0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Kịp thời ban hành các văn bản h-ớng dẫn thi hành Luật Trọng tài

Một phần của tài liệu HỖ TRỢ CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI LUẬN VĂN THS LUẬT 60 38 50 PDF (Trang 92 -100 )

Luật Trọng tài đã đ-ợc ban hành với rất nhiều điểm mới ch-a đ-ợc h-ớng dẫn cụ thể dẫn đến có những cách hiểu khác nhau và sự lúng túng khi áp dụng các quy định của Luật vào thực tiễn.

Thứ nhất, đó là sự lúng túng của các cơ quan khi phân định thẩm quyền

giải quyết tranh chấp của Tòa án và Trọng tài. Cụ thể, Điều 6 Luật Trọng tài có quy định, trong tr-ờng hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ tr-ờng hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện đ-ợc. Trong khi đó, tại Mục 1.2 Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTPTANDTC của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lại có h-ớng dẫn, tr-ờng hợp nguyên đơn cho biết bằng văn bản sẽ khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết hoặc khi đ-ợc Tòa án thông báo về việc nguyên đơn đã nộp đơn kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ tranh chấp mà trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đ-ợc văn bản của nguyên đơn hoặc thông báo của Tòa án, bị đơn không phản đối hoặc bị đơn có phản hồi nh-ng không xuất trình đ-ợc tài liệu, chứng cứ để chứng minh là tr-ớc đó các bên đã có thỏa thuận trọng tài thì tuy đã có thỏa thuận trọng tài nh-ng tranh chấp vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Do đó, việc phân định rõ thẩm quyền của Trọng tài sẽ giúp cơ quan này có cơ sở pháp lý để giải quyết các vụ việc. Về sự khác nhau trong quy định của Luật và h-ớng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, cần có sự trao đổi, thống nhất giữa các bên để đảm bảo tính khả thi của các quy định pháp luật khi đ-ợc áp dụng vào thực tiễn.

Thứ hai, đối với quy định về đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc: Theo

Điều 62 Luật Trọng tài thì Toà án nơi Hội đồng trọng tài vụ việc đã ra phán quyết sẽ thực hiện việc đăng ký phán quyết trọng tài tr-ớc khi yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành phán quyết đó. Ngoài ra, điều luật

còn quy định về trình tự, thủ tục đăng ký và nội dung đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc.

Đây là một chế định hoàn toàn mới của Luật Trọng tài, do đó cần đ-ợc Toà án nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan có nghị quyết, văn bản h-ớng dẫn cụ thể về vấn đề này để tổ chức thực hiện trên thực tế, nhằm nâng cao tính hiệu lực và khả thi của phán quyết trọng tài.

Thứ ba, vấn đề huỷ phán quyết trọng tài: Luật Trọng tài có điểm mới là:

Việc Toà án xem xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài chỉ tiến hành ở một cấp xét xử duy nhất là Toà án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung -ơng nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài.

Trong Luật Trọng tài không có quy định về việc giám đốc thẩm và tái thẩm đối với quyết định của Toà án nơi đã xem xét giải quyết yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Về vấn đề này hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau, cụ thể là: Có ý kiến cho rằng: Nếu Luật Trọng tài không quy định thì việc giám đốc thẩm, tái thẩm cần tuân thủ đúng các quy định của Luật Trọng tài. Cũng có ý kiến cho rằng: Mặc dù Luật Trọng tài không quy định về giám đốc thẩm, tái thẩm nh-ng cần hiểu quyết định của Toà án có thể đ-ợc xem xét theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm khi có căn cứ cho thấy quyết định của Toà án vi phạm nghiêm trọng pháp luật làm ảnh h-ởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên hoặc có các tình tiết mới làm căn cứ để huỷ bỏ quyết định đó.

Do vậy, quy định về huỷ phán quyết trọng tài cần có h-ớng dẫn cụ thể của Toà án nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan để việc thực hiện quy định này đ-ợc đúng đắn và thống nhất, đảm bảo tính hiệu lực cao của các phán quyết trọng tài.

KếT LUậN

Giải quyết tranh chấp th-ơng mại bằng Trọng tài là do các bên tranh chấp tự do thỏa thuận lựa chọn. Ưu điểm của ph-ơng thức giải quyết tranh chấp th-ơng mại bằng Trọng tài là phán quyết có giá trị chung thẩm; thủ tục linh hoạt, thân thiện; thời gian giải quyết nhanh chóng; nội dung tranh chấp đ-ợc giữ bí mật; phạm vi thi hành phán quyết rộng… Xu h-ớng giải quyết thông qua Trọng tài ngày càng phổ biến ở các n-ớc trên thế giới cũng nh- trong các tranh chấp th-ơng mại quốc tế.

Tại Việt Nam, theo đà tăng tr-ởng của nền kinh tế, các hoạt động th-ơng mại hàng hóa, th-ơng mại dịch vụ, đầu t-, sở hữu trí tuệ… đang ngày càng phát triển, song nó cũng phát sinh ngày càng nhiều các vụ tranh chấp đa dạng, phức tạp kéo theo nhu cầu giải quyết nhanh chóng, linh hoạt gia tăng. Trong khi đó, hoạt động của Trọng tài th-ơng mại Việt Nam còn rất mờ nhạt, các vụ việc chủ yếu vẫn do các cơ quan chức năng của Tòa án giải quyết. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do pháp luật về Trọng tài th-ơng mại còn nhiều bất cập và đội ngũ Trọng tài viên còn yếu. Hiện cả n-ớc có 7 Trung tâm trọng tài th-ơng mại, nh-ng số vụ việc giải quyết rất ít, thậm chí có trung tâm từ khi thành lập đến nay ch-a giải quyết một vụ tranh chấp nào. Pháp lệnh Trọng tài th-ơng mại của Việt Nam có hiệu lực từ năm 2003 mặc dù đã có những quy định tiến bộ, song vẫn ch-a đủ khả năng tạo ra những cơ sở pháp lý đáp ứng đòi hỏi của quá trình phát triển, ch-a đáp ứng đ-ợc chủ tr-ơng của Đảng và Nhà n-ớc trong việc khuyến khích các bên sử dụng Trọng tài để giải quyết các tranh chấp th-ơng mại và các tranh chấp khác... Đó là những lý do Luật Trọng tài th-ơng mại ra đời và đã đ-ợc Quốc hội thông qua.

B-ớc tiến lớn và quan trọng nhất mà Luật Trọng tài đã làm đ-ợc là phân định rõ ràng phạm vi thẩm quyền của Trọng tài đối với các tranh chấp th-ơng

mại đảm bảo sự t-ơng thích với các luật hiện hành nh-: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Th-ơng mại, Luật Đầu t- và các luật chuyên ngành liên quan khác; dỡ bỏ hạn chế của Pháp lệnh Trọng tài năm 2003 thông qua việc mở rộng phạm vi thẩm quyền của Trọng tài tới nhiều loại tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các bên.

Tiếp đến, Luật đã đ-a ra các quy định khắc phục hạn chế của Pháp lệnh Trọng tài năm 2003 trong việc ngăn chặn và giảm bớt tình trạng thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu hoặc không có cơ quan nào giải quyết tranh chấp; phát triển đội ngũ Trọng tài viên Việt Nam có đủ năng lực, uy tín, trình độ đáp ứng yêu cầu hội nhập; nâng cao vị thế Trọng tài Việt Nam; hạn chế nguy cơ phán quyết trọng tài bị Tòa án tuyên hủy; ngăn chặn các hành vi cơ hội trong tố tụng trọng tài; tạo điều kiện cho Trọng tài hoạt động hiệu quả…

Đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra Luật Trọng tài, ông Phạm Quý Tỵ - Phó Chủ nhiệm ủy ban tư ph²p cða Quỗc hối cho r´ng: “Đây l¯ mốt bố luật chuyên sâu có chất l-ợng cao đ-ợc Quốc hội thông qua với tỷ lệ đại biểu ủng hộ 85,8%. Quá trình soạn thảo đã có sự tham khảo luật mẫu quốc tế và lắng nghe ý kiến từ thực tiễn trong n-ớc, huy động đ-ợc trí tuệ của đông đảo các chuyên gia, cơ bản khắc phục đ-ợc những hạn chế, tồn tại của Pháp lệnh 2003”. Còn theo ông Trần Hữu Huỳnh - Phó Tổng th- ký Phòng Th-ơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổng Th- ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam: “Với việc thông qua Luật Trọng tài th-ơng mại, Quốc hội đã ghi nhận thêm một b-ớc tự do kinh doanh của công dân, tạo điều kiện cho các th-ơng nhân lựa chọn sử dụng các ph-ơng thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh theo h-ớng thuận lợi, phù hợp; Nhà n-ớc đã đặt niềm tin vào các định chế phi chính phủ trong việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, tạo cơ sở phát huy dân chủ cao trong x± hối theo ph²p luật”.

Mọi tranh chấp phát sinh đều phải giải quyết theo pháp luật. Song theo ông Từ Văn Nhũ - Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì việc giải quyết

các tranh chấp vẫn có thể theo con đ-ờng ngoài xét xử (không giải quyết bằng con đ-ờng Tòa án) phù hợp với yêu cầu phát triển. Trong tr-ờng hợp này, các cơ quan tài phán và Trọng tài cũng có vai trò quan trọng không kém Tòa án.

Việt Nam đang đẩy mạnh cải cách hệ thống tổ chức và hoạt động của các cơ quan t- pháp. Sự nghiệp này không thể thành công nếu bỏ quên vai trò, vị trí của các tổ chức bổ trợ t- pháp, trong đó có các tổ chức trọng tài. Việc ban hành Luật Trọng tài là một b-ớc tiến lớn trong quá trình hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam. Đây là cơ sở cho Tòa án và cơ quan tài phán Trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp th-ơng mại theo pháp luật. Sự phối hợp giữa cơ quan tài phán Trọng tài với Tòa án theo đó cũng sẽ có b-ớc phát triển mới giúp cho Trọng tài th-ơng mại Việt Nam nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất n-ớc.

DANH MụC TàI LIệU THAM KHảO

1. Alan Redfern, Nigel Blackaby, Martin Hunter, Constantine Partasides (2004), Pháp luật và thực tiễn trọng tài th-ơng mại quốc tế, NXB Sweet & Maxwell, Luân Đôn.

2. Ph³m Tuấn Anh (2010), “Vai trò cða tòa ²n trong tỗ tụng trọng tài thương m³i”, Báo Diễn đàn doanh nghiệp điện tử (http://dddn.com.vn). 3. Ban soạn thảo Luật Trọng tài th-ơng mại (2010), Báo cáo đánh giá tác

động dự kiến của Luật Trọng tài, Hà Nội.

4. Carroll, Dixon (2004), “Sự phát triển các ph-ơng thức giải quyết tranh chấp lựa chọn ở London”, Pháp luật và thực tiễn trọng tài th-ơng mại quốc tế.

5. Nguyễn Minh Chí (2010), “Gi°i quyết tranh chấp thương m³i: Tróng t¯i l¯ công cú hữu hiệu”, Báo Diễn đàn doanh nghiệp điện tử (http://dddn.com.vn).

6. Vũ ánh Dương (2010), “Dự ²n Luật Trọng tài th-ơng mại và sự tiếp cận các chuẩn mực quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử (http://www.nclp.org.vn).

7. Đỗ Văn Đại (2007), “Giải quyết tranh chấp bằng ph-ơng thức Trọng tài ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (6), tr. 5.

8. Gaillard (2004), “Sự can thiệp của tòa án trong quá trình tố tụng trọng tài quốc tế”, Pháp luật và thực tiễn trọng tài th-ơng mại quốc tế.

9. Ngô Văn Hiệp (2009), “Gi°i quyết tranh chấp b´ng tróng t¯i”, Tạp chí

Phong cách doanh nhân điện tử

10. Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (2003), Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTPTANDTC h-ớng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Trọng tài th-ơng mại, Hà Nội.

11. Hội Luật gia Việt Nam (2009), Tóm tắt luật trọng tài của một số n-ớc trên thế giới.

12. Liên Hợp Quốc (1958), Công -ớc New York về Công nhận và Thi hành

Quyết định Trọng tài N-ớc ngoài.

13. Mustill&Boyd (2004), “Trọng tài th-ơng mại”, Pháp luật và thực tiễn trọng tài th-ơng mại quốc tế.

14. Đặng Hoàng Oanh (2009), “Huỷ quyết định trọng tài: Chế định còn nhiều điều bất cập trong pháp luật trọng tài”, Cổng thông tin điện tử Bộ

t- pháp (http://moj.gov.vn).

15. Phòng Th-ơng mại quốc tế tại Pari (2002), Báo cáo về tính bí mật nh- một nghĩa vụ đối với các bên trong trọng tài.

16. Phòng Th-ơng mại và Công nghiệp Việt Nam (2010), Hội thảo: Luật Trọng tài th-ơng mại 2010, Hà Nội.

17. Phòng Th-ơng mại và Công nghiệp Việt Nam, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (2010), Toạ đàm: Vai trò của Toà án đối với Trọng tài, Hà Nội.

18. Phòng Th-ơng mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (2010), Hội thảo: Những nội dung cơ bản của Luật Trọng tài th-ơng mại 2010. Cơ chế giải quyết tranh chấp th-ơng mại bằng Trọng tài, Hà Nội.

19. Quốc hội n-ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11, Hà Nội.

20. Quốc hội n-ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Th-ơng mại số 36/2005/QH11, Hà Nội.

21. Quốc hội n-ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Trọng tài th-ơng mại số 54/2010/QH12, Hà Nội.

22. Richard, Tom Ginsberg (2004), “Các ý kiến bất đồng trong trọng tài quốc tế”, Pháp luật và thực tiễn trọng tài th-ơng mại quốc tế.

23. Scholosser (2004), “Thẩm quyền của trọng tài viên và toà án”, Pháp luật và thực tiễn trọng tài th-ơng mại quốc tế.

24. Schwartz (2004), “Thực tiễn và kinh nghiệm của Toà án ICC”, Pháp luật và thực tiễn trọng tài th-ơng mại quốc tế.

25. B³ch Thị Lệ Thoa (2009), “Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài và cơ chế hổ trợ cða To¯ ²n”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử (http://www.nclp.org.vn).

26. Toà án nhân dân tối cao (2008), Số liệu thống kê tình hình xét xử của Toà án 64 tỉnh, thành phố giai đoạn 1-1-2007 đến 31-12-2007.

27. Trung tâm Th-ơng mại Quốc tế (2001), Trọng tài và các ph-ơng thức giải quyết tranh chấp lựa chọn. Giải quyết các tranh chấp th-ơng mại quốc tế nh- thế nào, NXB Geneva.

28. Uỷ ban của Liên Hợp Quốc về Luật th-ơng mại quốc tế (1985), Luật Mẫu về Trọng tài th-ơng mại quốc tế.

29. Uỷ ban th-ờng vụ Quốc hội (2010), Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Trọng tài th-ơng mại, Hà Nội.

30. Uỷ ban th-ờng vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh số 08/2003/PL- UBTVQH11 về Trọng tài th-ơng mại, Hà Nội.

Các trang web: 31. http://dddn.com.vn. 32. http://moj.gov.vn. 33. http://phongcachdoanhnhanonline.com/vn. 34. http://www.hkiac.org. 35. http://www.nclp.org.vn. 36. http://www.viac.org.vn.

Một phần của tài liệu HỖ TRỢ CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI LUẬN VĂN THS LUẬT 60 38 50 PDF (Trang 92 -100 )

×