- Điều tra, thu thập thông tin số liệu thức ấp: các văn bản số liệu liên quan từ các phòng ban trong huyện như: số liệu vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế xã h ộ i, hi ệ n
b. Tài nguyên nước
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hộ
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong giai đoạn 2005 - 2013, nền kinh tế huyện có mức tăng trưởng bình quân đạt 12,19%, trong đó ngành nông nghiệp tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 7,18%, ngành thương mại - dịch vụ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 20%,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 ngành công nghiệp - TTCN tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 18%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, vượt chỉ tiêu Đại hội đề ra: tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản từ 59,7% giảm còn 43,02%; thương mại - dịch vụ từ 29,10% tăng lên 35,66%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng từ 11,20% tăng lên 21,32%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 17,14 triệu đồng/người/năm, tăng 2 lần so với năm 2006.
Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch hợp lý theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp, giảm tương đối ngành nông nghiệp nhưng với tốc độ chậm.
Cơ cấu kinh tế huyện năm 2013 như sau:
- Ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 43,02 %; - Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 21,32 %; - Ngành thương mại - dịch vụ chiếm 35,66 %.
Hình 3.1. Biểu đồ thực trạng phát triển các ngành kinh tế
3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Dân số
Theo thống kê đến 31/12/2013 dân số của huyện (bao gồm cả lực lượng công an, huyện đội, biên phòng được Trung ương quy định phân bổ cho huyện Vũ Quang) có 31.073 nhân khẩu, với 8.843 hộ và 101 thôn, mật độ dân số trung bình là 48,69 người/km2, trong đó dân tộc thiểu số (dân tộc Lào Thừng) có 94 hộ với 426
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 khẩu tập trung tại xóm Kim Quang xã Hương Quang. Trong đó xã có dân sốđông nhất là xã Đức Lĩnh với 4.769 nhân khẩu chiếm 15,3 % dân số toàn huyện, xã có dân số ít nhất là xã Hương Điền với 972 nhân khẩu chiếm 3,1 % dân số toàn huyện.
Những năm gần đây do làm tốt công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình nên tỷ lệ phát triển dân số của huyện giảm còn 0,80%, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 còn 15,6%. Tình hình dân số trên địa bàn huyện tính đến 31/12/2013, thể hiện trong bảng:
Bảng 3.1. Diện tích, dân số huyện Vũ Quang năm 2013
STT Đơn vị hành chính Năm 2013 Diện tích tự nhiên (ha) Dân số (người) Mật độ dân số (người /Km2) Tổng số 63.820 31.073 48,69 1 TT Vũ Quang 3.723 3.102 83,32 2 Xã Ân Phú 922 1.590 172,45 3 Xã Đức Giang 1.230 2.645 215,04 4 Xã Đức Lĩnh 2.414 4.769 197,56 5 Xã Sơn Thọ 4.591 2.683 58,44 6 Xã Đức Hương 1.837 3.335 181,55 7 Xã Đức Bồng 1.372 2.714 197,81 8 Xã Đức Liên 2.669 2.077 77,82 9 Xã Hương Điền 3.067 972 31,69 10 Xã Hương Minh 4.850 2.369 48,85 11 Xã Hương Thọ 4.562 2.435 53,38 12 Xã Hương Quang 32.583 1.798 5,52 Dân số lực lượng A 584
Nguồn: - Niên giám thống kê huyện Vũ Quang, năm 2013; b. Lao động - việc làm
Năm 2013, lao động phân theo ngành kinh tế của huyện là 18.110 người chiếm 58,28% tổng dân số. Trong đó, lao động ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 81,27%, ngành công nghiệp - xây dựng 3,05%, thương mại - dịch vụ 6,45%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 động ngành nông - lâm - thủy sản có năng suất lao động thấp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Mặc dù cơ cấu lao động thời gian qua đã có chuyển dịch theo hướng tích cực hơn song còn chậm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở các ngành còn thấp
c. Thu nhập và mức sống
Huyện Vũ Quang là huyện nghèo, khó khăn của tỉnh, nhưng mấy năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập và mức sống của nhân dân cũng được cải thiện đáng kể. Năm 2013, thu nhập bình quân đầu người đạt 17,14 triệu đồng/người/năm, tăng gấp gần 2 lần so với năm 2006; Sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 370kg/người/năm; Số hộ nghèo và cận nghèo là 4.180 hộ, tỷ lệ là 45,85%; tổng số hộ có ti vi là 6.390 hộ, bình quân có khoảng 45 máy điện thoại (trong đó điện thoại cốđịnh là 17 máy)/100 dân.
Đời sống dân cư làm việc trong các ngành thương nghiệp, xây dựng, công nghiệp, giao thông vận tải,... nhìn chung có mức thu nhập ổn định. Riêng đời sống dân cư ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản mặc dù trong những năm gần đây đã có bước phát triển lớn nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là dân tộc thiểu số và một số xã ở vùng sâu, vùng xa.