Ảnh hưởng của chỉ số giá tiêu dùng đến chỉ số Vn-Index

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN index (Trang 75 - 101)

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.2.1. Ảnh hưởng của chỉ số giá tiêu dùng đến chỉ số Vn-Index

Diễn biến của chỉ số giá tiêu dùng CPI đến chỉ số giá chứng khoán Vn- Index giai đoạn 2005-T9/2014 được trình bày ở hình 3.3 và 3.4 bên dưới.

0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 300.00 0.00 200.00 400.00 600.00 800.00 1000.00 1200.00 01/2005 05/20 05 09/2005 01/2006 05/2006 09/20 06 01/2007 05/2007 09/2007 01/2008 05/2008 09/2008 01/2009 05/2009 09/2009 01/2010 05/2010 09/2010 01/2011 05/2011 09/2011 01/2012 05/2012 09/2012 01/2013 05/2013 09/2013 01/2014 05/2014 09/2014 % Điểm Thời gian

Hình 3.3: Diễn biến CPI và VN-Index giai đoạn 2005-2014

Nhìn từ đồ thị ta thấy trong những năm 2008, 2009, 2011, 2012 chỉ số CPI và VNI diễn biến ngược chiều; còn những năm còn lại thì sự biến động của hai biến này là cùng chiều.

- Năm 2005: ngoại trừ ở tháng 1 và tháng 2 chỉ số CPI tăng vào khoảng 2,5% do ảnh hưởng của Tết Nguyên Đán thì những tháng còn lại CPI tăng chậm ở mức 0,1% đến 0,8 %, kết thúc năm 2005 chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,3% so với năm 2004. Thị trường chứng khoán trong giai đoạn này còn nhiều non nớt, chỉ số VNI biến động quanh ngưỡng 300 điểm và tăng khoảng 13,1% so với năm 2004.

- Năm 2006: trong khi chỉ số CPI vẫn tăng chậm (7,4% so với năm 2005) thì chỉ số VNI lại thể hiện một bước tăng đột biến so với năm 2005 ở mức 95,5%. Ngay những tháng đầu năm 2006, giá chứng khoán đã tăng cao và đến tháng 4/2006 chỉ số VNI đã chạm mốc 600 điểm.

- Năm 2007: thị trường chứng khoán trong giai đoạn này đã có những bước tăng, giảm xen kẽ nhưng nhìn chung giá chứng khoán trên thị trường luôn

4.3% 7.4% 8.3% 23.1% 7.0% 9.0% 18.7% 9.2% 6.7% 3.8% 13.1% 95.5% 95.5% -52.2% -10.3% 12.2% -11.1% -4.2% 18.7% 18.1% -100.0% -50.0% 0.0% 50.0% 100.0% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Hình 3.4: Biến động CPI và VNI giai đoạn 2005-2014

ở mức cao (trung bình đạt 1000 điểm). Chỉ số VNI trong năm 2007 tăng trưởng rất nóng ( 95,5% so với năm 2006) là do sự hứng khởi của các nhà đầu tư trước những thông tin tích cực về kinh tế vĩ mô. Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO không những thu hút vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài vào thị trường chứng khoán mà còn thu hút cả những nhà đầu tư truong nước. Sự diễn biến phức tạp của nền kinh tế cũng làm cho chỉ số CPI giai đoạn này có nhiều biến động mạnh, đỉnh điểm vào tháng 6 và tháng 7 chỉ số này tăng tương ứng 0,9% và 1%.

- Năm 2008: chỉ số CPI và VNI đã thể hiện rõ nét mối qua hệ ngược chiều khi CPI tăng 23,1% còn VNI giảm 52,2%. Đây là năm đầu tiên chỉ số VNI sụt giảm mạnh kể từ sau khi tăng tưởng quá nóng ở giai đoạn trước. Sự tăng trưởng quá nóng này làm cho nền kinh tế trở nên mất kiểm soát và kéo theo chỉ số CPI tăng rất cao, lạm phát đạt kỷ lục trong giai đoạn 2005-2014.

- Năm 2009: Chính Phủ đã nổ lực thực hiện nhiều chính sách nhằm kiềm chế lạm phát và đã đạt được những thành tựu nhất định. Lạm phát tính đến cuối năm 2014 đã giảm còn 7%, đây được xem là một mức lạm phát có thể chấp nhận được dù vẫn ở mức cao so với thế giới. Với đà sụt giảm của năm trước, thị trường chứng khoán tiếp tục hạ nhiệt nhưng mức biến động thấp hơn năm 2008 (còn 10,3%). Tuy nhiên, thanh khoản của thị trường đã dần được cải thiện do số lượng cổ phiếu niêm yết trên thị trường tăng lên.

- Năm 2010: chỉ số CPI gia tăng 9% so với năm trước, cao hơn mức đề ra của Chính Phủ là 7% đã gây áp lực lên nền kinh tế. Tuy nhiên, sự tham gia của một số lượng lớn và phong phú các cổ phiếu trên thị trường đã phần nào hấp dẫn được các nhà đầu tư. Mặc dù không tăng ồ ạt nhưng TTCK năm 2010 đã có những gợn sóng nhẹ làm chỉ số VNI tăng 12,2%.

- Năm 2011: mối tương quan ngược chiều lại một lần nữa lại được thể hiện khi lạm phát đã tăng ở mức 18,7%, cao hơn rất nhiều so với mục tiêu từ

7%-8% của Chính Phủ. Để kiểm chế lạm phát, Chính Phủ đã thực hiện hàng loạt các chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ, trong đó có việc giảm tỷ lệ dư nợ tin dụng phi sản xuất (bao gồm cả cho vay chứng khoán) đã làm cho nguồn vốn đổ vào TTCK giảm 11,1% so với năm 2010, con số sụt giảm này được cho là mạnh nhất trên thế giới trong năm 2011.

- Năm 2012: tình hình kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực hơn trước, lạm phát giảm đáng kể làm cho chỉ số VNI cũng được cải thiện theo. Nhưng nhìn chung, TTCK trong năm 2012 vẫn không có nhiều khởi sắc.

- Năm 2013: lạm phát tiếp tục được kiềm hãm còn 6,7% khi Chính Phủ đã thực hiện thành công các chính sách nhằm thắt chặt tiền tệ. Chỉ số VNI lúc này cũng tăng lên 18,7% so với năm trước, quy mô giao dịch tăng lên và thanh khoản của thị trường được cải thiện rõ rệt.

- 9 tháng đầu năm 2014: chỉ số CPI chỉ tăng 3,8%. Mức tăng nhẹ này đã tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của TTCK. Chỉ só VNI bình quân tăng lên 18,1% so với năm 2013.

Nhận xét về sự ảnh hưởng của chỉ số CPI đến chỉ số VNI

Theo phân tích ở trên trong giai đoạn 2005-2014, nếu chỉ số CPI tăng nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát thì sẽ ảnh hưởng tích cực đến TTCK làm cho chỉ số VNI tăng lên (2005, 2006, 2007, 2010, 2013, 09/2014). Ngược lại, nếu chỉ số CPI tăng quá mức kiểm soát thì điều này lại tác động tiêu cực đến TTCK làm chỉ số VNI giảm xuống (2008, 2009, 2011, 2012).

3.2.2. Ảnh hưởng của chỉ số sản xuất công nghiệp đến chỉ số Vn-Index

Từ biểu đồ ta thấy năm 2005, 2006, 2007, 2010, 2013 và 2014 chỉ số IIP và VNI có diễn biến cùng chiều; những năm còn lại thì mối quan hệ này là ngược chiều.

-Năm 2005: chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 17,2% so với cuối năm 2004. Chỉ số này tăng lên là do tăng cầu sản phẩm công nghiệp sản xuất

0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 0.00 200.00 400.00 600.00 800.00 1000.00 1200.00 01/2005 05/2005 09/2005 01/20 06 05/2006 09/2006 01/2007 05/2007 09/20 07 01/2008 05/2008 09/2008 01/2009 05/20 09 09/2009 01/2010 05/2010 09/2010 01/20 11 05/2011 09/2011 01/2012 05/2012 09/20 12 01/2013 05/2013 09/2013 01/2014 05/20 14 09/2014 % Điểm Thời gian

Hình 3.5: Diễn biến chỉ số IIP và VN-Index giai đoạn 2005-2014

VNI IIP 17.2% 1.6% 1.6% 12.2% 7.1% 10.7% 6.8% 4.3% 6.5% 3.8% 13.1% 95.5% 95.5% -52.2% -10.3% 12.2% -11.1% -4.2% 18.7% 18.1% -100.0% -50.0% 0.0% 50.0% 100.0% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Hình 3.6: Biến động IIP và VNI giai đoạn 2005-2014

trong nước trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Nhà nước đã tăng đầu tư cho các công trình công cộng, kết cấu hạ tầng làm tăng nhu cầu các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm vật liệu xây dựng. Điều này đã thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho TTCK tăng điểm lên 13,1% so với năm trước.

-Năm 2006: chỉ số VNI tăng trưởng vượt bậc đến 95,5% trong khi chỉ số IIP chỉ tăng nhẹ 1,6%. Sản xuất công nghiệp chỉ tăng nhẹ là do lượng dầu thô khai thác, khí đốt và ga hóa lỏng đều giảm 8%, 0,3% và 0,7%. Giai đoạn này TTCK phát triển quá nóng và theo phản ứng bầy đàn nên sự tăng vọt này không theo đúng với tình tình chung của kinh tế vĩ mô nói chung và chỉ số IIP nói riêng.

-Năm 2007: không khác gì so với năm 2006, mối tương quan giữa 2 biến IIP và VNI trong giai đoạn này là cùng chiều và sự tăng mạnh của chỉ số VNI là do sự hưng phấn quá mức của các nhà đầu tư khi có dấu hiệu khả quan về môi trường kinh tế khi Việt Nam gia nhập WTO.

-Năm 2008: chỉ số IIP tăng mạnh 12,2% so với năm 2007, trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng 4%, khu vực ngoài nhà nước tăng 18,8%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,6% nhưng khai thác dầu khí giảm 4,3%. Tuy nhiên, chỉ số VNI lại không tăng lên mà giảm xuống đến mức chóng mặt 52,2%. Sự giảm nhiệt này là do tất yếu của TTCK sau một thời gian tăng trưởng ảo.

-Năm 2009: tương tự như năm 2008, chỉ số IIP và CPI có mối quan hệ ngược chiều nhưng sự đối nghịch có giảm hơn so với năm 2008. Lúc này, chỉ số VNI đã phần nào lấy lại được thăng bằng sau khi bị tụt dốc mạnh, tính thanh khoản đã tăng lên nhưng nhìn chung TTCK vẫn ảm đạm.

-Năm 2010: chỉ số IIP tăng 10,7% so với năm 2009, trong đó kinh tế nhà nước tăng 7,4%, khu vực ngoài nhà nước tăng 14,7% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,2%; trong khi đó dầu mỏ và khí đốt giảm 0,7%.

TTCK vẫn trên đà phục hồi tăng lên 12,2% so với chỉ số giá của năm trước. Tương quan giữa 2 biến là cùng chiều.

-Năm 2011: tốc độ tăng của chỉ số IIP có phần giảm đi, chỉ còn 6,8%. Mặc cho sự tăng tưởng của IIP nhưng vì tình hình lạm phát trong nước vẫn đang ở mức rất cao (18,7%) nên chỉ số VNI vẫn biến động ngược chiều giảm 11,1% so với năm 2010.

-Năm 2012: mặc dù quan hệ giữa IIP và VNI vẫn trái chiều nhưng khoảng cách đã được xích gần lại, cho thấy môi trường kinh tế đã có nhiều cải thiện. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,3% còn chỉ số VNI giảm 4,2%.

-Năm 2013: sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi, nhất là ngành công nghiệp chế biến chế tạo với tỷ trọng lớn đã có sự chuyển biến rõ nét qua các quý. Chỉ số tồn kho, chỉ số tiêu thụ diễn biến theo hướng tích cực làm cho chỉ số IIP tăng lên 6,5% so với năm 2012, trong đó ngành khai khoán tăng 0,7%, công nghiệp chế biến chế tạo tăng 8,8% , sản xuất và phân phối điện tăng 8,7%. Với những chuyển biến tích cực trong tình hình sản xuất công nghiệp đã tác động đến TTCK làm chỉ số VNI tăng 18,7% so với năm 2012.

-9 tháng đầu năm 2014: tình hình kinh tế xã hội tiếp tục được phục hồi. Chỉ số IIP tăng lên 3,8%, trong đó các lĩnh vực và ngành nghề đều cơ bản được cải thiện hơn so với cùng kỳ năm 2013. TTCK vì thế mà đã dần dần khôi phục, đến tháng 9/2014 VNI đạt mức 200 điểm, tăng 18% so với năm 2013.

Nhận xét về sự ảnh hưởng của chỉ số sản xuất công nghiệp đến chỉ số VNI

Qua các phân tích trên, ta thấy tác động của IIP đến VNI trong giai đoạn 2005-2014 là đúng với lý thuyết cũng như kết quả mô hình thu được ngoại trừ năm 2008, 2009, 2011 và 2012. Tuy vậy, mối liên hệ này ở thời điểm năm 2006 và 2007 thể hiện nhiều sự không chắc chắn khi chỉ số IIP tăng rất nhẹ nhưng

TTCK lại phản ứng quá mạnh mẽ. Kết quả này có lẽ giải thích được vì sao hệ số hồi quy của biến IIP trong mô hình lại không đáng tin cậy.

3.2.3. Ảnh hưởng của lãi suất đến chỉ số Vn-Index

0.000 0.200 0.400 0.600 0.800 1.000 1.200 1.400 1.600 0.00 200.00 400.00 600.00 800.00 1000.00 1200.00 01/2005 05/2005 09/2005 01/2006 05/2006 09/2006 01/2007 05/2007 09/2007 01/2008 05/2008 09/2008 01/2009 05/2009 09/2009 01/2010 05/2010 09/2010 01/2011 05/2011 09/20 11 01/2012 05/2012 09/2012 01/20 13 05/2013 09/2013 01/2014 05/2014 09/2014 % Điểm Thời gian

Hình 3.7: Diễn biến Lãi suất và VN-Index giai đoạn 2005-2014

VNI SIR 2.6% 1.3% -2.4% 47.8% -40.1% 18.1% 24.6% -32.8% -31.8% -9.4% 13.1% 95.5% 95.5% -52.2% -10.3% 12.2% -11.1% -4.2% 18.7% 18.1% -100.0% -50.0% 0.0% 50.0% 100.0% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Hình 3.8: Biến động SIR và VNI giai đoạn 2005-2014

Qua đồ thị ta thấy; năm 2007, 2008, 2011, 2013 và 2014 lãi suất và chỉ số VNI diễn biến ngược chiều; những năm còn lại thì mối quan hệ này là cùng chiều.

-Năm 2005: lãi suất nhìn chung ở mức thấp và ít biến động, lãi suất trung bình năm 2005 chỉ tăng 2,6% so với năm 2004. Việc tăng nhẹ lãi suất đã gây kích thích cho TTCK làm chỉ số VNI tăng 13,1%.

-Năm 2006: lãi suất chỉ nhích hơn một chút so với năm 2005 nhưng với xu hướng và tâm lý phấn khích của nhà đầu tư TTCK đã đạt mốc tăng trưởng ấn tượng khi tăng đến 95,5%. Đây là hệ quả của một thời kỳ phát triển quá nóng của TTCK.

-Năm 2007: TTCK đã trải qua nhiều lần điều chỉnh suốt năm 2007, đây là sự điều chỉnh từ nguyên nhân nội tại của TTCK trong giai đoạn phát triển nóng vội chứ không thể hiện nhiều sự tác động của yếu tố lãi suất. Chỉ số VNI đã tăng 95,5% trong khi lãi suất chỉ giảm nhẹ 2,4%.

-Năm 2008: mối tương quan nghịch giữa lãi suất và TTCK đã thể hiện rõ nét khi chỉ số VNI giảm 52,2% còn lãi suất tăng đến 47,8% so với năm trước. Điều này bắt nguồn từ nguyên nhân lạm phát trong năm 2008 quá cao làm cho các ngân hàng phải nâng mức lãi suất huy động của mình; bên cạnh đó TTCK đã phát triển quá nóng, nguy cơ sụp đổ đang rất gần nên Chính Phủ cũng định hướng tăng lãi suất nhằm rút bớt lượng vốn từ chứng khoán để giảm nhiệt cho thị trường. Điều này cho thấy trong năm 2008 việc tăng lãi suất không phải là nguyên nhân quyết định sự biến động của TTCK mà nguyên nhân chính là do hậu quả của sự phát triển quá nóng của TTCK trong giai đoạn trước cũng như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

-Năm 2009: sau giai đoạn biến động và leo thang chưa từng có trong năm 2008 thì đến 6 tháng đầu năm 2009 lãi suất trên thị trường đã dần dần ổn định ở mức lãi suất cơ bản là 7%/năm. Vào thời điểm này, TTCK đã dần tăng

điểm từ mức đáy 235,5 điểm vào ngày 24/02/2009 lên mức 466,8 điểm vào cuối tháng 6/2014. Tuy nhiên, những tháng cuối năm 2009 lãi suất lại diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng lên do quyết định tăng lãi suất cơ bản tử 7% lên 8% của NHNN, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt đẩy lãi suất lên cao tối đa ở mức 10,49%/năm. Diễn biến phức tạp này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên chưa tác động đến TTCK, do đó đến cuối năm 2009 chỉ số VNI vẫn tiếp tục tăng lên đạt mốc 494,77 điểm.

-Năm 2010: lãi suất tiền gởi trong 9 tháng đầu năm được duy trì ở mức 10%-11%/năm, tuy nhiên có sự tăng đột biến vào 3 tháng cuối năm khi lãi suất tăng từ 11% lên 13,88%. Chỉ số VNI dao động với biên độ hẹp từ 450-500 điểm và có xu hướng đi ngang. Điều này cho thấy chỉ số VNI ít biến động khi lãi suất có xu hướng ổn định.

-Năm 2011: có dấu hiệu lặp lại của tình hình lạm phát như năm 2008. Trước tình hình này, Chính Phủ đã thể hiện quyết tâm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô khi ban hành Nghị Quyết 11 vào ngày 24/02/2011 với chủ trương thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và chính sách tài khóa thắt chặt. Theo đó, lãi suất huy động tối đa mà NHNN đặt ra là 14% nhưng thực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN index (Trang 75 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)