Ảnh hưởng của IBA đến số lượng rễ trung bình/củ:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA AUXIN, GIBBERELLIN LÊN KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY NƯA (Trang 43 - 46)

Ngay ở lần đo thứ nhất, nồng độ IBA 50 ppm có khoảng 2,6 rễ/củ cao hơn đối chứng 30%. Nồng độ 100 ppm có khoảng 4 rễ/củ, tăng cao hơn 100% so với đối chứng. Nồng độ 300 ppm có số lượng rễ trung bình tương đương với công thức đối chứng là 2 rễ/củ. Các nồng độ 500, 700 ppm có số lượng rễ tương ứng là 1,8 và 1,4, giảm so với đối chứng lần lượt 10 và 20%. Nồng độ 900 ppm thì ức chế hoàn toàn, không có bất kỳ một củ nào cho ra rễ trong cả ba lần đo.

Sau 14 ngày và 21 ngày xử lý, tác dụng của IBA cũng tăng theo xu hướng khi tăng nồng độ xử lý từ 50 lên đến 100 ppm. Khi nồng độ xử lý tăng cao, từ 500 – 900 ppm thì gây ra tác dụng ức chế rõ rệt. Riêng ở nồng độ 300 ppm, sau 14 ngày thì cho số lượng rễ tương đương đối chứng nhưng sau 21 ngày thì có kết quả thấp hơn đối chứng. Tốc độ hình thành rễ ở nồng độ IBA 100 ppm sau 21 ngày khoảng 0,61 rễ/ngày đêm, cao hơn các công thức khác trong thí nghiệm. Kết quả này được thể hiện ở biểu đồ 4.17.

Biều đồ 4.17. Số rễ trung bình/củ theo thời gian sinh trưởng

Với chiều dài trung bình/rễ:

Cũng cho kết quả tương tự với chỉ tiêu đã xét ở trên. Tất cả các công thức xử lý đều có tác động, thể hiện hiệu quả kích thích ở nồng độ 50 ppm và 100 ppm. Lần

đo đầu tiên, tức là sau khi xử lý 7 ngày, chiều dài rễ ở công thức đối chứng là 0,83 cm, nồng độ IBA 50 ppm đạt 0,89 cm, tăng 7,51% so với đối chứng. Chiều dài rễ dài nhất là 1,86 cm ở nồng độ 100 ppm, tăng 124,10% so với đối chứng. Nồng độ 300 ppm, 500 ppm, 700 ppm chiều dài rễ chỉ đạt 0,82 cm, 0,8 cm, 0,57 cm, giảm so với đối chứng tương ứng là 1,2%, 3,61%, 31,15%.

Sau khi giâm củ được 7 ngày, tức là sau thời điểm đo đầu tiên thời tiết trở nên lạnh hơn, mưa lớn kéo dài liên tục trong nhiều ngày đã ảnh hưởng đến khả năng hình thành rễ ở tất cả các công thức. Vì thế, lần đo thứ 3, tác dụng kích thích đã giảm đi. Nồng độ 50 ppm và 100 ppm, chiều dài rễ đạt 4,79 cm và 7,45 cm, tăng tương ứng là 7,05%, 66,33% so với đối chứng (có chiều dài rễ đạt 4,48 cm). Sau 21 ngày, rễ có tốc độ phát triển nhanh nhất ở IBA 100 ppm, khoảng 0,35 cm/ngày đêm. Nồng độ 300, 500, 700 ppm chiều dài rễ đạt 4,38 cm, 3,41 cm và 3,12 cm, giảm so với đối chứng tương ứng là 2,13%, 23,71%, 30,35%. Sự hình thành rễ bị ức chế hoàn toàn ở nồng độ 900 ppm.

Kết quả trên cho thấy nồng độ IBA thích hợp nhất nhằm kích thích hình thành rễ ở củ nưa là 100 ppm. Kết quả này cũng cho thấy ảnh hưởng của quy luật nồng độ khi sử dụng chất kích thích sinh trưởng: nồng độ quá thấp thì không có tác dụng, nếu quá cao thì gây ức chế đến sự sinh trưởng, phát triển, quy luật này đã trở thành cơ sở khoa học trong việc xử lý chất điều hòa sinh trưởng ngoại sinh.

Tác dụng của IBA còn thể hiện ở sự kích thích hình thành rễ bên. Từ lần đo thứ hai trở đi, công thức IBA 50 ppm và 100 ppm rễ bên đã hình thành còn những nồng độ khác thì không đưa lại kết quả này.

Như vậy: xử lý IBA làm tăng số lượng rễ, chiều dài rễ so với đối chứng đồng thời kích thích hình thành rễ bên (hình ảnh ở phụ lục 1). Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu về vai trò của Aux nói chung đến khả năng hình thành rễ. Trong thí nghiệm này, IBA với nồng độ thích hợp làm tăng tính mềm dẻo và mức độ hoạt động của lớp thượng tầng, kích thích sự tạo rễ mới.

Mặt khác IBA cũng làm tăng cường hoạt động của mô phân sinh rễ làm tăng chiều dài rễ, đồng thời thúc đẩy hoạt động hô hấp, phân giải các chất cung cấp năng lượng và nguyên liệu để xây dựng nên các cấu trúc tế bào mới, cơ quan mới. Sự kích thích phân chia, biệt hóa tế bào trụ bì trong rễ, hình thành mầm mô phân sinh bên trong xylem dẫn đến hình thành rễ bên. Rõ ràng, IBA tăng cường hoạt động phân sinh, và sự sinh trưởng của tế bào giúp bộ rễ phát triển mạnh mẽ hơn.

Nồng độ IBA thích hợp nhất cho hình thành rễ là 100 ppm, vì vậy chúng tôi chọn nồng độ này để phối hợp với GA3 ở thí nghiệm sau.

4.3.2. Ảnh hưởng của GA3 đến khả năng hình thành chồi

Chúng tôi tiến hành xử lý củ với GA3 ở các nồng độ từ 0 – 500 ppm vào các thời điểm 15 ngày, 76 ngày và 103 ngày sau khi thu hoạch củ. Tuy nhiên, 2 lần đầu tiên (ngày thứ 15 và 76) chồi đều không hình thành mà vẫn giữ nguyên trạng thái “ngủ” ở tất cả các nồng độ xử lý. Hiệu quả kích thích chỉ được ghi nhận ở lần xử lý thứ 3 (tức là sau 103 ngày sau khi thu hoạch củ). Từ đó có thể thấy rằng sự ngủ nghỉ là bắt buộc trước khi nưa bắt đầu một chu kì sinh trưởng mới. Đặc điểm này trong chu kỳ sống của nưa phù hợp với nghiên cứu của Liu [36]. Dưới đây là kết quả xử lý củ với GA3:

- Vào ngày thứ 30, chưa có chồi nào xuất hiện ở tất cả các công thức xử lý. Chồi chỉ xuất hiện từ ngày thứ 35 trở đi, tuy nhiên mỗi củ chỉ hình thành một chồi duy nhất. Ảnh hưởng của GA3 đến khả năng hình thành chồi nưa được thể hiện như trong bảng 4.10.

Bảng 4.10. Tác động của GA3 đến sự hình thành chồi Ngày đo Chỉ tiêu Nồng độ GA3 Số lượng chồi/số củ đem giâm Tỷ lệ củ hình thành chồi (%) So sánh đối chứng (%) Chiều dài TB của chồi (cm) So sánh đối chứng (%) Ngày thứ 35 ĐC (0 ppm) 8/30 26,67 100,0 - - GA3 50 ppm 11/30 36,67 137,5 - - GA3 100 ppm 16/30 53,33 200,0 - - GA3 300 ppm 8/30 26,67 100,0 - - GA3 500 ppm 0/30 0,00 0,00 - - Ngày thứ 42 ĐC (0 ppm) 15/30 50,00 100,00 4,5 100 GA3 50 ppm 18/30 60,00 120,00 4,6 102,22 GA3 100 ppm 23/30 76,67 153,33 5,0 111,11 GA3 300 ppm 13/30 53,33 86,67 4,52 100,44 GA3 500 ppm 0/30 0,00 0,00 0,00 0,00 Ngày thứ 47 ĐC (0 ppm) 22/30 73,33 100,00 12,01 100,00 GA3 50 ppm 25/30 83,33 113,63 12,30 102,41 GA3 100 ppm 30/30 100,00 136,36 14,01 116,65 GA3 300 ppm 22/30 73,33 100,00 12,10 100,95 GA3 500 ppm 0/30 0,00 0,00 0,00 0,00

ĐC: đối chứng (không xử lý GA3). TB: trung bình

Qua kết quả được ghi trong bảng 4.10, chúng tôi nhận thấy GA3 ảnh hưởng đến các mặt:

- GA3 ảnh hưởng đến thời gian hình thành chồi sau khi giâm củ: như đã đề

cập ở trên, chồi chỉ hình thành từ ngày 35 trở đi. Đến ngày thứ 47 (sau khi những chồi đầu tiên xuất hiện 12 ngày), 100% củ được xử lý với GA3 nồng độ 100 ppm đã nảy chồi, những nồng độ xử lý khác cho tỷ lệ củ nảy chồi đều thấp hơn 100%. Như vậy, nồng độ GA3 100 ppm đã giúp rút ngắn thời gian hình thành chồi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA AUXIN, GIBBERELLIN LÊN KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY NƯA (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w