Một số chỉ tiêu sinh trưởng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA AUXIN, GIBBERELLIN LÊN KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY NƯA (Trang 27 - 35)

Sự sinh trưởng của cây được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát các chỉ tiêu chiều cao thân cây, đường kính thân, chiều dài lá, là những yếu tố tham gia cấu thành năng suất của cây.

Như đã đề cập, nưa hình thành 3 chột ở các thời điểm khác nhau, kết quả sinh trưởng của các chột khác nhau thì khác nhau. Điều này được thể hiện ở các kết quả dưới đây:

4.1.2.1. Chột 1

Chiều cao cây cuối cùng là chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất về tình trạng sinh trưởng và phát triển của cây. Khi các điều kiện độ ẩm, ánh sáng… phù hợp, cây sinh trưởng mạnh, chiều cao cây tăng lên, các chỉ tiêu khác cũng tăng lên theo. Chiều cao cây nưa còn có ý nghĩa quan trọng vì nó liên quan đến năng suất chất xanh, là yếu tố chủ yếu cấu thành năng suất và kinh tế của nưa. Đây là đặc điểm của giống, tuy nhiên nó cũng phụ thuộc nhiều vào điều kiện bên ngoài. Các chỉ tiêu sinh trưởng của chột 1 được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của chột 1 qua thời gian sinh trưởng

Chỉ tiêu Thời

gian sinh trưởng

Chiều cao thân trung bình (cm) Đường kính thân trung bình (cm) Chiều dài lá trung bình (cm) Ngày thứ 14 5,00a - - Ngày thứ 28 19,68b 1,66a 25,35a Ngày thứ 42 31,21c 2,19b 31,10b Ngày thứ 56 37,22d 2,29b 36,42c Ngày thứ 70 39,97e 2,48c 40,82d “-”: không xác định.

Chữ cái trong cùng một cột biểu thị mức độ sai khác, với p<0,05.

Từ kết quả được thể hiện ở bảng 4.2 nhận thấy tất cả các chỉ tiêu được xét tăng lên liên tục, có sự khác nhau về ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tuy nhiên tốc độ tăng không đều qua các thời gian, có mức chênh lệch lớn giữa 3 lần đo đầu tiên chứng tỏ tốc độ sinh trưởng mạnh ở những thời điểm này, sau đó giảm dần. Cụ thể:

Chiều cao thân: trong khoảng 14 ngày đầu tiên sau khi hình thành chột,

19,68 cm, đến ngày thứ 42 chiều cao đã tăng lên 31,21 cm, tức là sau 14 ngày chiều cao chột tăng lên 14,68 cm, tương đương với tốc độ khoảng 1,04 cm/ngày đêm. Ở ngày thứ 56, chiều cao đo được là 37,32 cm, nhưng đến ngày thứ 70 chiều cao chỉ đạt 39,97 cm, mức chênh lệch giữa 2 lần đo cuối cùng chỉ đạt 2,65 cm. Như vậy chiều cao chột tăng lên nhanh đến ngày thứ 42, sau đó sự sinh trưởng chậm lại. Kết quả này được thấy rõ ở biểu đồ 4.1.

Biểu đồ 4.1. Chiều cao thân trung bình chột 1

Đường kính thân: vì đường kính đo cách gốc 15 cm, nhưng ở 14 ngày đầu

tiên chiều cao chột chưa đạt đến 15 cm, nên đường kính không được xác định. Đường kính tăng rất nhanh sau ngày thứ 14, đến ngày thứ 28 đã đạt đến 1,66 cm. Ở giữa 2 lần đo vào ngày thứ 42 (lần 3) và ngày thứ 56 (lần 4), đường kính có tăng nhưng không có sự sai khác với mức ý nghĩa thống kê p<0,05. Lần đo thứ 5 (ở ngày thứ 70), đường kính thân đo được là 2,48 cm chỉ cao hơn lần đo thứ 4 là 0,19 cm. Kết quả này cho thấy đường kính tăng chậm từ lần thứ 3 trở đi. Biểu đồ 4.2 cho thấy rõ xu hướng sinh trưởng trên.

Biểu đồ 4.2. Đường kính trung bình chột 1

Chiều dài lá: như đã đề cập, khi chồi mới hình thành được bao bọc trong cấu

trúc gọi là bao lá, lá thật chỉ được hình thành khi những bao lá này rách ra và teo đi. Ở ngày thứ 14, lá thật chưa xuất hiện. Đến ngày thứ 28 thì chiều dài lá đã đạt đến 25,35 cm. Khoảng thời gian 14 ngày giữa 2 lần đo nói trên, chiều dài lá có mức tăng nhanh nhất, chứng tỏ bộ lá phát triển mạnh nhất trong giai đoạn này. Ngày thứ 42, chiều dài lá đo được là 31,1 cm, nhưng đến ngày thứ 70 (sau 28 ngày sinh trưởng), chiều dài chỉ đạt 40,82 cm. Như vậy, chiều dài lá tăng lên liên tục ở các thời điểm đo, nhưng tăng mạnh mẽ nhất từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 42, sau đó thì chậm lại.

Biểu đồ 4.3. Chiều dài lá trung bình chột 1

Qua phân tích sự sinh trưởng của chột 1 đã cho chúng ta thấy chiều cao thân, đường kính thân, độ dài lá tăng lên theo thời gian sinh trưởng, nhưng mức độ tăng mạnh cho đến ngày thứ 42 sau đó chậm lại. Kết quả này thể hiện tốc độ phát triển của cây diễn ra nhanh và mạnh mẽ từ khi chột hình thành đến ngày thứ 42, sau đó

sự sinh trưởng của chột giảm dần.

4.1.2.2. Chột 2

Sau khi giâm củ khoảng 55 ngày, chột 2 bắt đầu hình thành từ gốc của chột 1, trải qua quá trình sinh trưởng tương tự chột 1. Kết quả theo dõi quá trình sinh trưởng của chột 2 được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của chột 2 qua thời gian sinh trưởng

Chỉ tiêu Thời

gian sinh trưởng

Chiều cao thân trung bình (cm) Đường kính thân trung bình (cm) Chiều dài lá trung bình (cm) Ngày thứ 10 8,84a - - Ngày thứ 24 23,99b 1,114a 7,36a Ngày thứ 38 54,06c 3,058b 50,62b Ngày thứ 52 66,10d 3,518c 59,66c Ngày thứ 66 74,92e 3,742d 65,12d Ngày thứ 80 76,82f 3,860de 70,00e Ngày thứ 94 79,24g 3,954e 72,76f “-”: không xác định.

Chữ cái trong cùng một cột biểu thị mức độ sai khác, với p<0,05.

Từ kết quả được trình bày trong bảng 4.3 cho chúng ta nhận xét tốc độ sinh trưởng của chột 2 thông qua sự tăng lên của chiều cao thân, đường kính và chiều dài lá như sau:

Chiều cao thân: chiều cao thân cũng tăng lên liên tục qua các thời điểm đo,

có sự sai khác với mức ý nghĩa thống kê p<0,05. Chiều cao đo được là 8,84 cm vào ngày thứ 10 sau khi chột hình thành, kích thước này đã tăng lên đến 23,99 cm vào ngày thứ 24, có nghĩa là chênh lệch giữa 2 lần đầu là 15,15 cm, tương đương với tốc độ tăng khoảng 1,1 cm/ngày đêm. Chiều cao đo được ở ngày thứ 38 là 54,06 cm, cao hơn ở ngày thứ 24 là 31,07 cm. Trong khi đó, chiều cao ở ngày thứ 80 và 94 đo được lần lượt là 76,82 cm và 79,24 cm, mức tăng lên không đáng kể, chỉ 2,42 cm. Như vậy, chiều cao thân chột 2 tăng lên nhanh chóng cho đến ngày thứ 52, sau đó mức độ tăng chậm dần. Lấy chiều cao cuối cùng làm mốc so sánh, chột 2 đạt đến 79,24 cm, cao trong khi chột 1 chỉ có 39,97 cm, thấp hơn chột 2 là 39,27 cm.

Biểu đồ 4.4. Chiều cao trung bình chột 2

Đường kính thân: ở ngày thứ 10, chiều cao của chột còn thấp, chưa thể đo

được đường kính thân. Ở ngày thứ 24, đường kính đạt 1,114 cm, ngày thứ 38 đường kính đo được là 3,058, thể hiện chênh lệch ở 2 thời điểm này là 1,944 cm. Đường kính thân bắt đầu tăng chậm từ sau ngày thứ 52. Từ ngày 66 trở đi, đường kính có tăng lên nhưng không khác nhau với ý nghĩa thống kê p<0,05. Đường kính thân của chột 2 đạt 3,954 cm ở ngày thứ 94.

Biểu đồ 4.5. Đường kính trung bình chột 2

Chiều dài lá: lá là cơ quan sinh dưỡng quan trọng. Thông qua hoạt động

quang hợp, hình thành nên chất hữu cơ, là nguồn cung cấp nguyên liệu cho mọi hoạt động sống của cây. Do đó, sự phát triển bộ lá ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tích lũy vật chất của cây.

Từ kết quả được trình bày trong bảng 4.3, chúng tôi nhận thấy lá thật của chột 2 chỉ bắt đầu phát triển từ sau ngày thứ 10, chiều dài lá tăng lên liên tục, sai khác

nhau ở các thời điểm đo. Vào ngày thứ 10, lá chưa xuất hiện nhưng vào ngày thứ 24 thì chiều dài lá đo được là 7,36 cm. Kích thước này tăng lên rất nhanh đạt đến 50,62 cm vào ngày thứ 38 chỉ sau 14 ngày sinh trưởng. Từ ngày thứ 52 trở về sau, chiều dài lá có tăng nhưng chậm hơn. Lần đo ngày 94, chiều dài lá đo được là 72,76 cm, chỉ tăng 2,76 cm so với ngày 80 (có chiều dài là 70 cm). Lấy ngày đo ở ngày 94 làm mốc so sánh, chiều dài lá chột 1 ở mức 40,82 cm, thấp hơn chột 2 là 31,94 cm.

Biểu đồ 4.6. Chiều dài lá trung bình chột 2

Qua bảng 4.3, chúng tôi nhận thấy từ khi hình thành chột, chiều cao, đường kính thân và chiều dài lá tăng lên liên tục cho đến ngày thứ 94. Tuy nhiên sự sinh trưởng diễn ra không đều qua các thời gian. Nhìn chung tốc độ sinh trưởng mạnh cho đến ngày thứ 52 và giảm dần ở các thời gian sau đó. Kết quả trên có thể là do lúc này chồi mới được hình thành, mô phân sinh đỉnh hoạt động mạnh, các hoạt động trao đổi chất trong cây cũng diễn ra mạnh mẽ, nên dẫn đến sự tăng nhanh các kích thước. Từ ngày thứ 52 trở về sau, sự sinh trưởng chậm dần do cây đã đạt đến độ thành thục, sinh trưởng chậm lại, chủ yếu tập trung vào quá trình tích lũy. Ở các chỉ tiêu chiều cao, đường kính thân, chiều dài lá của chột 2 đều có kết quả cao hơn so với chột 1.

4.1.2.3. Chột 3

Sau khi giâm củ khoảng 83 ngày thì chột 3 xuất hiện và chột 3 hình thành từ gốc của chột 2. Đặc điểm sinh trưởng của chột 3 qua thời gian được thể hiện như trong bảng 4.4.

Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của chột 3 qua thời gian sinh trưởng

Chỉ tiêu Thời

gian sinh trưởng

Chiều cao thân trung bình (cm) Đường kính trung bình (cm) Chiều dài lá trung bình (cm) Ngày thứ 6 3,78a - - Ngày thứ 20 25,97b 1,23a 25,14a Ngày thứ 34 56,74c 2,86b 50,24b Ngày thứ 48 84,28d 2,87b 57,91c Ngày thứ 62 92,32e 2,98bc 63,42d Ngày thứ 76 96,94f 3,13c 71,12e “-”: không xác định.

Chữ cái trong cùng một cột biểu thị mức độ sai khác, với ý p<0,05.

Chiều cao thân: chiều cao thân tăng lên liên tục từ khi hình thành đến thời

điểm đo cuối cùng vào ngày 76. Ngày thứ 6, chiều cao chỉ đạt 3,78 cm. Ngày thứ 20 chiều cao đã đo được là 25,97 cm. Kết quả này cho thấy chỉ trong 14 ngày chiều cao cây đã tăng lên 22,19 cm. Ngày 34, chiều cao đạt 56,74 cm, cao hơn chiều cao đo được ở ngày thứ 20 là 30,77 cm. Khoảng thời gian từ ngày thứ 20 đến ngày thứ 34 chiều cao cây tăng lên mạnh nhất, sau đó thì mức độ chênh lệch ở các thời điểm đo giảm dần thể hiện quá trình sinh trưởng của chột chậm lại. Chiều cao cuối cùng của chột 3 là 96,94 cm.

Biểu đồ 4.7. Chiều cao thân trung bình chột 3

Đường kính thân: cũng tương tự như chột 1 và 2, ở ngày thứ 6 chiều cao của

cây chưa đạt đến mức 15 cm nên đường kính không xác định ở thời gian này. Vào ngày thứ 20 thì đường kính thân đã đạt đến 1,23 cm, ở ngày thứ 34 đường kính đạt

2,86 cm, tăng 1,63 cm so với ngày 20. Đường kính dường như tăng rất chậm, không có sự sai khác từ sau ngày 34 trở đi. Đường kính đo được ở ngày thứ 76 là 3,13 cm.

Biểu đồ 4.8. Đường kính trung bình chột 3

Chiều dài lá: lá thật chỉ phát triển sau ngày thứ 6, đo được ở ngày 20 là 25,14

cm, ngày 34 đạt 50,24 cm, tăng 25,1 cm so với ngày 20. Đây cũng là khoảng thời gian bộ lá sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ nhất, sau ngày 34 trở đi thì mức độ chênh lệch giảm đi đồng nghĩa với quá trình sinh trưởng của bộ lá đã chậm lại. Chiều dài lá ở lần đo cuối cùng vào ngày thứ 76 đạt 71,12 cm.

Biểu đồ 4.9. Chiều dài lá trung bình chột 3

Như vậy, đối với các chỉ tiêu của chột 3 thì chỉ có chiều cao thân tăng nhanh cho đến ngày thứ 48, còn đường kính thân và chiều dài lá chỉ tăng mạnh từ khi hình thành cho đến ngày thứ 34 sau đó mức độ tăng chậm. Chiều cao thân chột 3 cao hơn chiều cao thân của chột 2 và chột 1. Đường kính và chiều dài lá của chột 3 đều cao hơn đường kính, chiều dài lá của chột 1 nhưng các chỉ tiêu này đều thấp hơn so với

chột 2.

Từ tất cả các kết quả ở trên, có thể rút ra nhận xét rằng: tất cả các chỉ tiêu theo dõi đều tăng theo thời gian sinh trưởng. Mức độ tăng lên nhanh chóng, mạnh mẽ nhất là ở 3 – 4 lần đo đầu tiên sau đó các chỉ tiêu này đều tăng chậm ở những lần đo kế tiếp. Như vậy, các hoạt động trao đổi chất cũng như tổng hợp vật chất, tổng hợp các cơ quan, bộ phận của cơ thể diễn ra mạnh ở những giai đoạn đầu, giảm dần về sau. Điều này là do theo thời gian, cây đã đạt đến độ trưởng thành nên sinh trưởng chậm lại, vào cuối kỳ sinh trưởng vật chất được tập trung tích lũy vào trong củ là chủ yếu.

Chiều cao trung bình của chột theo thứ tự: chột 3 > chột 2 > chột 1, có thể là do những chột hình thành sau có xu hướng vươn dài để cạnh tranh ánh sáng với chột hình thành trước.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA AUXIN, GIBBERELLIN LÊN KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY NƯA (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w