Tình hình dồn điền đổi thửa tại tỉnh Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG đất của hộ NÔNG dân SAU KHI dồn điền đổi THỬA tại HUYỆN vũ QUANG, TỈNH hà TĨNH GIAI đoạn 2005 2013 (Trang 28 - 30)

Việt Nam bắt đầu con đường đổi mới kinh tế của mình bằng vào năm 1986. Mục tiêu của chính sách đổi mới là chuyển nền kinh tế Việt Nam từ mô hình kế hoạch hoá, tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong lĩnh vực nông nghiệp, hộ nông dân được công nhận như là một đơn vị kinh tế tự chủ,tự do hóa thị trường cũng như các tư liệu sản xuất, được giao đất sử dụng ổn định, lâu dài.. Hơn nữa, hầu hết các tư liệu sản xuất (máy móc, trâu bò và các công cụ khác) được coi là sở hữu tư nhân. Từ đó, nông nghiệp Việt Nam bước vào một giai đoạn mới tương đối ổn định.

Tại tỉnh Hà Tĩnh, đất trồng cây hàng năm được chia thành 6 hạng. Đất đai được chia bình quân theo bình quân theo nhân khẩu. Những tiêu chuẩn khác cũng được xem xét khi giao đất là các chính sách xã hội, chất lượng đất, tình hình thuỷ lợi, khoảng cách đến thửa ruộng và khả năng luân canh cây trồng. Do đó, để duy trì nguyên tắc công bằng mỗi hộ thường được giao nhiều thửa với nhiều hạng đất khác nhau, ở các cánh đồng khác nhau với chất lượng đất khác nhau. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo ra tình trạng manh mún đất đai.

Theo số liệu của tỉnh Hà Tĩnh chính năm 2000, bình quân 1 hộđược giao từ 10 – 14 thửa. Vào năm 2001, thực hiện Nghị quyết 01/NQ-TU của BCH Đảng bộ tỉnh và Chỉ thị số 40-CT/ TU ngày 26/3/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các huyện, thị xã, thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉđạo, vận động nhân dân chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp.Qua 2 đợt thực hiện chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 19  kết quảđạt được trung bình số thửa ruộng của một hộđã giảm từ 10 thửa xuống còn 3-4 thửa. Nguyên tắc quan trọng nhất trong dồn điền, đổi thửa là các hộ nông dân tự nguyện đổi đất cho nhau để tạo thành những thửa lớn hơn. Phương châm thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh là gắn công tác chuyển đổi ruộng đất với việc quy hoạch sử dụng đất, xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng.Từ đó sản xuất nông nghiệp có bước phát triển tích cực việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thâm canh tăng năng suất, xây dựng các mô hình trang trại, gia trại, từng bước hình thành sản xuất hàng hóa tập trung. Phong trào sản xuất giỏi, làm giàu trong nông dân ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy KT- XH phát triển, công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn được đẩy mạnh. Tuy nhiên, ở một số huyện trong tỉnh quá trình giao lại đất đã xảy ra, trong đó các hộ nông dân được tham gia rất ít vào quá trình này, ngoại trừ việc đánh giá chất lượng đất và xác định hệ số trao đổi giữa các hạng đất. Bởi đất đai ở Việt Nam là sở hữu toàn dân, do đó các hộ nông dân cho rằng họ không có quyền tham gia vào quá trình giao lại đất hoặc thảo luận về kế hoạch hoá sử dụng đất.(Tỉnh ủy Hà Tĩnh,2009)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 20 

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG đất của hộ NÔNG dân SAU KHI dồn điền đổi THỬA tại HUYỆN vũ QUANG, TỈNH hà TĨNH GIAI đoạn 2005 2013 (Trang 28 - 30)