Phân tích hàm phản ứng đẩy (Impulse Response Function, IRF)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN index (Trang 71 - 72)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1.2.Phân tích hàm phản ứng đẩy (Impulse Response Function, IRF)

Phân tích hàm phản ứng sẽ giúp đo lường mức độ nhạy cảm của biến VNI với các cú sốc từ các biến trong mô hình. Hàm phản ứng đẩy thể hiện tác động của tất cả các biến trong mô hình khi có một cú sốc xảy ra với một biến còn lại. Phản ứng đẩy được thể hiện trên trục Y, còn trục X thể hiện số thời kỳ kể từ khi có cú sốc xảy ra. Trong bài này, chúng ta lựa chọn phân tích trong khoảng thời gian 24 tháng để thấy được mức độ tác động trong cả ngắn hạn và trung hạn. Kết quả phân tích được trình bày như sau:

Hình 3.1: Kết quả hàm phản ứng đẩy của mô hình

-.2 -.1 .0 .1 .2 .3 .4 .5 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

VNI CPI IIP

SIR EX ROIL

GP

Response of VNI to Cholesky One S.D. Innovations

Kết quả trên cho thấy, VNI chịu tác động từ các cú sốc của chính nó và các biến kinh tế vĩ mô khác trong cả ngắn hạn và trung hạn. Trong đó, VNI chịu tác động từ các cú sốc của chính nó là nhiều nhất và kéo dài trong suốt 24 tháng, đạt cực đại vào tháng thứ 15. Sự tác động của các biến còn lại đều phù hợp với lý thuyết cũng như kết quả mô hình VECM thu được. Các cú sốc trong quá khứ của các biến kinh tế vĩ mô trong mô hình tác động đến chỉ số VNI có xu hướng tăng dần và đạt cực đại vào khoảng tháng thứ 15, sau đó giảm dần và ổn định. Sự phản ứng của VNI trước các cú sốc của nó là rất nhạy, còn đối với các cú sốc của các biến vĩ mô khác thì có phần chậm hơn (nhanh nhất sau 3 tháng).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN index (Trang 71 - 72)