0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Những hạn chế của Trọng tài và vai trò của Tòa án trong tố tụng

Một phần của tài liệu HỖ TRỢ CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI LUẬN VĂN THS LUẬT 60 38 50 PDF (Trang 25 -32 )

là, tuy là giải quyết tranh chấp th-ơng mại bằng Trọng tài – một tổ chức phi chính phủ, nh-ng đ-ợc sự hỗ trợ, bảo đảm về mặt pháp lý của Toà án, thể hiện ở: Vấn đề thực thi thoả thuận trọng tài; vấn đề thành lập Hội đồng trọng tài; vấn đề kh-ớc từ thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, các biện pháp liên quan đến việc có mặt của nhân chứng; vấn đề kiểm soát pháp lý đối với quá trình tố tụng trọng tài và quyết định trọng tài.

1.1.3. Những hạn chế của Trọng tài và vai trò của Tòa án trong tố tụng trọng tài trọng tài

Nh- đã nói ở trên, tuy Trọng tài có những -u điểm nổi bật so với Tòa án, song nó cũng có những hạn chế nhất định trong giải quyết các tranh chấp th-ơng mại. Có thể thấy một số hạn chế cơ bản của Trọng tài sau đây:

Thứ nhất, thẩm quyền của Trọng tài viên bị hạn chế: Hiệu quả của một

Hội đồng trọng tài phải phụ thuộc vào hệ thống pháp luật quốc gia. Đôi khi các Trọng tài viên có thể thực hiện nhiều quyền hạn hơn so với các thẩm phán. Tuy nhiên, nói chung các quyền hạn đ-ợc trao cho các Trọng tài viên mặc dù th-ờng đủ cho mục đích giải quyết tranh chấp nh-ng vẫn không bằng quyền hạn đ-ợc trao cho Tòa án. Ví dụ, quyền yêu cầu sự có mặt của nhân chứng: Các Trọng tài viên không có quyền triệu tập bên thứ ba khi ch-a có sự đồng ý của họ và không có quyền yêu cầu một bên phải mời nhân chứng đến. Trong khi đó, Tòa án đại diện chủ quyền quốc gia, có quyền triệu tập bên thứ ba và nhân chứng ra tr-ớc Tòa. Đây gọi là quyền c-ỡng chế và là đặc quyền của một Nhà n-ớc mà Trọng tài viên không có, chúng không phải là những quyền mà bất kỳ Nhà n-ớc nào cũng sẵn sang trao cho một Hội đồng trọng tài t- mặc dù Hội đồng trọng tài có thể rất xuất sắc và thiện chí.

Ngoài ra, đối với việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời: Tr-ớc khi Hội đồng trọng tài đ-ợc thành lập, các bên phải nhận lệnh tạm thời thông

qua Tòa án. ở hầu hết hệ thống các hệ thống pháp luật, khi Hội đồng trọng tài đ-ợc thành lập, các bên có thể vẫn nhận lệnh của Tòa án để ngăn chặn hành vi sai phạm. Theo luật của nhiều n-ớc, Hội đồng trọng tài cũng đ-ợc quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, Trọng tài viên không thể ra lệnh cho bên thứ ba. Trong thực tiễn, nếu Hội đồng trọng tài thấy cần thiết phải thực hiện hành động c-ỡng chế để giải quyết đúng đắn vụ kiện, những hành động nh- vậy th-ờng đ-ợc thực hiện một cách gián tiếp thông qua các Tòa án địa ph-ơng hơn là một cách trực tiếp nh- một thẩm phán có thể thực hiện. Trong khi đó, khi cần hành động nhanh chóng và hiệu quả để ngăn chặn sự vi phạm (thông qua lệnh bắt giữ tang vật vi phạm), Tòa án có thể ra lệnh c-ỡng chế khẩn cấp, thậm chí tr-ớc khi bắt đầu tố tụng thực chất. Tòa án cũng có thể ra lệnh c-ỡng chế đối với các bên thứ ba.

Thứ hai, về chi phí giải quyết tranh chấp: Trọng tài không phải là ph-ơng thức giải quyết tranh chấp rẻ hơn Tòa án. Phí và chi phí của các Trọng tài viên (không giống nh- l-ơng của các thẩm phán) do các bên chi trả, trong các vụ trọng tài th-ơng mại quốc tế quan trọng thì những khoản tiền này có thể là đáng kể. Đồng thời, các bên có thể phải trả chi phí hành chính cho một tổ chức trọng tài, và những chi phí này cũng có thể lớn, đặc biệt khi chúng đ-ợc tính trên giá trị tranh chấp. Nếu các dịch vụ của một tổ chức trọng tài không đ-ợc sử dụng, việc chỉ định một th- ký hoặc ng-ời giữ hồ sơ để quản lý các thủ tục trọng tài có thể cần thiết. Cuối cùng là chi phí phải bỏ ra để thuê địa điểm để tổ chức các cuộc họp và phiên họp giải quyết tranh chấp mà không thể sử dụng các cơ sở công cộng của Tòa án. Trong khi đó, đối với Tòa án, các bên không phải trả thù lao cho thẩm phán, ngoài ra chi phí hành chính rất hợp lý.

Thứ ba, tố tụng trọng tài không có sự liên kết giữa các bên: Nói chung,

tố tụng trọng tài không thể liên kết các tranh chấp nhiều bên với nhau để đ-a ra cùng một Hội đồng trọng tài. Không giống nh- Tòa án, một Hội đồng trọng

tài không có quyền ra lệnh hợp nhất các đơn kiện. Có rất nhiều vụ kiện trong đó có ít nhất một bên bằng long về việc hợp nhất này bởi vì sự xen vào của bên thứ ba không phải lúc nào cũng đ-ợc chào đón, nh-ng bở qua những vụ kiện này thì một Hội đồng trọng tài không thể th-ờng xuyên liên kết các đơn kiện với nhau ngay cả khi điều này d-ờng nh- là cần thiết vì công lý. Trong khi đó, đối với tố tụng tòa án, tất cả các bên liên quan có thể đ-ợc hợp nhất trong một vụ kiện.

Thứ t-, các quyết định trọng tài mâu thuẫn: Không có quy định một

quyết định trọng tài về một vấn đề cụ thể hoặc tập hợp các sự kiện cụ thể sẽ ràng buộc đối với các Trọng tài viên đang giải quyết vụ kiện với các vấn đề hoặc sự kiện t-ơng tự. Mỗi quyết định trọng tài có giá trị độc lập riêng biệt.

Có thể thấy rằng, Toà án và Trọng tài là hai ph-ơng thức giải quyết tranh chấp có nhiều điểm t-ơng đồng nh-ng chỉ khác nhau về tính chất công và t-, mỗi ph-ơng thức đều có những -u điểm và hạn chế nhất định, -u điểm của ph-ơng thức này là hạn chế của ph-ơng thức kia và ng-ợc lại. Do đó, mối quan hệ giữa Toà án và Trọng tài là mối quan hệ hợp tác, có ng-ời đã ví quan hệ này nh- một cuộc chạy tiếp sức, mỗi bên đóng một vai trò khác nhau tại các thời điểm khác nhau của tố tụng trọng tài. Trong mối quan hệ này, Toà án cần xem Trọng tài nh- là sự bổ sung không thể thiếu đ-ợc cho vai trò của mình với t- cách là một thể chế của thị tr-ờng, của xã hội và cộng đồng kinh doanh, trong việc thực thi sứ mệnh bảo đảm công lý, dùng công lý để thúc đẩy tiến bộ xã hội và hiệu quả kinh tế. Nếu không, những bất cập cố hữu của Toà án sẽ bộc lộ lâu dài tr-ớc con mắt của công chúng. Vì vậy, về nguyên tắc, không nên có tranh chấp về ranh giới giữa thế giới công của Toà án và thế giới t- của Trọng tài [17].

Xét một cách cụ thể hơn, vai trò của Toà án đối với Trọng tài đ-ợc thể hiện không giống nhau ở từng giai đoạn liên quan đến giải quyết tranh chấp.

Toà án đóng vai trò duy trì công lý, bảo đảm sự tôn trọng thoả thuận trọng tài và ý chỉ của các bên trong việc đ-a vụ tranh chấp ra Trọng tài. Đó là trách nhiệm từ chối thụ lý vụ tranh chấp, nếu một bên cố ý đ-a nó ra Toà án, trừ tr-ờng hợp xét thấy thoả thuận trọng tài vô hiệu và không có giá trị, không thi hành đ-ợc hoặc không có khả năng thi hành.

Cũng ở giai đoạn này, Toà án có vai trò quan trọng trong việc thành lập Hội đồng trọng tài, khi các bên tuy đã có thoả thuận trọng tài nh-ng không đ-a ra đ-ợc thoả thuận thích hợp về việc thành lập Hội đồng trọng tài, hoặc thiếu vắng các quy tắc cần thiết cho việc thành lập Hội đồng trọng tài.

Trong hoạt động trọng tài có một quy định rất quan trọng là quy định về thẩm quyền của thẩm quyền, trong đó có vấn đề kh-ớc từ thẩm quyền của Hội đồng trọng tài. Trong tr-ờng hợp đó, cần có vai trò của Toà án trong việc quyết định h-ớng giải quyết tranh chấp.

Trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp:

Nhân vật trung tâm là các Trọng tài viên. Hội đồng trọng tài và các Trọng tài viên phải chịu trách nhiệm về quá trình tố tụng trọng tài: đ-a ra các thời hạn, tổ chức các phiên họp xét xử, h-ớng dẫn các bên về thủ tục, xem xét các bằng chứng, các dữ kiện, lý lẽ pháp lý mà các bên đ-a ra, ban hành phán quyết trọng tài.

Trong quá trình đó, Hội đồng trọng tài đ-ợc hiểu nh- một thiết chế tài phán thực thụ mà đặc tr-ng và đòi hỏi cơ bản của nó là tính độc lập, khách quan, vô t-, bảo đảm sự tin cậy của các bên tranh chấp. Vì vậy, ở giai đoạn này, mối quan hệ với Toà án không thể đ-ợc quan niệm nh- một sự can thiệp nào đó của Toà án vào quá trình tố tụng. Mọi sự can thiệp hoặc mọi việc làm ảnh h-ởng đến tính chất tài phán độc lập của Trọng tài đều là không hợp pháp. Vì vậy, trong giai đoạn này, chúng ta chỉ có thể nói đến sự hỗ trợ của Toà án đối với Trọng tài: trong việc thu thập chứng cứ, bảo vệ tài sản tranh chấp, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Đây có thể đ-ợc coi là những biện

pháp nhằm bảo đảm để quá trình tố tụng trọng tài đ-ợc tiến hành thuận lợi, có hiệu quả.

Pháp luật của các quốc gia và Luật Mẫu và Quy tắc của UNCITRAL đều đặt ra những tr-ờng hợp theo đó Hội đồng trọng tài có quyền đ-a ra các biện pháp khẩn cấp tạm thời vào bất kỳ thời điểm nào của quá trình tố tụng. Tuy vậy, các biện pháp đó chỉ có thể có hiệu lực đối với các bên tranh chấp mà thôi.

Trong khi đó, ng-ời ta đã xác định đ-ợc các tình huống sau đây, theo đó thẩm quyền của Hội đồng trọng tài không đủ để thực hiện và do đó, cần đến sự hỗ trợ của Toà án, đó là khi:

Thứ nhất, Hội đồng trọng tài không đ-ợc pháp luật quy định là có thẩm

quyền ban hành các biện pháp này. Tr-ờng hợp Việt Nam theo Pháp lệnh Trọng tài năm 2003 là một ví dụ.

Thứ hai, các biện pháp đó cần đ-ợc áp dụng tr-ớc khi Hội đồng trọng

tài đ-ợc thành lập. Trong tr-ờng hợp này th-ờng có hai cách giải quyết: Cách thứ nhất là một Trọng tài thể chế có thể chỉ định một Trọng tài viên ra một lệnh về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, sau đó Trọng tài viên này sẽ không tiếp tục đ-ợc tham gia quá trình giải quyết tranh chấp, nếu biện pháp này là liên quan đến các bên tranh chấp; cách thứ hai là nhờ đến Toà án có thẩm quyền.

Thứ ba, biện pháp khẩn cấp tạm thời liên quan đến bên thứ ba.

Thứ t-, biện pháp khẩn cấp tạm thời có tính quốc tế, cần đến sự hỗ trợ

của công quyền n-ớc ngoài.

Tại giai đoạn thi hành phán quyết trọng tài:

Giai đoạn này cũng cần đến vai trò của Toà án. Sở dĩ nh- vậy là vì, tr-ớc hết cần hiểu phán quyết trọng tài là một bộ phận hợp thành của tài phán. Mặc dù là tài phán t-, nh-ng kết quả của việc thực hiện phán quyết trọng tài có ảnh h-ởng đến trật tự công và lợi ích của các bên trong cộng đồng. Vì lẽ

đó, sự can thiệp của Toà án để cho phán quyết của Trọng tài đ-ợc thực thi trên thực tế là một đòi hỏi của công lý và thể hiện trách nhiệm của cơ quan t- pháp tr-ớc xã hội và ng-ời dân.

ở Việt Nam, Pháp lệnh Trọng tài năm 2003 là văn bản pháp luật đầu tiên ghi nhận vai trò của Toà án đối với hoạt động của các Trung tâm trọng tài về bốn vấn đề sau: Chỉ định Trọng tài viên; Thay đổi Trọng tài viên; áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; Huỷ phán quyết trọng tài.

Tuy nhiên, Pháp lệnh Trọng tài năm 2003 đã có những hạn chế nhất định. Chính vì vậy, Luật Trọng tài đã ra đời để khắc phục những mặt hạn chế của Pháp lệnh Trọng tài năm 2003. Luật đã thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa Trọng tài với Toà án trong toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp của các bên, đ-a ra một loạt các quy định mới nhằm xác định mối quan hệ pháp lý quan trọng này, xác định rõ Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài, từ đó tạo điều kiện để các Tòa án và Hội đồng trọng tài cũng nh- các bên tranh chấp tránh đ-ợc lúng túng trong các tr-ờng hợp cụ thể, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để Trọng tài hoạt động có hiệu quả.

Theo Luật Trọng tài, vai trò hỗ trợ của Toà án đối với Trọng tài đ-ợc xác lập toàn diện và đầy đủ hơn, thể hiện ở những mặt sau:

Thứ nhất, đối với việc thay đổi Trọng tài viên: Theo khoản 3 Điều 43

Luật Trọng tài, Toà án chỉ hỗ trợ việc thay đổi Trọng tài viên trong tr-ờng hợp các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định đ-ợc hoặc nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp.

Thứ hai, vấn đề xem xét khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định

của Hội đồng trọng tài về thẩm quyền: Trong tr-ờng hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài về thẩm quyền thì một hoặc các bên đ-ơng sự có quyền khiếu nại quyết định này ra Toà án. Tr-ờng hợp Toà án quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì các bên đ-ơng sự có quyền khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền theo thủ tục chung.

Thứ ba, về việc triệu tập ng-ời làm chứng: Theo quy định tại Điều 48

Luật Trọng tài thì Hội đồng trọng tài có quyền triệu tập nguời làm chứng đến phiên họp. Nếu nguời làm chứng không đến thì Hội đồng trọng tài có quyền đề nghị Toà án có thẩm quyền triệu tập ng-ời làm chứng đến phiên họp theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Đây là quy định mới của Luật Trọng tài.

Thứ t-, về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: Theo Luật

Trọng tài thì Hội đồng trọng tài có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có một hoặc các bên đ-ơng sự yêu cầu. Đây là quy định mới so với Pháp lệnh Trọng tài năm 2003. Tuy nhiên, cần l-u ý rằng Hội đồng trọng tài chỉ có quyền ra quyết định áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời đ-ợc liệt kê tại Điều 49 của Luật Trọng tài và Hội đồng trọng tài chỉ có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi Hội đồng trọng tài đã thành lập. Các tr-ờng hợp khác do Tòa án thực hiện. Vì vậy, khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, các bên cần l-u ý để gửi đơn yêu cầu tới đúng cơ quan có thẩm quyền. Trên thực tế, Luật Trọng tài đã dự liệu và phân định phạm vi thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời giữa Hội đồng trọng tài và Tòa án nhằm tránh tình trạng xung đột về thẩm quyền, nh-ng vẫn đảm bảo nguyên tắc trong mọi tr-ờng hợp các bên đều có thể làm đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nguyên tắc của Luật là nếu Hội đồng trọng tài đã áp dụng biện pháp

Một phần của tài liệu HỖ TRỢ CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI LUẬN VĂN THS LUẬT 60 38 50 PDF (Trang 25 -32 )

×