Nhóm giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh sóc trăng luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 91 - 98)

Trong quá trình vận động của nền kinh tế, môi trường sản xuất kinh doanh luôn luôn thay đổi, do đó cần phải có những biện pháp thích hợp, đáp ứng kịp thời sự thay đổi, tao mối quan hệ hài hoà giữa lý luận và thực tiễn cuộc sống đặt ra. Để làm tốt vai trò của mình, các yếu tố cấu thành môi trường kinh doanh phải được tạo ra một cách đồng bộ, nhằm tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh, có như thế các doanh nghiệp mới đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh và hiệu quả kinh tế cao. Nhóm giải pháp vĩ mô thực hiện việc tạo môi trường sản xuất, kinh doanh ổn định, lành mạnh. Giải pháp này bao gồm các yếu tố, các điều kiện cần thiết về tự nhiên, sinh thái, chính trị, kinh tế, kỹ thuật, pháp luật, chính sách v.v...

- Môi trường chính trị xã hội

Tạo lập môi trường chính trị xã hội lành mạnh, ổn định là cơ sở, là tiền đề cho các doanh nghiệp hoạt động. Môi trường này ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tác động trực tiếp đến môi trường tâm lý, môi trường lập pháp, môi trường kinh tế v.v... Theo lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin “kinh tế quyết định chính trị” nhưng đến lượt chính trị, nó tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh tế. Một khi chính trị không ổn định tất yếu

kinh tế bị ảnh hưởng lây lan. Để có một môi trường chính trị xã hội ổn định, lành mạnh cho KTTN hoạt động, Đảng và Nhà nước đưa ra đường lối, chủ trương, chính sách phải phản ánh đúng thực tế khách quan, chính sách có tính thống nhất, đáp ứng nhu cầu đang đòi hỏi của xã hội, phải bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và của người lao động.

Trên cơ sở hoạt động của KTTN, Nhà nước cần xác định, đánh giá đúng thực chất tiềm năng, vai trò, tác dụng của khu vực này, phải xem khu vực KTTN là một bộ phận không thể thiếu trong nền sản xuất xã hội. Từ đó có chủ trương khuyến khích, tạo điều kiện cho KTTN phát triển.

Kể từ Nghị quyết TW 6 khoá VI đến nay, các Nghị quyết của Đảng ngày càng bổ sung và làm rõ hơn tính lâu dài, không giới hạn về thời gian hoạt động của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Nghị quyết TW 9 khoá IX tạo ra những vấn đề có tính đột phá lớn như: chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư vào các hoạt động công ích và dịch vụ công, tham gia nhiều hơn trong đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội, các lĩnh vực văn hoá,...

Với một chủ trương đường lối và cách thực hiện đúng đắn sẽ tạo nên bước nhảy có tính đột biến. Thực tiễn đã nói điều này: Sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng và sau khi có Luật doanh nghiệp đã tạo ra môi trường thuận lợi cho các chủ thể kinh tế, mở ra cơ hội mới cho đất nước.

Từ khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường, Đảng và Nhà nước đã có nhiều bước phát triển mới về tư duy kinh tế nhiều thành phần. Trên cơ sở đó, từng địa phương xây dựng đề án riêng về phát triển KTTN, đồng thời tạo mọi điều kiện khuyến khích đầu tư, nhằm duy trì và tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, khai thác tiềm lực một cách tối ưu, góp phần thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển.

Cơ quan chức năng cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng quan điểm, đường lối của Đảng, đặc biệt là chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần đến mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội, tạo điều kiện để họ nắm bắt thông tin nhanh nhất. Ngăn cấm tình trạng cản trở các họat động sản xuất kinh doanh đối với khu vực KTTN.

Xây dựng và phát triển các tổ chức đoàn thể trong cơ sở KTTN như tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, đặc biệt là tổ chức Công đoàn. Các tổ chức vừa nêu là những tổ chức có thể đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích cho giai cấp công nhân và người lao động. Thông qua các tổ chức này, lựa chọn những người ưu tú trong các tổ chức tư nhân bầu vào các cơ quan dân cử của Nhà nước.

Tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân trong nước quan hệ với các tổ chức kinh tế ngoài nước, nhằm tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường và tạo sự đồng tình với chủ trương, chính sách kinh tế của nước ta. Liên kết KTTN, với các thành phần kinh tế khác trong và ngoài nước, là tạo ra hệ thống thống nhất trong sự đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình sản xuất, kinh doanh. Tuỳ thuộc vào hoạt động của các thành phần kinh tế mà tổ chức các mối liên kết, nhằm phát huy lợi thế và khắc phục những yếu điểm riêng có của mỗi thành phần kinh tế. Trong liên kết phải đảm bảo tính bình đẳng và cùng có lợi, liên kết không chỉ trong sản xuất mà cả trong tiêu thụ sản phẩm, trong tín dụng đầu tư, trong chuyển giao công nghệ v.v...

Đến nay chúng ta có quyền khẳng định: KTTN không mâu thuẫn với Chủ nghĩa xã hội, cái mâu thuẫn với Chủ nghĩa xã hội chính là sự tụt hậu về kinh tế, là nạn tham nhũng. Thực tế, khu vực KTTN những năm gần đây, thực sự tạo cơ hội tốt cho Đảng và Nhà nước tiếp tục định hướng con đường xã hội chủ nghĩa của đất nước, trong điều kiện phát triển kinh tế nhiều thành phần.

- Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là căn cứ để các chủ thể kinh tế dựa vào đó thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.

Suốt thời gian dài, KTTN nước ta không được tôn trọng. Do đó, mọi tư tưởng, quan điểm đối với KTTN, phát triển theo xu hướng triệt tiêu nó. Đến khi thừa nhận KTTN là thành phần kinh tế trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất, mới thật sự tạo điều kiện cho khu vực kinh tế này phát triển, vì thế khuôn khổ luật pháp cho khu vực này hoạt động, cũng bắt đầu hình thành và phát triển.

Để khu vực KTTN hoạt động trong môi trường thuận lợi, Nhà nước cần sớm ban hành đồng bộ các luật, tạo khung pháp lý chung, bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh.

Môi trường pháp lý hoàn hảo, không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh tế, mà còn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của toàn xã hội. Môi trường pháp lý còn hướng hành động của các chủ thể sản xuất, tiêu dùng và Nhà nước vào mục tiêu kinh tế của cả nước. Môi trường pháp lý thuận lợi, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư huy động vốn vào thực hiện sản xuất, kinh doanh. Tâm lý chung của các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế luôn luôn hướng tới lợi nhuận và bảo toàn đồng vốn. Do vậy, việc bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của họ bằng bằng cơ chế, bằng luật pháp họ sẽ yên tâm hơn trong sản xuất kinh doanh. Từ đó, tạo ra mức độ tin tưởng tuyệt đối của họ vào môi trường pháp lý, khi họ thực sự được bảo vệ và tôn trọng trong thực tế.

Hệ thống luật pháp của ta hiện nay còn thiếu, yếu và nhiều chồng chéo, làm cho công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, phức tạp. Các thủ tục về thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp từng bước đơn giản hoá, thực hiện theo cơ chế một cửa, giảm bớt tính rườm rà trong đăng ký kinh doanh, nhưng cũng còn điều nghịch lý như: cơ quan cấp giấy phép thành lập, cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, nhưng không nắm vững tình hình của doanh nghiệp, vì kể từ khi doanh nghiệp được thành lập, cơ quan cho đăng ký kinh doanh không có chức năng quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra một số các thủ tục có liên quan đến sản xuất kinh doanh của các cơ sở như: vay vốn ngân hàng, cấp mặt bằng sản xuất, xuất nhập khẩu... nên đơn giản hoá, giảm bớt phiền hà cho chủ thể sản xuất, kinh doanh.

Hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp của cơ quan nhà nước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng cường theo dõi, giám sát hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện kiểm tra theo định kỳ, hoặc khi có

dấu hiệu vi phạm pháp luật, tạo ra ý thức tự giác chấp hành, tôn trọng pháp luật cho các chủ thể tham gia sản xuất, kinh doanh. Hạn chế công chức nhà nước, lạm dụng chức quyền nhũng nhiễu đối với KTTN.

Pháp luật càng hoàn thiện, ý thức chấp hành pháp luật càng nghiêm, không chỉ tạo điều kịên cho kinh tế phát triển mà theo đó các mặt chính trị, văn hoá- xã hội cũng phát triển theo.

- Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế ổn định có tác dụng lớn cho phát triển kinh tế. Môi trường kinh tế là nền tảng cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế bất ổn ở một bộ phận nào đó, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Môi trường kinh tế không chỉ dành riêng cho khu vực KTTN, mà là môi trường chung cho tất cả các thành phần kinh tế. Tạo môi trường kinh tế ổn định, lành mạnh là tạo ra sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế hoạt động, nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Để có môi trường kinh tế ổn định, cần phải thực hiện các biện pháp: * Điều trước tiên phải kiềm chế mức độ lạm phát, chống đầu cơ, tích trữ hàng, chống buôn lậu, cân bằng cán cân thanh toán, xây dựng kết cấu hạ tầng từ đường xá đến phương tiện vận tải, từ thông tin liên lạc đến hình thành đồng bộ các loại thị trường... Tất cả những yếu tố đó, là điều kiện đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bền vững.

* Thực hiện cơ chế tài chính, tín dụng đối với KTTN, phải bình đẳng như với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, bảo đảm cho KTTN tiếp cận và hưởng các ưu đãi của Nhà nước. Trong đó, cần ưu tiên đối với doanh nghiệp vừa, nhỏ và cho các lĩnh vực đầu tư Nhà nước có yêu cầu.

* Xây dựng môi trường kinh tế ổn định không tách rời việc xây dựng đồng bộ các loại thị trường. Hiện nay, việc hình thành các loại thị trường trên phạm vi của tỉnh, cũng như phạm vi cả nước còn nhiều bất cập. Một số thị

trường mới hình thành còn rất sơ khai; một số thị trường đã hoạt động nhưng quản lý nhà nước đối với thị trường còn lỏng lẻo như: thị trường vốn, thị trường sức lao động, thị trường bất động sản...

Hình thành thị trường đồng bộ là điều kiện để các doanh nghiệp quyết định đúng đắn ba vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? Trong khi hình thành các loại thị trường phải khắc phục tính độc quyền trong kinh doanh, tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, hợp tác một cách lành mạnh.

Xây dựng đồng bộ hệ thống thị trường có tác dụng lớn trong việc phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, trước mắt cần phải xây dựng một số thị trường như:

+ Thị trường tài chính: phải làm lành mạnh hoá tài chính đất nước, tài chính doanh nghiệp và tài chính tín dụng, tạo điều kiện cho ngân hàng chính sách phục vụ các chương trình mang tính xã hội, kiên quyết xử lý nợ đọng, xây dựng các hình thức tín dụng bảo đảm tính an toàn của toàn hệ thống.

+ Thị trường bất động sản: thực hiện nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mở rộng quyền chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp.

+ Thị trường lao động: phát triển thị trường lao động đi đôi với quản lý thị trường lao động, có chính sách đào tạo, dạy nghề để nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động và từng bước phát triển hệ thống bảo hiểm thất nghiệp.

Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện quyền kinh doanh như: Đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép kinh doanh, đơn giản hoá một số thủ tục, hồ sơ: vay vốn, kê khai nộp thuế, đăng ký kinh doanh, đổi mới phương thức thẩm định, xét duyệt cho vay... theo phương châm nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, mà chỉ tạo điều kiện và hỗ trợ cho doanh nghiệp hoạt động. Khi thực

hiện hỗ trợ và ưu đãi cần đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, chính sách ưu đãi phải nhằm vào mục tiêu lâu dài như:

* Thực hiện ưu đãi hướng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng tới nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, ưu đãi không chỉ phục vụ mục tiêu kinh tế mà phải đảm bảo mục tiêu xã hội.

* Có chính sách hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ thông tin, tạo điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận với những thông tin cần thiết liên quan đến doanh nghiệp. Trước nhất là những thông tin có liên quan đến đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính doanh nghiệp, những thông tin về định hướng đầu tư phát triển của từng ngành, từng vùng, từng lãnh thổ; hỗ trợ về nghiệp vụ, phương pháp quản lý doanh nghiệp vv... Tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề cho cán bộ quản lý và công nhân có chất lượng cao, cho doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sử dụng thành thạo công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh.

* Hỗ trợ kết cấu hạ tầng: Để đảm bảo sản xuất kinh doanh ổn định và trật tự đô thị, phải hình thành các khu công nghiệp. Nhà nước đảm bảo chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp.

Cần có các chính sách về thị trường, khuyến khích xuất khẩu. Để thực hiện khuyến khích xuất khẩu có hiệu quả, cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu và khuyến khích xuất khẩu qua các hình thức như: Thành lập quỹ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, mở rộng việc bảo hiểm xuất khẩu, đặc biệt thực hiện bảo hiểm đối với các mặt hàng nông sản.

Cần phải xây dựng cơ chế khuyến khích cạnh tranh, chống độc quyền, xem cạnh tranh là động lực là cơ sở phát triển, cạnh tranh trong nước là điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh quốc tế thuận lợi.

Khuyến khích hình thành các dịch vụ tư vấn kế toán, kiểm toán... nói chung là các dịch vụ có liên quan đến tài chính doanh nghiệp, tao điều kiện

cho doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân quản lý tài chính doanh nghiệp theo luật định.

Các loại môi trường trên phải được tạo lập đồng bộ tạo điều kiện cho KTTN phát triển trong đó xây dựng môi trường kinh tế có tính hoàn hảo.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh sóc trăng luận văn ths kinh tế 5 02 01 pdf (Trang 91 - 98)