Cấu trúc của câu hỏ

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn cơ sở dữ liệu nâng cao NGHIÊN CỨU CƠ SỞ DỮ LIỆU SUY DIỄN VÀ ỨNG DỤNG (Trang 35 - 38)

III. Chương II I: CƠ SỞ DỮ LIỆU SUY DIỄN 1.Giới thiệu chung

9)Cấu trúc của câu hỏ

Để trình bày cấu trúc của câu hỏi người ta sử dụng đồ thị luật Định nghĩa 11: Đồ thị luật (Rule Graph)

Một đồ thị luật đối với câu hỏi q là đồ thị có hướng mà:

Các nút của đồ thị ứng với tập các kí hiệu Literal có mặt trong các luật của q. Cung của đồ thị ứng với quan hệ trước giữa Literal trong thân của luật và Literal có mặt trong đầu của luật đó. Do vậy đồ thị sẽ có cung

Nếu luật này có mặt trong câu hỏi: ai ← …aj …

Chú ý: Việc xây dựng này không tính đến tập các biến và các hằng số có mặt trong các luật đa dạng của câu hỏi này. Thông tin duy nhất người ta dùng là tập các kí hiệu Literal và quan hệ của chúng theo các luật đa dạng.

Ví dụ 1: Xét câu hỏi:

p1(X, Y, Z) ← q1(X, Y), q2(X, Z), q3(Y, Z) p2(A, B) ← p1(A, B), q4(B, A)

Hỏi(B) ← p2(A, B), p3(B, A)

Đồ thị ứng với câu hỏi này là:

Hỏi P3 P2 q4 P1 q3 q2 q1

Đồ thị trên là đồ thị không có chu trình thường được gọi là câu hỏi không đệ quy. Ví dụ 2 : Xét câu hỏi: p1(A, B, C) ← q1(A, B), P2(B, C) p2(X, Y) ← q2(X), p1(X, Y, Z) Hỏi(A, B) ← p1(A, B, C), p2(B, C) Đồ thị ứng với câu hỏi này là:

Hỏi P2 P1 q2 q1

Đồ thị này là đồ thị có chu trình thường được gọi là câu hỏi đệ quy. Kết luận:

• Việc xây dựng cấu trúc của câu hỏi cho phép chúng ta dễ dàng trong việc đánh giá câu hỏi.

• Giữa câu hỏi đệ quy và câu hỏi không đệ quy cũng có nhiều khác nhau ở khía cạnh loại hình câu hỏi trên CSDL. Thực tế cho thấy việc đánh giá câu hỏi đệ quy phức tạp hơn đánh giá câu hỏi thường.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn cơ sở dữ liệu nâng cao NGHIÊN CỨU CƠ SỞ DỮ LIỆU SUY DIỄN VÀ ỨNG DỤNG (Trang 35 - 38)