GA3 ảnh hưởng đến chiều dài của chồi: qua các kết quả thí nghiệ mở tất cả

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA AUXIN, GIBBERELLIN LÊN KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY NƯA (Trang 47 - 49)

các lần đo, thấy rằng trong thí nghiệm này, GA3 cũng làm tăng chiều dài chồi, tuy nhiên, tác động không đáng kể.

Vào thời điểm ngày thứ 35, chồi mới được hình thành, chiều dài còn rất thấp nên chúng tôi không tiến hành đo vào thời điểm này. Lần đo thứ hai (tức là ngày thứ 42), nồng độ 50 ppm có chiều dài chồi là 4,6 cm tăng 2,22% so với đối chứng. Nồng độ 100 ppm thì chiều dài đo được cao nhất trong các nồng độ xử lý, đạt 5 cm và chỉ làm tăng 11,11% so với đối chứng. Ở nồng độ 300 ppm có chiều dài không tăng so với đối chứng. Lần đo vào ngày thứ 47, cho thấy kết quả cũng tương tự với ngày thứ 42, nồng độ 50, 100, 300 ppm có chiều dài chồi tương ứng là 12,3 cm, 14,01 cm, 12,1 cm chỉ tăng lên 2,41, 16,65, và 0,95% so với đối chứng (hình ảnh ở phụ lục 2). Kết quả này được thể hiện ở biểu đồ 4.20.

Biều đồ 4.20. Ảnh hưởng của GA3 chiều dài trung bình của chồi.

Từ phân tích ở trên chúng tôi nhận thấy khi xử lý với GA3 ở các nồng độ từ 50 – 500 ppm, thì GA3 không ảnh hưởng nhiều đến chiều dài của chồi, mà tác động rõ rệt đến thời gian hoàn thành quá trình tạo chồi. Nồng độ GA3 100 ppm rút ngắn thời gian hình thành chồi so với các nồng độ khác được sử dụng trong thí nghiệm. Dựa trên kết quả này, chúng tôi chọn nồng độ GA3 100 ppm để sử dụng trong thí nghiệm phối hợp với IBA ở thí nghiệm sau.

4.3.3. Ảnh hưởng phối hợp của IBA và GA3 lên khả năng nhân giống vô tính củ nưa nưa

Từ kết quả thí nghiệm nghiên cứu tác động của IBA và GA3 lên sự hình thành rễ và chồi nưa, cho thấy nồng độ IBA thích hợp nhất ở nồng độ 100 ppm và nồng độ GA3 thích hợp nhất là 100 ppm, đó là nồng độ được sử dụng để phối hợp, thăm dò ảnh hưởng của IBA và GA3 lên khả năng nhân giống vô tính củ nưa.

Với thí nghiệm thăm dò này, chúng tôi cũng đánh giá ảnh hưởng phối hợp của chúng đến sự hình thành rễ và chồi ở củ.

4.3.3.1. Ảnh hưởng của IBA và GA3 lên khả năng hình thành rễ

Kết quả thăm dò ảnh hưởng của IBA và GA3 lên khả năng hình thành rễ được thể hiện ở bảng 4.11.

Bảng 4.11. Ảnh hưởng của IBA và GA3 lên khả năng hình thành rễ

Công thức Chỉ tiêu Lần 1 (ngày thứ 7 sau khi xử lý) Lần 2 (ngày thứ 14 sau khi xử lý) Lần 3 (ngày thứ 21 sau khi xử lý)

Đối chứng Phối hợp Đối chứng Phối hợp Đối chứng Phối hợp Số lượng rễ trung bình/củ 8,75 13,75 10,75 17,52 14,00 21,25 So sánh đối chứng (%) 100,00 183,33 100,00 162,79 100,00 151,79 Chiều dài trung

bình/rễ (cm) 4,48 8,78 8,06 13,89 15,63 23,24

So sánh đối

chứng (%) 100,00 195,98 100,00 172,33 100,00 148,69 Từ bảng 4.11, chúng tôi nhận thấy khi xử lý phối hợp giữa IBA và GA3, cho hiệu quả kích thích lên khả năng hình thành rễ củ nưa.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA AUXIN, GIBBERELLIN LÊN KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY NƯA (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w