủ) về công tác đối với người Việt nam ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, chỉ đạo các Sở, Ngành liên quan thực hiện tốt các chính sách Nhà nước về thu hút trọng dụng nhân tài, phát huy, tạo mọi điều kiện để kiều bào ta ở nước ngoài đóng góp nhiều hơn nữa cho yêu cầu phát triển của tỉnh.

Bên cạnh đó, thu hút các nguồn vốn thuộc các tổ chức chính phủ và tổ chức phi chính phủ đầu tư vào Sóc Trăng thông qua các dự án. Đặc biệt tranh thủ nguồn vốn FDI và ODA. Hiện tại nguồn vốn FDI trên địa bàn Sóc Trăng không còn. Bằng chủ trương kêu gọi đầu tư và tập trung xây dựng các khu, cụm công nghiệp, hy vọng thời gian tới Sóc Trăng sẽ là nơi đón tiếp những đối tác nước ngoài đầu tư vào Sóc Trăng.

Thực hiện các chính sách về vốn, về thuế, về tín dụng nhằm tạo điều kiện cho khu vực tư nhân đổi mới thiết bị công nghệ. Đổi mới công nghệ là yếu tố cơ bản để giành ưu thế cạnh tranh trên thương trường. Khu vực KTTN do mới được thừa nhận không lâu, nên chưa nắm bắt được đầy đủ các thị trường về công nghệ mới, hầu hết các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu. Trong khi đó, cách mạng khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới đã và đang diễn ra một cách mạnh mẽ, các thế hệ công nghệ mới ra đời có tác dụng

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh sóc trăng luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 98 - 110)