Một số chỉ tiêu sinh hóa có trong thân

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA AUXIN, GIBBERELLIN LÊN KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY NƯA (Trang 35 - 39)

Khi nghiên cứu một số chỉ tiêu (khối lượng tươi, khối lượng khô, hàm lượng vitamine C (VTM C), hàm lượng cellulose, hàm lượng của các nguyên tố N, P, K) ở nưa, chúng tôi thu được kết quả thể hiện như trong bảng 4.5 và bảng 4.6.

Bảng 4.5. Khối lượng tươi, khối lượng khô, hàm lượng vitamine C, và hàm lượng cellulose của chột Chỉ tiêu Loại chột Khối lượng tươi (kg) Khối lượng khô (g) Hàm lượng VTM C (% mg) Hàm lượng cellulose (% g) Chột 1 1,03±0,186 60,08±1,48 0,097±0,006 8,11±0,28 Chột 2 1,47±0,145 71,21±1,94 0,095±0,010 9,57±0,19 Chột 3 1,23±0,176 68,33 ±2,03 0,081±0,005 8,00±0,21

Khối lượng tươi: khối lượng tươi của chột là yếu tố liên quan trực tiếp đến

năng suất cuối cùng. Khi khối lượng chột lớn thì năng suất thu được cũng tăng lên theo. Qua kết quả được trình bày trong bảng 4.5 chúng tôi nhận thấy khối lượng tươi của chột giao động trong khoảng 1,03 – 1,47 kg, sự sai khác về khối lượng tươi giữa ba chột 1, 2 và 3 không có ý nghĩa.

Biểu đồ 4.10. Khối lượng tươi ở các chột

Khối lượng khô: khối lượng vật chất còn lại sau khi sấy khô cũng chính là

lượng vật chất mà cây tích lũy được trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển. Khối lượng đó liên quan đến quá trình đồng hóa và tích lũy vật chất của mỗi chột. Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy khối lượng khô của chột 2 cao nhất, đạt 71,21 g và thấp nhất ở chột 1 đạt 60,08 g. Khối lượng khô chột 3 là 68,33 g. Biểu đồ 4.11 thể hiện kết quả nói trên.

Biểu đồ 4.11. Khối lượng khô các chột

Như vậy chột 2 diễn ra quá trình tổng hợp, tích lũy các chất diễn ra mạnh mẽ hơn cả, kế đến là chột 3, chột 1 diễn ra thấp nhất. Có thể nguyên nhân là do sự phát triển của bộ lá giảm theo thứ tự chột 2 > chột 3 > chột 1, đồng thời thời gian sinh trưởng của chột cũng diễn ra theo thứ tự như trên, điều này tác động đến quá trình tổng hợp và tích lũy vật chất khác nhau ở các chột.

trong cơ thể thực vật. VTM C có nhiều vai trò quan trọng trong đời sống thực vật đã được công nhận rộng rãi. Đặc biệt người ta để ý nhiều đến vai trò chống oxy hóa, giúp thực vật đối phó với tình trạng stress của nhân tố môi trường. Hàm lượng VTM C khác nhau ở các đối tượng khác nhau và cũng khác biệt lớn giữa các giai đoạn sinh trưởng, các cơ quan của cơ thể thực vật [30], [39], [42].

Từ kết quả thí nghiệm xác định hàm lượng VTM C ở thân nưa qua bảng 4.5, hàm lượng VTM C giao động từ 0,081 – 0,097. Sự sai khác hàm lượng này giữa 3 chột không có ý nghĩa. Với hàm lượng thể hiện trong kết quả thí nghiệm, thấy nưa không phải là đối tượng dùng để cung cấp VTM C.

Biểu đồ 4.12. Hàm lượng vitamine C ở các chột

Hàm lượng cellulose: cellulose vừa có vai trò cấu tạo, vừa có vai trò bảo vệ

đối với tế bào cơ thể thực vật, giúp cơ thể thực vật tránh khỏi sự xâm nhập của yếu tố gây hại như các tác nhân vật lý hay tác nhân hóa học. Đồng thời, cellulose còn tạo ra hình dáng vững chắc của tế bào. Người ta ước tính thành phần này chiếm khoảng 33% tổng lượng chất khô của cơ thể thực vật. Tuy nhiên hàm lượng cellulose không giống nhau ở các đối tượng khác nhau.

Từ kết quả được trình bày trong bảng 4.5 và biểu đồ 4.13 cho thấy: hàm lượng cellulose cao nhất ở chột 2 đạt 9,57% g. Chột 1 và chột 3, hàm lượng này không có sự sai khác, có giá trị đạt 8,0 – 8,11% g.

Biểu đồ 4.13. Hàm lượng cellulose của các chột

Hàm lượng N, P, K có trong thân: N, P, K là những nguyên tố đa lượng

được cây hấp thụ nhiều và tham gia vào nhiều chức năng của tế bào. Hàm lượng của chúng tùy theo từng đối tượng thực vật. Qua phân tích, hàm lượng của N, P, K trong chột nưa được thể hiện như trong bảng 4.6.

Bảng 4.6. Hàm lượng N, P, K tổng số trong thân

STT Mẫu Hàm lượng (mg/100g)(*)

TKN P2O5 K2O

1 Chột 1 85,4 422 580

2 Chột 2 75,1 598 602

3 Chột 3 190,1 390 598

(*) Hàm lượng các chất tính theo khối lượng mẫu khô tuyệt đối. Kết quả từ Trung tâm Phân tích trường Đại học Khoa học Huế.

Hàm lượng N: kết quả phân tích thể hiện ở bảng 4.6 cho thấy hàm lượng N

trong chột 2 thấp nhất, có 75,1 mg/100 g. Hàm lượng N cao nhất ở chột 3, chứa 190,1 mg/100 g. Từ kết quả này có thể tính được hàm lượng protein trong 100 g mẫu khô của các chột 1, 2, 3, lần lượt là 0,53 g, 0,47g và 1,19 g. Hàm lượng này thấp hơn so với một số rau, quả phổ biến như ngô rau, su lơ, cà, dưa chuột, cà chua, bắp cải, hành tây (hàm lượng protein trong các loại rau này trong 100 g phần ăn được có giá trị từ 0,6 – 2,4 g) [2], [8].

Hàm lượng P: P dễ tiêu có hàm lượng cao nhất trong chột 2, đạt 598 mg/100

g khối lượng khô tuyệt đối. Hàm lượng này thấp hơn ở chột 1 và chột 3, có giá trị tương ứng là 422 và 390 mg/100 g. So sánh kết quả này với một số loại rau, quả như ngô rau, cà, dưa chuột, su hào, hành tây, cà chua, rau cải, su lơ, rau ngót, thì

hàm lượng P trong thân nưa cao hơn các đối tượng kể trên (có 12 – 86 mg/100 g) [2], [8].

Hàm lượng K: hàm lượng K trong thân nưa giao động trong khoảng từ 580 – (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

602 mg/100 g, cao nhât ở chột 2. Hàm lượng nguyên tố này trong nưa tương đương với một số loại rau, quả như lá lốt, cao hơn trong một số loại rau quả như rau lang, rau dền, rau ngót, bí đỏ [62].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA AUXIN, GIBBERELLIN LÊN KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY NƯA (Trang 35 - 39)