Cơ sở pháp lý của công tác dồn điền đổi thửa

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG đất của hộ NÔNG dân SAU KHI dồn điền đổi THỬA tại HUYỆN vũ QUANG, TỈNH hà TĨNH GIAI đoạn 2005 2013 (Trang 53 - 55)

- Điều tra, thu thập thông tin số liệu thức ấp: các văn bản số liệu liên quan từ các phòng ban trong huyện như: số liệu vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế xã h ộ i, hi ệ n

b. Tài nguyên nước

3.3.1. Cơ sở pháp lý của công tác dồn điền đổi thửa

Công tác dồn điền đổi thửa từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn được tiến hành dựa trên các cơ sở pháp lý sau đây:

- Văn kiện Đại hội Đảng khóa VII, Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 2 (khoá VII), Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương lần thứ 4 (khoá VIII) và Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị năm 1999;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 44  - Đại hội IX của Đảng đã quyết định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta 10 năm (2001-2010) trong đó nông nghiệp, nông thôn được quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, một trong những vấn đề gây trở ngại cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chính là tình trạng đất đai manh mún, phân tán;

- Nghị quyết số 26/NQ-TƯ ngày 12-3-2003 tại hội nghị lần thứ Bảy BCH Trung ương Đảng (khoá IX) về việc tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã nêu rõ: “Khuyến khích tích tụ đất đai, sớm khắc phục tình trạng đất sản xuất nông nghiệp manh mún. Quá trình tích tụđất đai cần có sự chỉđạo và quản lý của Nhà nước, có quy hoạch, kế hoạch, có bước đi vững chắc trên từng địa bàn, lĩnh vực, gắn với chương trình phát triển ngành nghề, tạo việc làm. Tích tụ đất đai thông qua việc nhận chuyển nhượng và nhiều biện pháp khác phù hợp với từng thời kỳ, từng vùng”;

- Quyết định số 68/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm BCH Trung ương Đảng khoá IX: “Về đất đai: điều chỉnh các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho nông dân thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với đất đai như khuyến khích nông dân dồn điền đổi thửa; cho phép nông dân sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn, liên doanh, liên kết sản xuất kinh doanh”;

- Chỉ thị số 22/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thúc đẩy thực hiện Nghị quyết Trung ương khoá IX về kinh tế tập thể: “...Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc dồn điền, đổi thửa trên nguyên tắc tự nguyện, tự thoả thuận và các bên cùng có lợi, kết hợp tổ chức quy hoạch lại đồng ruộng, sử dụng đất đai có hiệu quả...”;

- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 12/6/2001 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh về việc vận động dồn điền đổi thửa nông nghiệp; Chỉ thị số 40-CT/TU ngày 26/3/2009 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ Hà Tĩnh về việc tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dồn điền đổi thửa nông nghiệp, gắn với đẩy mạnh chuyển

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 45  dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ mới; Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày 02/3/2009 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về kế hoạch thực hiện công tác chuyển đổi sử dụng đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn II.

- Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 20/3/2008 của UBND Tỉnh Hà Tĩnh về việc tiếp tục thực hiện chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn II gắn với công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất và xây dựng hồ sơđịa chính.

- Nghị quyết số 07/NQ-HU ngày 29/6/2009 của BCH Đảng bộ huyện Vũ Quang về tăng cường lãnh đạo tiếp tục thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp giai đoạn 2.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG đất của hộ NÔNG dân SAU KHI dồn điền đổi THỬA tại HUYỆN vũ QUANG, TỈNH hà TĨNH GIAI đoạn 2005 2013 (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)