Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa ở huyện Vũ Quang.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG đất của hộ NÔNG dân SAU KHI dồn điền đổi THỬA tại HUYỆN vũ QUANG, TỈNH hà TĨNH GIAI đoạn 2005 2013 (Trang 60 - 65)

- Điều tra, thu thập thông tin số liệu thức ấp: các văn bản số liệu liên quan từ các phòng ban trong huyện như: số liệu vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế xã h ộ i, hi ệ n

3.3.3.Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa ở huyện Vũ Quang.

b. Tài nguyên nước

3.3.3.Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa ở huyện Vũ Quang.

3.3.3.1. Thực trạng ruộng đất trước khi chuyển đổi (sau chuyển đổi lần thứ nhất)

Trong những năm qua, thực hiện cuộc vận động dồn điền đổi thửa nông nghiệp theo Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 12/6/2001 của BCH Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về thực hiện cuộc vận động chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp, trên địa bàn huyện bước đầu đã đạt được kết quả thiết thực, huyện Vũ Quang cùng các đơn vị khác trong toàn tỉnh đã hoàn thành về dồn điền đổi thửa giai đoạn I năm 2002; sau chuyển đổi còn 38.377 thửa, giảm được 26.718 thửa(=33,20%), các thửa có diện tích dưới 500m2 chiếm khoảng 58%; đồng thời đã gắn công tác quy hoạch sử dụng đất với đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng; các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất nên đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, người nông dân yên tâm bỏ vốn đầu tư thâm canh sản xuất.

Tuy nhiên sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa sâu sát và cương quyết, còn mang tính hình thức, kinh phí đầu tư còn hạn chế nên kết quả chưa đạt yêu cầu, đất sản xuất của các hộ vẫn còn manh mún, số hộ sử dụng đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 51  từ 6-10 thửa đất vẫn còn,chưa gắn công tác chuyển đổi diện tích đất với chuyển đổi cơ cấu cây trồng…cho nên chưa tạo ra các vùng sản xuất chuyên canh theo quy hoạch, chưa xây dựng được các sản xuất hàng hóa tập trung; giao thông, thủy lợi nội đồng chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ đi lại và tưới, tiêu kịp thời, vì vậy không thểđáp ứng được yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay.

3.3.3.2. Kết quảđạt được của công tác chuyển đổi trên toàn huyện

Để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên, Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết số 07/NQ/HU ngày 29/6/2009 tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác chuyển đổi đất nông nghiệp giai đoạn II; chỉ đạo Hội đồng nhân dân huyện, UBND huyện đã ban hành 38 văn bản chỉđạo. Ở các xã, thị trấn đã ban hành 10 Nghị quyết; 10 Đề án, kế hoạch chuyển đổi đất nông nghiệp; 04 chương trình hành động; thành lập 10 ban chỉđạo, 91 tiểu ban chuyển đổi ở tất cả các thôn, xóm, để triển khai thực hiện theo thời gian quy định và đã có văn bản phân công nhiệm vụ các thành viên phụ trách thôn, xóm…

Chỉ đạo UBMTTQ và các đoàn thể, Đài PT- TH huyện tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức cho Đảng viên, cán bộ và các tầng lớp nhân dân tầm quan trọng của việc chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp trong phát triển kinh tế- xã hội, trên cơ sở đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội , các HTX sản xuất nông nghiệp, động viên nông dân hăng hái thực hiện chủ trương chuyển đổi đất nông nghiệp giai đoạn II.

Thực trạng đất sản xuất nông nghiệp của huyện trước và sau dồn điền đổi thửa được thể hiện trong bảng 3.4

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 52 

Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu trước và sau DĐĐT tại huyện Vũ Quang

TT Các chỉ tiêu Đơn vị tính Trước DĐĐT (năm 2005) Sau DĐĐT (năm 2013) So sánh tăng(+), giảm(-) đơn vị: (%) 1 Tổng số hộ sử dụng đất NN hộ 6.532 6.214 -4,86

2 Tổng số thửa đất giao cho hộ gđ thửa 65.095 21.712 -66,64

3 Tổng diện tích đất giao cho hộ gđ ha 1.726,90 1.467,16 -15,04

4 Bình quân thửa /hộ thửa/hộ 10 3,49 -65,01

5 Số hộ sử dụng 1 thửa hộ - 415 -

6 Số hộ sử dụng 2-3 thửa hộ - 2.642 -

7 Số hộ sử dụng 4 –5 thửa hộ - 2.216 -

8 Số hộ sử dụng 5 thửa hộ - 941 -

9 Thửa có diện tích dưới 500m2 Thửa - 1.533 -

10 Thửa có diện tích trên 2000m2 Thửa - 419 -

11 Bình quân diện tích / thửa m2/thửa 450 618 +37,33

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 53  Từ bảng 3.4 cho thấy một số kết quả cơ bản của công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện như sau:

- Về số hộ: trước khi chuyển đổi ruộng đất, toàn huyện có 6.532 hộ nông dân được chia ruộng đất, sau chuyển đổi số hộ được giao ruộng đất là 6.214 hộ, giảm 318 hộ( giảm 4,86%).

- Về số thửa: trước khi chuyển đổi toàn huyện có 65.095 thửa đất giao cho hộ gia đình, sau chuyển đổi số thửa đất đã được chuyển đổi còn lại 21.712 thửa đất. Trước khi chuyển đổi bình quân có là 10 thửa đất/01 hộ, sau chuyển đổi chỉ còn 3,49 thửa/01 hộ.

- Về diện tích: tổng diện tích đất giao cho hộ gia đình của toàn huyện là 1.726,90 ha, số diện tích sau chuyển đổi là 1.467,16 ha.

- Theo báo cáo tổng kết công tác chuyển đổi ruộng đất lần II của toàn huyện Vũ Quang còn 1.533 thửa có diện tích dưới 500m2 chiếm 7%; thửa có diện tích trên 2.000m2 là 419 chiếm 1,90%.

3.3.3.3. Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa tại các xã nghiên cứu

Thực trạng việc sử dụng đất nông nghiệp tại các xã nghiên cứu trước và sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa được thể hiện tại Bảng 3.5

Từ Bảng 3.5 cho ta thấy mức độ manh mún ruộng đất của 3 xã là khác nhau, cụ thể trước chuyển đổi: xã Ân Phú có mức độ manh mún lớn nhất với tổng số thửa đất là 5.808 thửa được chia cho 466 hộ dẫn đến bình quân thửa đất/hộ rất cao là 12,46thửa/hộ. Tiếp đến là xã Đức Liên với 3.904 thửa đất được chia cho 602 hộ, bình quân thửa đất/hộ tương ứng là 6,49 thửa/hộ. Sau cùng là xã Hương Minh với 2.870 thửa đất được chia cho 589 hộ, bình quân thửa đất/hộ tương ứng là 4,90 thửa/hộ. Không chỉ manh mún về số thửa nhưđã phân tích ở trên mà sô liệu bình quân diện tích/thửa còn thể hiện sự manh mún về quy mô diện tích, cụ thể bình quân diện tích/thửa của từng xã là: xã Ân Phú 290 m2/thửa, xã Đức Liên 515,63 m2/thửa, xã Hương Minh 429,8 m2/thửa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 54 

Bảng 3.5. Thực trạng ruộng đất trước và sau DĐĐT các xã nghiên cứu đại diện

Các chỉ tiêu Đơn vị

tính

Trước dồn điền đổi thửa

( năm 2005)

Sau dồn điền đổi thửa

( năm 2013)

Hương

Minh Đức Liên Ân Phú

Hương

Minh Đức Liên Ân Phú

1.1.Đất SX nông nghiệp ha 123,35 201,30 159,09 109,62 167,54 136,17

1.1.1.Đất cây hàng năm ha 101,12 146,13 120,03 98,52 126,00 101,23

1.1.1.1.Đất trồng lúa ha 76,34 116,38 114,47 80,39 102,48 98,96

1.1.1.2.Đất cỏ dùng vào chăn nuôi ha 2,51 3,14 4,56 3,73 3,60 2,00

1.1.1.3.Đất CHN khác ha 22,27 26,61 1,0 14,40 19,92 0,27

1.1.2. Đất trồng CLN ha 22,23 55,17 39,06 11,10 41,54 34,94

2. Tổng số hộ được chia ruộng hộ 589 602 466 635 593 496

3. Tổng số thửa đất thửa 2.870 3.904 5.808 1590 2.263 2.037

4. Diện tích bình quân /thửa m2 429,8 515,63 290 716 740,34 640

5. Số thửa bình quân /hộ thửa 4,9 6,49 12,46 2,5 3,82 4,10

6. Số hộ sử dụng 1 thửa hộ - - - 29 12 40

7. Số hộ sử dụng 2 - 3 thửa hộ - - - 533 209 320

8. Số hộ sử dụng 4 – 5 thửa hộ - - - 53 332 120

9.Số hộ sử dụng 5 thửa hộ - - - 20 40 16

10. Quỹ đất công ích ha 3,50 9,14 10,50 3,08 10,60 6,70

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 55  Từ những phân tích trên cho thấy, trước dồn điền đổi thửa đồng ruộng của cả ba xã nghiên cứu đều thể hiện sự manh mún cả về quy mô diện tích cả về số thửa. Nhưng qua số liệu sau dồn điền đổi thửa của 3 xã, có thể khẳng định cả ba xã đều đã thực hiện thành công công tác dồn điền đổi thửa từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, cụ thể:

- Tổng số thửa đất của 3 xã giảm theo chiều hướng tích cực, nhất là xã Ân Phú giảm từ 5.808 thửa xuống còn 2.037 thửa (giảm 64,92%), tiếp đến là Hương Minh giảm từ 2.870 thửa xuống còn 1.280 thửa (giảm 44,59%) và xã Đức Liên giảm từ 3.904 thửa xuống còn 1.641 thửa (giảm 42,03%).

- Về số hộ tham gia dồn đổi: Cả ba xã đều đạt 100% số hộ có đất nông nghiệp tham gia dồn đổi. Trong 3 xã thì có xã Đức Liên giảm 09 hộ do một số hộ trả ruộng đi làm ăn nơi khác, già cả không có nhu cầu sản xuất, các hộ liên gia ghép thửa để có diện tích lớn hơn. Còn xã Hương Minh tăng 46 hộ, xã Ân Phú tăng 30 hộ nguyên nhân do các hộ dân tách hộ vận dụng chuyển đổi ruộng đất xin tách đất nông nghiệp được các tiểu ban và nhân dân nhất trí.

- Về diện tích đất sản xuất nông nghiệp: cả ba xã đều đạt 100% số diện tích tham gia dồn đổi. Tuy nhiên sau dồn đổi số diện tích đất của 3 xã đều tăng lên, lý do: một số diện tích đất do UBND xã quản lý, đất khai hoang nay đưa vào sản xuất nông nghiệp, giảm bờ vùng bờ thửa quy hoạch lại hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng,…

Sau dồn đổi đã cho thấy kết quả rõ rệt của việc dồn đổi ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, cụ thể là bình quân diện tích/thửa của xã Hương Minh tăng từ 429,8m2/thửa lên 716m2/thửa, xã Đức Liên tăng từ 515,63m2/thửa lên 740,34m2/thửa, xã Ân Phú tăng từ 290m2/thửa lên 640m2/thửa.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG đất của hộ NÔNG dân SAU KHI dồn điền đổi THỬA tại HUYỆN vũ QUANG, TỈNH hà TĨNH GIAI đoạn 2005 2013 (Trang 60 - 65)