Nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tỷ giá VND/USD

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN index (Trang 108 - 109)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4.2.4. Nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tỷ giá VND/USD

Tỷ giá là một trong những yếu tố vĩ mô khá phức tạp và nhạy cảm trong điều hành kinh tế vĩ mô. Sự biến động tăng tỷ giá nghĩa là giảm giá đồng nội tệ sẽ có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhưng lại ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa, máy móc… từ nước ngoài và các doanh nghiệp có nhu cầu mua USD trả nợ vay ngân hàng. Ngược lại, tỷ giá giảm sẽ ảnh hưởng giảm xuất khẩu kéo theo cán cân tài khoản vãng lai và dự trữ ngoại hối quốc gia bị ảnh hưởng. Hơn nữa, tỷ giá VND/USD ở Việt Nam trong những năm gần đây dao động với biên độ rất thấp nên tâm lý các nhà đầu

tư rất nhạy cảm với sự nới lỏng biên độ dao động của tỷ giá. Do đó, khi điều hành chính sách tỷ giá phải đặt trong mối quan hệ với các biến kinh tế vĩ mô khác để việc điều chỉnh tỷ giá là phù hợp. Tuy nhiên, về lâu dài Chính Phủ cần hướng đến chính sách tỷ giá theo cung cầu của thị trường hay còn gọi là chính sách tỷ giá thả nổi.

Trong thời gian qua, NHNN cũng đã hết sức nổ lực để chấm dứt tình trạng 2 tỷ giá ở Việt Nam nhưng hiện nay vẫn còn tồn tại. Sự tồn tại tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do sẽ làm cho thị trường ngoại tệ náo động cũng như tỷ giá có những diến biến khó lường và làm cho các chính sách điều hành tỷ giá của Chính Phủ khó phát huy được tác dụng. Do đó, Chính Phủ cần tiếp tục kiên quyết can thiệp xử lý về vấn đề giao dịch đô la trên thị trường tự do để hướng tới việc ổn định tỷ giá. Cụ thể như NHNN nên sử dụng tỷ giá liên ngân hàng làm tỷ giá tham chiếu cho tỷ giá trên thị trường. Lúc đó, tỷ giá niêm yết sẽ phản ánh đúng cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Nhu vậy, tình trạng hai tỷ giá sẽ không còn nữa.

Ngoài ra, NHNN nên cho các doanh nghiệp sử dụng phổ biến các đồng ngoại tệ khác như EUR, GBP, JPY, CAD, CNY,… trong thanh toán quốc tế thay vì phụ thuộc quá nhiều vào một đồng tiền là USD nhằm giảm áp lực lên đồng ngoại tệ này. Việc phụ thuộc vào đồng USD quá nhiều sẽ gây ra rủi ro cho nền kinh tế quốc gia khi đồng tiền này trên thế giới có chiều hướng biến động xấu. Đồng thời cũng khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, quyền chọn…để kết quả hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ổn định hơn, điều này tác động tích cực đến giá cổ phiếu của các công ty này trên TTCK.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN index (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)