Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG đất của hộ NÔNG dân SAU KHI dồn điền đổi THỬA tại HUYỆN vũ QUANG, TỈNH hà TĨNH GIAI đoạn 2005 2013 (Trang 34 - 40)

- Điều tra, thu thập thông tin số liệu thức ấp: các văn bản số liệu liên quan từ các phòng ban trong huyện như: số liệu vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế xã h ộ i, hi ệ n

3.1.1.Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Vũ Quang là huyện miền núi biên giới của tỉnh Hà Tĩnh, nằm ở tọa độ: Từ 18009’10 đến 18030’00 độ vĩ Bắc và từ 105014’00 đến 105038’30 độ kinh Đông; có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Đông giáp huyện Đức Thọ, Can Lộc;

- Phía Tây giáp huyện Hương Sơn và huyện Căm Bớt, tỉnh Bô Ly Khăm Xay - CHDCND Lào;

- Phía Nam giáp huyện Hương Khê; - Phía Bắc giáp huyện Hương Sơn.

Là một huyện miền núi biên giới của tỉnh Hà Tĩnh, có 43 km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào, có diện tích tự nhiên là 63.821,13 ha. Thị trấn Vũ Quang là trung tâm huyện lỵ, nằm trên trục đường Hồ Chí Minh cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 70 km về phía Tây Bắc. Huyện có 12 đơn vị hành chính cấp xã, 101 thôn, 2 cụm dân cư.

Huyện có hệ thống giao thông khá thuận lợi: đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn huyện với chiều dài 20 km và đường tỉnh lộ 5 với chiều dài khoảng 28 km, có đường biên giới dài trên 43 km giáp với huyện Căm Cớt - Bô Ly Khăm Xay - nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Ngoài ra có các sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố, sông Ngàn Trươi chảy qua là những tuyến giao thông chính nối Vũ Quang với các huyện lân cận. Hệ thống đường sắt Bắc Nam đi qua địa bàn với chiều dài 9,25 km và có ga Yên Duệ ở xã Đức Hương và ga Hòa Duyệt ở xã Đức Liên. Là điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển, giao lưu kinh tế với các vùng lân cận.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình của huyện bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông suối, núi đồi trùng điệp và thung lũng sâu ,tạo thành các kiểu khác nhau. Địa hình núi cao trung bình, địa hình núi thấp và đồi thoải lượn sóng xen kẽ với các thung lũng, địa hình đồi bát

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 25  úp và các cánh đồng phù sa nhỏ hẹp ven sông. Chênh lệch độ cao giữa các vùng trong huyện rất lớn. Vũ Quang là huyện miền núi, diện tích đồi núi chiếm 90% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất bằng và thung lũng hẹp chiếm 10%. Do vậy đất nông nghiệp và đất ở các huyện chạy dài theo địa hình từ Tây Bắc - Đông Nam và ở giữa 2 dãy núi, phía Tây Bắc là dãy Trường Sơn, độ cao từ 800 - 2.275m, phía Đông Bắc là dãy Trà Sơn, độ cao từ 300 - 470m.

Địa hình huyện Vũ Quang có 3 dạng chính là địa hình núi cao trung bình, địa hình núi thấp, địa hình thung lũng kiến tạo - xâm thực.

- Địa hình núi cao trung bình là địa hình được uốn nếp khối, nâng lên tạo thành một dãy hẹp dọc theo biên giới Việt Lào. Gồm các núi cao trung bình khoảng 900 m;

- Địa hình đồi núi thấp là địa hình có dạng đỉnh nhọn, sườn dốc bị xâm thực chia cắt bởi dãy Trường Sơn và Trà Sơn;

- Địa hình thung lũng kiến tạo - xâm thực là địa hình chủ yếu là đất nông nghiệp, các khu dân cư xen kẽ, sông suối và các hồđập.

Địa hình phức tạp đã tạo ra hệ thống sông suối dày đặc gây khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang và các bãi bồi dọc theo hệ thống sông suối.

Từđặc điểm địa hình của huyện, gây khó khăn về nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như mùa khô gây ra hạn hán, mùa mưa gây ra ngập úng cục bộ.

3.1.1.3. Khí hậu

Vũ Quang chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, được phân thành 2 mùa rõ rệt:

- Mùa hè (mùa nóng) bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Thời gian này khí hậu thường khô, nóng, chịu ảnh hưởng nặng nề của gió Tây Nam (gió Lào) cuối mùa thường có bão và mưa lớn.

- Mùa đông (mùa lạnh) kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Thời gian này thường có gió mùa Đông Bắc lạnh kéo theo mưa phùn; nhiệt độ thấp nhất có khi xuống từ 4 - 60 C.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 26 

* Chếđộ nhiệt:

- Nhiệt độ trung bình năm: 25,50C

- Nhiệt độ cao trung bình hàng năm: 28,640C - Nhiệt độ thấp trung bình hàng năm: 21,980C

* Chếđộ gió:

Hướng gió: mùa đông là hướng Đông Bắc hay Bắc, mùa hè là hướng Đông Nam hay Nam, đặc biệt trên địa bàn huyện có xuất hiện gió mùa Tây Nam rất khô và nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 năm sau, nhân dân thường gọi là “gió Lào”.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Vũ Quang có 2 hệ thống sông chính là sông Ngàn Sâu và sông Ngàn Trươi. Ngoài ra còn có khá nhiều khe, suối… phân bố không đồng đều giữa các vùng trong huyện.

- Sông Ngàn Trươi: chảy theo hướng Đông Bắc, diện tích lưu vực 410 km2, lưu lượng lớn nhất là 917 m3/s, lưu lượng nhỏ nhất là 602 m3/s, con sông này chảy dọc theo địa bàn huyện, đây là con sông chảy theo vùng phía Đông của huyện có một vị trí rất quan trọng đối với nền kinh tế nông nghiệp nhất là về phương diện thủy lợi và thủy điện.

- Sông Ngàn Sâu: Chảy qua địa bàn huyện Vũ Quang khoảng hơn 25 km, lưu lượng lớn nhất là 2.250 m3/s, lưu lượng nhỏ nhất là 1.039 m3/s, đây là con sông quan trọng của vùng phía Bắc huyện, nhất là các xã Ân Phú, Đức Giang, Đức Bồng, Đức Hương, Đức Liên.

Hệ thống sông ngòi huyện Vũ Quang là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, đồng thời chứa đựng tiềm năng phát triển thủy điện. Trên địa bàn huyện có 01 trạm thủy văn ở Hòa Duyệt - Đức Liên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do địa hình đồi núi dốc nên trong quá trình có mưa to gây nên lũ quét và có ngập úng, ngoài ra hệ thống sông suối có độ dốc cao nên tập trung nước nhanh gây nên hiện tương xói lở, rửa trôi đất vào mùa mưa và hiện tượng lũ, hạn hán cục bộ vào mùa khô. Do đặc điểm địa hình và khí hậu nên đã gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của nhân dân, cũng như sản xuất nông - lâm nghiệp. Điển hình như vùng thấp ven sông Ngàn Sâu, hầu như năm nào cũng có nơi ngập lũ sâu tới 1- 2m.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 27  Tuy nhiên xét về mặt giao thông thủy thì đây là đường thủy quan trọng nhất nối Vũ Quang với các địa bàn lân cận.

3.1.2.5. Các nguồn tài nguyên

a.Tài nguyên đất

Nhìn chung đất đai của huyện Vũ Quang nhiều vùng có độ phì tự nhiên khá, vùng đất bằng chủ yếu là đất phù sa ven các con sông và được bồi hàng năm nên có độ màu mỡ. Vùng đất đồi chủ yếu là đất Feralit có tầng đất dày được che phủ bởi thảm thực vật, bên cạnh đó vẫn còn có đất bạc màu do không có thảm thưc vật nên bị rửa trôi trở nên bạc màu. Ngoài ra các vùng thung lũng bị glây hóa chua khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Các loại đất chính của huyện Vũ Quang được chia theo tính chất đất như sau:

* Vùng đồi núi

- Đất đỏ vàng trên đá Granit (Fa): Thuộc loại đất thịt, từng đất dày trên 1m độ dốc lớn (trên 250), diện tích khoảng 20.000 ha, đất có thành cơ giới nhẹ và đất chua (pHKCL: 3,88- 4,18). Hàm lượng hữu cơ tầng mặt nghèo 0,86%. Đạm tổng số nghèo: 0,084%. Lân tổng số trunng bình 0,057%. Kali tổng số nghèo 0,49%. Lân và Kali dễ tiêu nghèo (Tương ứng 3,2mg/100g đất và 6,1mg/100g đất). Tổng Cation kiềm trao đổi rất thấp 1,9đl/100g đất. Dung tích hấp thụ (CEC: 4,53 lđl/100g đất). Nằm trên vùng núi cao thuộc dãy Trường Sơn, thuộc địa bàn các xã: Hương Quang, Hương Điền, Hương Thọ, cây trồng trên loại đất này chủ yếu là rừng tự nhiên.

- Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): Thuộc loại đất thịt trung bình, tầng đất dày, độ dốc khoảng 150 đất có phản ứng chua đến ít chua (pHKCl: 3,35-4,25). Cation kiềm trao đổi và dung tích hấp thụ thấp (Tương ứng 7,70 lđl/100g đất và < 9,00 lđl/100g đất). Hàm lượng hữu cơở tầng mặt đạt từ trung bình đến khá (2,47-4,08%).Đạm tổng số trung bình đến khá (Từ 0,169-0,263% và 9,70-18,6 mg/100g đất). Kali tổng số và Kali dễ tiêu nghèo (Từ 1,29-2,22% và 4,3-8,2 mg/100g đất). Lân tổng số nghèo (Từ 0,06-0,08%),

nhóm đất này chiếm diện tích lớn nhất, khoảng 70.000 ha nằm trên sườn và chân dãy Trường Sơn thuộc địa bàn các xã như Sơn Thọ, Hương Điền, Hương Quang. Diện tích loại đất này có rừng tự nhiên, rừng trồng, đặc tính của loại đất này ởđộ dốc vào khoảng 150 thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm như: Thông, Gió, Trầm, Chè.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 28  Những vùng đất có độ dốc khoảng 100 thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vườn đồi đặc biệt là cây ăn quả lâu năm như: Cam, Bưởi, Vải và các loại cây ăn quả khác.

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Thuộc loại đất thịt nhẹ tầng đất dày trên 70 cm thành phần cơ giới nhẹ, chua (pHKCl: 3,88 - 4,22). Hàm lượng hữu cơ tầng mặt trung bình 1,55%. Đạm tổng số trung bình (Tương ứng 0,117-0,56%). Kali tổng số nghèo 0,56%. Lân và kali dễ tiêu nghèo đến trung bình (tương ứng 6,80 mg/100g đất– 12 mg/100g đất ). Tổng Cation kiềm trao đổi thấp 3,00 lđl/100g đất. Dung tích hấp thụ thấp (CEC: 6,32 lđl/100g đất). Độ dốc trên 15o, thuộc địa bàn các xã như Hương Quang, Hương Điền, diện tích đất chủ yếu là rừng tự nhiên phòng hộ khoảng 14.000 ha.

- Đất mùn vàng đỏ trên đá Macmaaxit (Ha): Diện tích của loại đất này nhỏ, khoảng 3.400 ha, phân bố trên đỉnh dãy Trường Sơn và nằm dọc theo đường biên giới với nước CHDCND Lào. Đa số đất có tầng mỏng , thành phần cơ giới nhẹ có phản ứng chua (pHkcl: 4,72-4,95). Hàm lượng hữu cơ tầng mặt giàu 7,76%. Đạm và lân tổng số giàu (Tương ứng 0,42% và 0,24%). Kali tổng số nghèo 0,09%. Lân dễ tiêu giàu 17,02 mg/100g đất. Kali dễ tiêu nghèo 5,50 mg/100g đất. Tổng Cation trao đổi thấp 3,90 lđl/100g đất. Dung tích hấp thụ trung bình (CEC: 12,02 lđl/100g đất). Phân bố thuôc địa bàn các xã như Hương Quang, Hương Điền.

- Đất sói mòn trơ sỏi đá (E): Đất bị rửa trôi mạnh nên tầng đất cứng, chặt. Độ phì nhiêu của đất mịn có sự biến đổi lớn, tùy thuộc vào độ dốc, địa hình, địa chất, lớp thực vật. Nhìn chung đất có phản ứng chua (pHKCl: 3,55-4,02). Hàm lượng hữu cơ tầng mặt đất nghèo 0,76%. Các chất tổng số (đạm, lân ,kali) đều nghèo (Tương ứng: 0,042%, 0,024% và 0,59%). Các chất dễ tiêu (lân, kali) đều nghèo. Tổng Cation trao đổi thấp 4,68 mg/100g đất. Dung tích hấp thụ thấp (CEC: 9,02 lđl/100g đất). Diện tích loại đất này khoảng 3.400 ha, phù hợp trồng keo trắng và thông phân bốở các xã nhưĐức Liên, Đức Hương, Đức Giang…

- Đất xám bạc màu trên đá Macmaaxit (Ba): Đất có thành phần cơ giới nhẹ, có phản ứng chua ( pHKCl: 3,83-4,45). Hàm lượng hữu cơ tầng mặt trung bình 1,44%. Đạm tổng số trung bình 0,123%. Lân tổng số nghèo 0,058%. Kali tổng số trung bình 1,08%. Lân dễ tiêu nghèo 4,10 lmg/100g đất. Kali dễ tiêu trung bình:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 29  16,90 mg/100g đất. Tổng Cation trao đổi thấp 6,40 lđl/100g đất. Dung tích hấp thụ thấp (CEC: 7,98 lđl/100g đất). Loại đất này có diện tích không nhiều, phân bố nhỏ lẻ theo núi đá vôi tại các xã như Ân Phú, Đức Lĩnh… đất này phù hợp trồng keo và cây thông.

* Vùng đất thấp

- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Diện tích loại đất này được phân bố dọc theo sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố và sông Ngàn Trươi. Đây là loại đất có phản ứng chua pHKCl 4,15-4,80. Hàm lượng hữu cơở các tầng đều nghèo 0,82-0,92%. Đạm tổng số cũng nghèo 0,056 - 0,093%. Lân và kali tổng số trung bình (tương ứng 0,071 - 0,081% và 1,02 - 1,46%). Lân và kali dễ tiêu nghèo (tương ứng 4,01 - 4,80 mg/100g đất và 4,50 - 4,80 mg/100g đất). Tổng cation trao đổi thấp 8,70 - 9,20 lđl/100g đất. Dung tích hấp thụ thấp (CEC: 4,20 - 6,85 lđl/100g đất). Diện tích đất này trên toàn huyện Vũ Quang khoảng 3.000 ha, phân bố trên địa bàn các xã như Sơn Thọ, Ân Phú, Đức Lĩnh, Đức Giang, Đức Hương, Đức Liên.

Đây cũng là phần diện tích trong sản xuất nông nghiệp trồng 2 - 3 vụ: Lúa xuân - Đậu chiêm - cây màu hè thu ở những nơi trồng cây công nghiệp ngắn ngày, đảm bảo được an toàn lương thực của huyện.

- Đất phù sa có tầng loang lổđỏ vàng (Pf): Thuộc loại đất thịt nhẹ, tầng đất dày > 1m. Đây là loại đất có phản ứng chua pHKCl 4,09 - 4,58. Hàm lượng hữu cơ ở các tầng đều nghèo 0,17 - 0,57%. Đạm tổng số nghèo 0,056%. Lân tổng số và Kali tổng số nghèo (tương ứng: 0,051- 0,84%). Kali dễ tiêu nghèo 4,70mg/100g đất. Lân dễ tiêu trung bình 5,80 mg/100g đất. Tổng cation trao đổi thấp 4,6 lđl/100g đất. Dung tích hấp thụ thấp (CEC: 5,76 lđl/100g đất). Loại đất này được phân bốở vàn cao nên đã được dân cư trong vùng khai thác vào trồng lúa 1 vụ hoặc màu, ngoài ra còn làm đất ở.

Diện tích loại đất này khoảng 4.000 ha, thuộc địa giới các xã nhưĐức Bồng, Đức Hương, Đức Liên và Hương Thọ. Đất phù sa có tầng loang lổđỏ vàng rất phù hợp với cây ăn quả lâu năm, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế trang trại vườn đồi của huyện Vũ Quang trong những năm tới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 30  - Đất phù sa không được bồi hàng năm (P): Loại đất này có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, thành phần dinh dưỡng tương đối khá có độ ổn định cao, ít bịảnh hưởng của quá trình bồi đắp của sông suối, địa hình.

Đây là loại đất có phản ứng chua pHKCl 4,61 - 4,74. Hàm lượng hữu cơở các tầng mặt trung bình 1,32%. Đạm tổng số trung bình 0,112%. Lân tổng số giàu 0,158%. Kali tổng số trung bình 1,01%. Kali dễ tiêu nghèo 9,30 mg/100g đất. Lân dễ tiêu trung bình 4,70 mg/100g đất. Tổng cation trao đổi thấp 6,10 lđl/100g đất. Dung tích hấp thụ trung bình (CEC: 12,25 lđl/100g đất).

Diện tích loại đất này khoảng 1.000 ha được nhân dân khai thác để trồng 2 vụ lúa, 1 lúa và 2 màu, diện tích được phân bốở các xã như Hương Thọ, Hương Minh…

- Đất phù sa đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (FL): Đây là loại đất có phản ứng chua pHKCL 4,52 - 4,85. Hàm lượng hữu cơở các tầng mặt khá 1,32%. Đạm tổng số trung bình 0,152%. Lân tổng số trung bình 0,073%. Kali tổng số hơi nghèo 0,90%. Kali dễ tiêu nghèo 4,40 mg/100g đất. Lân dễ tiêu trung bình 5,20 mg/100g đất. Tổng cation trao đổi thấp 2,30 lđl/100g đất. Dung tích hấp thụ trung bình (CEC: 6,76 lđl/100g đất). Loại đất này có diện tích khoảng 600 ha, thích hợp trồng lúa, được phân bố trên địa giới các xã như : Đức Bồng, Đức Hương…

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG đất của hộ NÔNG dân SAU KHI dồn điền đổi THỬA tại HUYỆN vũ QUANG, TỈNH hà TĨNH GIAI đoạn 2005 2013 (Trang 34 - 40)