Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN index (Trang 49 - 54)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.2.2. Dữ liệu nghiên cứu

Đề tài này nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô gồm: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), Lãi suất (SIR), Tỷ giá hối đoái VND/USD (EX), Cung tiền (M2), Giá dầu bán lẻ (ROIL) và Chỉ số giá vàng trong nước (GP) đến Chỉ số VN-Index (VNI). Các dữ liệu được tính theo tháng từ tháng 1/2005 đến tháng 09/2014 (117 quan sát) và lấy Logarit để tăng sự ổn định của dữ liệu.

Biến VNI: đại diện cho TTCK Việt Nam và được tính là trung bình của chỉ số VN-Index đóng cửa cuối mỗi ngày giao dịch trong tháng. Điều này giúp

phản ánh chính xác và giảm sai lệch so với việc lấy chỉ số đầu tháng hoặc cuối tháng.

Biến CPI: đại diện cho mức độ lạm phát của nền kinh tế và được xác định bằng chỉ số giá tiêu dùng theo tháng tính trên cơ sở năm gốc là năm 2005. CPI được dự báo sẽ có tác động ngược chiều đối với chỉ số VN-Index giống như kết quả thu được từ các nghiên cứu như: Fama (1991), Mohamed & cộng sự (2009); Khil và Lee (2000); Francis và Tewari (2011)...

Biến IIP: Theo lý thuyết, tăng trưởng GDP mới là biến phù hợp nhất để đại diện cho triển vọng tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, do hạn chế không thu thập được số liệu tăng trưởng GDP theo tháng nên bài nghiên cứu sử dụng chỉ số giá trị sản xuất công nghiệp để thay thế. Trong một vài nghiên cứu trước đây, giá trị sản xuất công nghiệp có tác động dương lên chỉ số VN-Index như: Fama (1981, 1990); Schwert (1990); Chen, Roll & Ross (1986); Levine & Zervos (1996); Khan và Senhadji (2000); Adjasi và Biekpe (2006); Bilson và cộng sự (2001), Humpe và Macmillan (2009)...

Biến SIR: dùng để chỉ lãi suất ngắn hạn và được xác định bằng lãi suât bình quân liên ngân hàng kỳ hạn ba tháng và được lấy trung bình theo tháng. Sở dĩ chọn lãi suất kỳ hạn ba tháng là do trong các kỳ hạn lãi suất giao dịch trên thị trường thì lãi suất kỳ hạn ba tháng có mối quan hệ chặt chẽ với lãi suất đi vay của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Kỳ vọng về dấu của biến SIR đối với VNI là âm, phù hợp với hầu hết các lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm như: Fama (1981); Menike (2006); Sohail và Hussain (2011); Mashayekh và cộng sự (2011).

Biến EX: là biến đại diện cho tỷ giá hối đoái VND/USD và được xác định bằng tỷ giá giao dịch của ngày cuối cùng trong mỗi tháng. Lý do chọn tỷ giá này là do USD là đồng ngoại tệ được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam

trong các hoạt động kinh tế, bên cạnh đó USD còn là cơ sở để các ngân hàng xác định các tỷ giá của ngoại tệ khác trên VND. Có quan điểm cho rằng tồn tại mối quan hệ nghịch biến hai biến EX và VNI như Bilson, Braisford và Hooper (2001). Trong khi đó, nghiên cứu của Gan, Lee, Yong và Zhang (2006) Maysami & các cộng sự (2004) lại tìm thấy mối quan hệ đồng biến. Do đó, kỳ vọng về sự tác động của EX lên VNI là có thể âm hoặc dương.

Biến M2: đại diện cho mức cung tiền. M2 được tính bằng tổng lượng tiền mặt và tiền các ngân hàng thương mại gởi tại ngân hàng trung ương (M1) cộng với chuẩn tệ (tiền gởi tiết kiệm và tiền gởi có kỳ hạn). M1 được coi là coi là đồng tiền có mãnh lực, nó thể hiện tính thanh khoản tức thời của thị trường. Mặc dù M2 kém linh hoạt hơn M1 nhưng sự kiểm soát M2 là rất quan trọng vì tiền gởi tiết kiệm và tiền gởi có kỳ hạn tại ngân hàng là lượng tiền giao dịch tiềm năng, hơn nữa giữa M2 và M1 thường xuyên có sự chuyển hóa lẫn nhau. Theo lý thuyết thì việc tăng M2 sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế, từ đó gây phản ứng tốt lên thị trường chứng khoán. Các nghiên cứu trước đây cũng đưa ra kết quả tương tự: Chen, Roll & Ross (1986); Wong (2005); Mukherjee (1995)…

Biến ROIL: đại diện cho giá dầu bán lẻ trong nước. Được tính theo giá bán lẻ của mặt hàng xăng Mogas 92 vào thời điểm cuối mỗi tháng trên thị trường Việt Nam. Xăng dầu không ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán nhưng nó gián tiếp ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động kinh tế. Do đó, bài nghiên cứu kỳ vọng có tồn tại mối quan hệ giữa hai biến ROIL và VNI. Các nghiên cứu trước đây về vấn đề này cho thấy những kết quả trái chiều. Gan, Lee, Yong & Zhang (2006) cho rằng có quan hệ đồng biến giữa hai biến này. Còn Chen, Roll & Ross (1986) lại không tìm thấy mối quan hệ nào giữa giá dầu và thị trường chứng khoán.

Biến GP: là chỉ số giá vàng trong nước được xác định theo từng tháng. Chỉ số giá vàng là chỉ tiêu tương đối phản ảnh xu hướng và mức độ biến động của giá vàng. Giá vàng được dùng để tính chỉ số giá vàng trong nước là giá bán ra của vàng 99,99%. Vàng đang dần trở thành một kênh đầu tư đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, chính vì thế chỉ số giá vàng cũng được xem là một trong những chỉ số rất đáng được quan tâm, nhất là đối với những nhà đầu tư chứng khoán. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về sự tương quan giữa giá vàng chỉ số giá chứng khoán ở một số nước trên thế giới cho nhiều kết quả khác nhau: nghiên cứu của Pooja Singh (2014), Bhunia & Mukhuti (2013), Yahyazadehfar & Babaie (2012) và Bhunia (2013) trên thị trường chứng khoán Ấn Độ đều cho thấy giá vàng có tác động tiêu cực đến chỉ số giá chứng khoán. Trong khi đó, Kaliyamoorthy & Parithi (2012) trên thị trường Ấn Độ và Buyuksalvarci (2010) trên thị trường Thổ Nhĩ Kỳ lại kết luận rằng không có quan hệ nào giữa giá vàng và chỉ số giá chứng khoán. Tuy nhiên, nghiên cứu của Movahedizadeh (2013) trên thị trường Malaysia thì cho rằng mối quan hệ này là cùng chiều.

Bảng 2.1: Tóm tắt các biến trong mô hình và nguồn thu thập dữ liệu Tên

biến

Mô tả Đơn vị Nguồn

VNI Chỉ số giá thị trường trung bình

tháng trên sàn HOSE.

Điểm Website của Sở giao dịch

chứng khoán TP. HCM.

CPI Chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng. % Website của Tổng cục

thống kê Việt Nam.

IIP Chỉ số sản xuất công nghiệp hàng

tháng.

% Website của Tổng cục

SIR Lãi suất bình quân liên ngân hàng (trung bình tháng) kỳ hạn 3 tháng.

% Website của Ngân hàng

nhà nước Việt Nam.

EX Tỷ giá hối đoái liên ngân hàng (trung

bình tháng) của VND so với USD.

VND/US D

Website của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

M2 Mức cung tiền Tỷ đồng Elibrary trên website của

Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF.

ROI L

Giá xăng bán lẻ vào thời điểm cuối mỗi tháng trên thị trường Việt Nam.

Đồng/lít Website của Hiệp hội

xăng dầu Việt Nam.

GP Chỉ số giá vàng trong nước hàng

tháng

% Website của Tổng cục

thống kê Việt Nam.

Từ những phân tích ở phần trước, tác giả xây dựng bảng kỳ vọng về dấu giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc như sau:

Bảng 2.2: Kỳ vọng tương quan giữa các nhân tố vĩ mô với chỉ số VN-Index. Biến Kỳ vọng Cơ sở lý thuyết và thực nghiệm

CPI _ Fama (1991), Mohamed & cộng sự (2009); Khil và Lee

(2000); Francis và Tewari (2011)...

IIP + Fama (1981, 1990); Schwert (1990); Chen, Roll &

Ross (1986); Levine & Zervos (1996); Khan và Senhadji (2000); Adjasi và Biekpe (2006); Bilson và cộng sự (2001), Humpe và Macmillan (2009)...

SIR _ Fama (1981); French và cộng sự (1987); Menike

(2006); Sohail và Hussain (2011); Mashayekh và cộng sự (2011)…

EX -/+ Bilson, Braisford và Hooper (2001); Gan, Lee, Yong và Zhang (2006); Maysami & các cộng sự (2004)…

M2 + Chen, Roll & Ross (1986); Wong (2005); Mukherjee

(1995)…

ROIL - /+ Gan, Lee, Yong & Zhang (2006); Chen, Roll & Ross (1986)…

GP - Pooja Singh (2014), Bhunia & Mukhuti (2013),

Yahyazadehfar & Babaie (2012), Bhunia (2013)…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN index (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)