Khái niệm quyết định trọng tài

Một phần của tài liệu Hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài luận văn ths luật 60 38 50 pdf (Trang 32 - 37)

Khi các bên đã bỏ công sức và tiền bạc để đ-a tranh chấp ra Trọng tài giải quyết thì họ luôn mong muốn rằng nếu không đạt đ-ợc hòa giải, tố tụng sẽ kết thúc bằng một quyết định trọng tài. Các bên cũng mong muốn rằng, tùy thuộc vào việc có quyền kháng cáo hay không, quyết định trọng tài sẽ là chung thẩm và ràng buộc các bên. Mong muốn này đ-ợc thể hiện trong các quy tắc tố tụng trọng tài quốc tế và quy chế. Quy tắc tố tụng trọng tài UNCITRAL quy định: “Quyết định tróng t¯i ph°i được lập b´ng văn b°n, v¯ l¯

chung thẩm và ràng buộc các bên. Các bên cam kết thi hành quyết định trọng t¯i không chậm trễ”.

Quy tắc ICC thận trọng hơn khi thừa nhận khả năng có thể xảy ra hình thức kh-ớc từ nào đó đối với quyết định trọng tài tại địa điểm tiến hành Trọng

tài theo luật điều chỉnh tố tụng trọng tài: “Mói quyết định tróng t¯i sẽ r¯ng

buộc các bên. Khi đ-a tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài theo Quy tắc này, các bên cam kết thi hành mọi quyết định trọng tài không chậm trễ và phải đ-ợc xem nh- đã từ bỏ quyền kháng cáo của mình d-ới bất kỳ hình thức nào trong ph³m vi m¯ việc tụ bà đõ cõ gi² trị ph²p lý”.

Trong cả hai bộ quy tắc tố tụng nói trên, ng-ời ta chỉ nói đến một quyết định trọng tài duy nhất. Tuy nhiên, trong việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, có thể xuất hiện các sự kiện không l-ờng tr-ớc, ví dụ: Hội đồng trọng tài có thể đ-ợc yêu cầu ban hành các mệnh lệnh hoặc chỉ thị về thủ tục (đôi khi bị gói nhầm l¯ “quyết định tróng t¯i về c²c vấn đề tỗ túng”). Hoặc Hội đồng trọng tài có thể đ-ợc yêu cầu ra các quyết định trọng tài tạm thời để quyết định một số vấn đề giữa các bên, nh-ng vẫn để lại ch-a giải quyết các vấn đề khác. Một Hội đồng trọng tài có thể phân biệt giữa quyết định trọng tài cuối cùng và các loại quyết định trọng tài khác ở chỗ quyết định trọng tài cuối cùng sẽ giải quyết tất cả các vấn đề (hoặc tất cả các vấn đề còn lại) mà đã đ-ợc đ-a ra Trọng tài. Quyết định trọng tài cuối cùng th-ờng sẽ là kết quả của quá trình tố tụng trọng tài đã đ-ợc tiến hành từ đầu đến cuối. Tuy nhiên, quyết định trọng tài có thể là là biên bản hòa giải thành đ-ợc thỏa thuận giữa các bên (tr-ờng hợp này, quyết định trọng tài th-ờng đ-ợc xem là quyết định trọng tài trên cơ sở thỏa thuận hoặc quyết định trọng tài về các điều khoản thỏa thuận); hoặc có thể là kết quả của quá trình tố tụng trọng tài mà bị đơn không tham dự hoặc từ chối tham dự (tr-ờng hợp này, quyết định trọng tài đôi khi đ-ợc xem là quyết định trọng tài do một bên vắng mặt). Nh- vậy, quyết định trọng tài cuối cùng đ-ợc hiểu theo nghĩa chúng giải quyết chung thẩm

các vấn đề mà quyết định trọng tài cần giải quyết và ràng buộc các bên, nh-ng một quyết định trọng tài cuối cùng theo nghĩa đ-ợc sử dụng trong các quy tắc tố tụng trọng tài quốc tế và quy chế là quyết định trọng tài đó chấm dứt thẩm quyền của Hội đồng trọng tài, bởi tất cả các quyết định trọng tài đều giải quyết các vấn đề mà chúng cần giải quyết, điều quan trọng là Hội đồng trọng tài phải nỗ lực hết sức để bảo đảm rằng quyết định trọng tài không chỉ chính xác mà còn có thể thi hành ở các quốc gia khác.

Trên thế giới không cõ mốt định nghĩa chung n¯o về thuật ngữ “quyết định tróng t¯i”. Cho dù Công ước New York điều chỉnh việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài thì Công -ớc này cũng chỉ đ-a ra định nghĩa nh- sau: “Thuật ngữ quyết định tróng t¯i không chỉ bao gọm c²c quyết định được lập bởi các Trọng tài viên đ-ợc chỉ định cho từng vụ kiện mà còn bao gồm các quyết định đ-ợc lập bởi các tổ chức trọng tài th-ờng trực đối với vấn đề mà c²c bên đưa ra để xem xét”. Thực tế, quyết định trọng tài nên sử dụng cho các quyết định giải quyết chung thẩm các vấn đề nội dung mà quyết định trọng tài cần giải quyết. Điều này liên quan đến việc phân biệt quyết định trọng tài liên quan đến các vấn đề nội dung và các mệnh lệnh, chỉ thị về thủ tục liên quan đến cách thức tiến hành tố tụng trọng tài. Các mệnh lệnh và chỉ thị về thủ tục giúp thúc đẩy tố tụng trọng tài, chúng giải quyết các vấn đề nh- trao đổi các chứng cứ bằng văn bản, nộp các tài liệu và sắp xếp tổ chức phiên họp giải quyết vụ tranh chấp, chúng không có giá trị pháp lý nh- quyết định trọng tài.

ở Việt Nam, tại . Tuy nhiên, tại Luật Trọng tài đã có sự phân biệt rõ

ràng giữa quyết định trọng tài và phán quyết trọng tài. Theo đó, quyết định trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp; còn phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài. Nh- vậy, thuật ngữ phán quyết trọng tài theo Luật Trọng tài đ-ợc hiểu nh- quyết định trọng

tài cuối cùng theo cách hiểu trên thế giới, đó là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết chung thẩm các vấn đề nội dung mà nó cần giải quyết.

Về cơ sở ra quyết định trọng tài: Quyết định của Hội đồng trọng tài phải đ-ợc lập dựa trên một cơ sở nào đó, thông th-ờng là dựa trên một cơ sở pháp lý. Vì vậy một điều quan trọng là các luật trọng tài cần quy định Hội đồng trọng tài sẽ áp dụng luật nào để giải quyết tranh chấp, nhất là bởi vì một tranh chấp trong th-ơng mại quốc tế có thể liên quan đến rất nhiều hệ thống luật pháp. Trên nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, luật trọng tài các n-ớc th-ờng quy định Hội đồng trọng tài sẽ áp dụng hệ thống luật pháp

các bên đã thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp (Điều 28 Luật Mẫu,

Điều 46 Luật Trọng tài Anh năm 1996; Điều 1050 Luật Trọng tài Đức; Điều 187 Luật Trọng tài Thụy Sĩ...). Chỉ khi các bên không có thỏa thuận về lựa chọn luật, Hội đồng trọng tài sẽ đ-ợc quyền áp dụng một hệ thống luật pháp do Hội đồng trọng tài quyết định tùy ý hoặc dựa trên một số nguyên tắc xung đột pháp luật. Ngoài ra, luật pháp các n-ớc cũng th-ờng cho phép Hội đồng trọng tài quyết định dựa trên tập quán, thông lệ th-ơng mại.

Về nguyên tắc phán quyết theo đa số: Luật trọng tài các n-ớc th-ờng quy định phán quyết của Trọng tài, cũng nh- các quyết định khác của Hội đồng trọng tài, th-ờng đ-ợc lập theo nguyên tắc đa số (nguyên tắc này đ-ợc

thể hiện trong Luật Trọng tài của Việt Nam, Luật Mẫu, Luật Trọng tài Đức…).

Trong tr-ờng hợp không đạt đ-ợc đa số, thì ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài sẽ là quyết định cuối cùng về việc giải quyết tranh chấp (Luật Trọng

tài của Việt Nam, Luật Trọng tài Thuỵ Sĩ…).

Một Hội đồng trọng tài không phải là một Tòa án th-ờng trực, Hội đồng trọng tài có thể bao gồm các trọng tài có chuyên môn khác nhau, mà cho dù tất cả các thành viên của Hội đồng trọng tài là luật s-, họ sẽ th-ờng có quốc tịch khác nhau, nói ngôn ngữ khác nhau và có nền tảng kiến thức pháp luật khác nhau… Khi vụ kiện diễn ra, mỗi Trọng tài viên sẽ bắt đầu hình thành

quan điểm của riêng mình về việc các vấn đề khác nhau đã phát sinh sẽ đ-ợc quyết định nh- thế nào. Tuy nhiên, Hội đồng trọng tài gồm các Trọng tài viên, giữa họ phải có sự trao đổi ý kiến và đối thoại nếu họ cố gắng đi đến một quyết định thống nhất, không ai có thể tự hành động một mình. Việc trao đổi ý kiến này có thể xem nh- một cuộc bàn luận. Những gì th-ờng diễn ra trong thực tế là các Trọng tài viên trao đổi ý kiến một cách không chính thức và sau đó quyết định lập quyết định trọng tài nh- thế nào. Chủ tịch Hội đồng trọng tài th-ờng chuẩn bị danh sách các vấn đề đ-ợc cho là quan trọng và yêu cầu các Trọng tài viên sửa đổi, bổ sung và trình bày sơ l-ợc ý kiến về các vấn đề nêu ra. Không có quy tắc cố định cho việc nên đi đến quyết định trọng tài nh- thế nào, mỗi quá trình tố tụng trọng tài khác nhau và mỗi Hội đồng trọng tài cũng khác nhau. Lý t-ởng nhất là các quyết định trọng tài đ-ợc lập theo nguyên tắc đồng thuận, nh-ng phải có ý kiến bảo l-u. Vấn đề này, các quy tắc tố tụng trọng tài quốc tế và quy chế quy định rất khác nhau. Một số quy tắc quy định đa số biểu quyết, một số quy tắc khác trao cho Chủ tịch Hội đồng trọng tài vai trò quyết định. Đa số các vụ tranh chấp giải quyết bằng Trọng tài đ-ợc quyết định bởi Hội đồng trọng tài gồm ba Trọng tài viên, mục đích là phải đạt đ-ợc một quyết định trọng tài đồng thuận vì quyết định này đ-ợc coi là chính thức và cuối cùng. Tuy nhiên, nếu không đạt đ-ợc sự đồng thuận, điều tốt nhất tiếp theo là lập một quyết định trọng tài bởi đa số, hơn là quyết định trọng tài chỉ đ-ợc lập bởi Chủ tịch Hội đồng trọng tài.

Luật Trọng tài của Việt Nam quy định rằng, Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Nh- vậy, quy định này cũng phù hợp với đa số quan điểm trên thế giới. Đồng thời, Luật Trọng tài còn quy định thêm, tr-ờng hợp biểu quyết không đạt đ-ợc đa số thì phán quyết trọng tài đ-ợc lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Quy định này đã l-ờng tr-ớc đ-ợc tr-ờng hợp không đạt đ-ợc biểu quyết theo đa số để

đi đến quyết định trọng tài và cũng đã đề cao vai trò quyết định của Chủ tịch Hội đồng trọng tài để đi đến quyết định trọng tài giải quyết vụ tranh chấp.

Một phần của tài liệu Hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài luận văn ths luật 60 38 50 pdf (Trang 32 - 37)